Viêm Túi Thừa Đại Tràng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Viêm túi thừa đại tràng gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, trong một số trường hợp tình trạng viêm có khả năng biến chứng nghiêm trọng như áp xe, viêm phúc mạc,…Đây là một trong những căn bệnh về đại tràng nguy hiểm, cần sớm phát hiện và điều trị để phòng tránh các rủi ro không mong muốn, nhất là nguy cơ đe dọa tính mạng người bệnh.

Viêm túi thừa đại tràng là gì?

Đại tràng hay còn gọi ruột già, là bộ phận cuối cùng trong đường tiêu hóa có nhiệm vụ hấp thụ nước, vitamin trong thức ăn. Sau đó, thức ăn đã được tiêu hóa sẽ được chuyến đổi thành phân để đào thải ra khỏi cơ thể. Chúng sẽ được tống ra ngoài khi đến cuối đại tràng thông qua lỗ hậu môn.

Viêm túi thừa đại tràng là gì?
Viêm túi thừa đại tràng là gì?

Theo kết cấu bình thường, vách đại tràng sẽ được phân thành 4 lớp đều nhau, không có vị trị bị lõm sâu. Tuy nhiên, một số người gặp phải tình trạng vách đại tràng xuất hiện cấu trúc lõm, gọi là túi thừa đại tràng. Phần lớn túi thừa của ống tiêu hóa tập trung nhiều ở khu vực đại tràng. Cụ thể có khoảng 95% túi thừa ở đại tràng sigma và phần còn lại ở manh tràng.

Nguyên nhân khiến các túi thừa xuất hiện trong đại tràng thường do áp lực của quá trình co bóp để đào thải phân ra khỏi cơ thể. Tại vị trí niêm mạc đại tràng bị yếu sẽ xảy ra hiện tượng đẩy ra ngoài qua vách ruột. Các túi nhỏ hình thành với kích thước nhỏ khoảng 1-2cm, một số trường hợp túi lớn 5-6cm. Sự xuất hiện của túi thừa khiến đại tràng sigma trở nên dày và hẹp hơn, kéo theo những thay đổi chức năng của cơ quan này.

Đối tượng có túi thừa đại tràng thường ở độ tuổi ngoài 40, hiện nay tỷ lệ ngày càng gia tăng. Tuy nhiên đa số người bệnh sẽ không nhận biết được sự tồn tại của túi thừa nếu không có phản ứng viêm. Tình trạng viêm túi thừa đại tràng là hiện tượng túi thừa bị vi khuẩn xâm nhập, tấn công gây sưng, đỏ. Một số trường hợp có nguy cơ bị nhiễm trùng nghiêm trọng ở túi thừa.

Triệu chứng viêm túi thừa đại tràng

Như đã đề cập, người bệnh không nhận biết đại tràng có túi thừa nếu không xảy ra phản ứng viêm. Đa số bệnh nhân sẽ không có bất kỳ triệu chứng lâm sàng nào để nhận biết sự tồn tại của túi thừa trong đại tràng. Một số ít người bệnh có biểu hiện đau bụng dưới bên trái, kèm theo các triệu chứng như đầy hơi chướng bụng, rối loạn đại tiện,…Tuy nhiên chúng cũng dễ bị nhầm lẫn với nhiều vấn đề tiêu hóa khác.

Triệu chứng viêm túi thừa đại tràng
Người viêm túi thừa đại tràng gặp phải nhiều triệu chứng như đau bụng, rối loại đại tiện,…

Bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ thăm khám nếu cơ thể có những triệu chứng sau đây, chúng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh viêm túi thừa đại tràng:

  • Đau bụng đột ngột ở khu vực bụng dưới, vị trí bên trái. Cơn đau khởi phát từ nhẹ cho đến nặng nề chỉ trong vài ngày.
  • Hiện tượng rối loạn đại tiện, phân thường ở dạng lỏng hoặc gặp tình trạng táo bón.
  • Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, thường xuyên bị buồn nôn, nôn mửa.
  • Thân nhiệt tăng cao, rét run kèm theo hiện tượng đầy hơi chướng bụng khó chịu.
  • Trực tràng có thể bị chảy máu, tuy nhiên triệu chứng này không phổ biến.
  • Người bệnh đi tiểu có cảm giác đau rát, khí hư bất thường ở nữ giới.

Thông thường ở giai đoạn viêm túi thừa nhẹ, người bệnh khó nhận biết thông qua triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn, cơ thể sẽ nhận thấy các cơn đau tăng dần, dữ dội, thân nhiệt tăng trên 38 độ C.

Nguyên nhân gây viêm túi thừa đại tràng

Cho đến hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây viêm túi thừa đại tràng là gì. Một số nghiên cứu đưa ra giả thuyết, việc đại tràng chịu áp lực trong thời gian dài hình thành túi thừa, gặp tác nhân gây hại khiến túi thừa bị nhiễm trùng gây bệnh.

Nguyên nhân gây viêm túi thừa đại tràng
Các yếu tố tăng nguy cơ viêm túi thừa đại tràng là tuổi tác, chế độ dinh dưỡng, stress, béo phì,…

Tuy nhiên, một giả thuyết khác cũng được đưa ra, giả thuyết này cho rằng tình trạng ứ đọng phân ở lỗ hẹp túi thừa là nguyên nhân gây nhiễm trùng, tắc nghẽn miệng túi khiến máu không lưu thông, gây viêm nhiễm. Chúng có thể là nguyên nhân chính gây viêm túi thừa đại tràng, tuy nhiên cũng không thể loại trừ các khả năng bệnh hình thành do những yếu tố sau:

  • Tuổi tác: Người ngoài độ tuổi 40 thường gặp phải tình trạng hình thành túi thừa bất thường bên trong địa tràng. Theo thống kê cho thấy người dưới 30 tuổi ít gặp phải vấn đề này. Do đó, có thể nói yếu tố tuổi tác có mối liên hệ mật thiết. Ngoài ra, tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn so với nữ giới.
  • Thừa cân, béo phì: Cân nặng vượt mức khiến cơ thể gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe. Trong đó, người béo phì có khả năng mắc viêm túi thừa đại tràng cao hơn những người khác.
  • Thói quen hút thuốc lá: Độc tố trong khói thuốc lá là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý cho cơ thể. Không chỉ tác động trực tiếp đến hoạt động của phổi, khói thuốc còn là tác nhân làm khởi phát bệnh tiêu hóa. Trong đó, người thường xuyên hút thuốc có tỷ lệ mắc viêm đại tràng, xuất hiện túi thừa trong đại tràng khác cao.
  • Lười vận động: Cơ thể không thường xuyên vận động, nhất là ngồi hoặc nằm ngay sau khi ăn khiến hệ tiêu hóa bị trì trệ trong việc hấp thụ dinh dưỡng và chuyển hóa thức ăn được tiêu hóa thành phân. Áp lực tiêu hóa khiến đại tràng suy giảm hoạt động, lâu dần hình thành túi thừa. Đây là một trong những yếu tố khiến bạn có khả năng mắc viêm túi thừa cao hơn những người có thói quen thể dục, vận động cơ thể.
  • Chế độ dinh dưỡng: Ăn uống kém khoa học, ăn thiếu chất xơ là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý về tiêu hóa, trong đó có viêm túi thừa đại tràng. Theo thống kê, những nước trong khu vực châu Âu thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn do thói quen ăn uống ít chất xơ nhưng lại ăn nhiều chất béo từ động vật.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc có khả năng gây ra tác dụng phụ làm khởi phát bệnh viêm túi thừa đại tràng. Trong đó có thể kể đến như steroid, opioid, thuốc chống viêm không steroid,…Nhất là khi người bệnh sử dụng quá liều, lạm dụng trong thuốc trong thời gian dài không tuân thủ phác đồ của bác sĩ.

Đây là những yếu tố có khả năng gây bệnh viêm túi thừa đại tràng. Không những thế, chúng còn có thể khiến cơ thể bạn gặp nhiều vấn đề tiêu hóa khác. Do đó, để phòng bệnh, bạn nên điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống hàng ngày. Đồng thời điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh rủi ro gặp tác dụng phụ không mong muốn.

Viêm túi thừa đại tràng có nguy hiểm không?

Viêm túi thừa đại tràng nếu không sớm điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như thủng, rách thành ruột. Chất thải trong đường ruột có thể bị rò rỉ thông qua vết rách vào khoang bụng. Người bệnh phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng sau:

Viêm túi thừa đại tràng có nguy hiểm không?
Viêm nhiễm kéo dài có thể khiến túi thừa đại tràng hoại tử, thủng, gây tràn dịch ổ bụng nguy hiểm
  • Viêm phúc mạc: Viêm túi thừa kéo dài không can thiệp có thể dẫn đến hoại tử túi thừa. Lúc này, các chất tiêu hóa trong đại tràng tràn ra khoang bụng khiến bệnh nhân bị viêm phúc mạc. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm cần được cấp cứu lập tức để làm sạch khoang bụng. Thông thường người bệnh phải phẫu thuật cắt bỏ những phần đại tràng vỡ để bảo vệ tính mạng.
  • Áp xe và viêm tấy lan tỏa: Tình trạng áp xe đại tràng là một trong những biến chứng mà người bệnh có thể gặp phải. Trường hợp ổ áp xe nhỏ, bệnh nhân có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên nếu kích thước của chúng lớn hơn, người bệnh không còn đáp ứng điều trị nội khoa thì bắt buộc bác sĩ phải can thiệp giải phẫu nhằm loại bỏ ổ áp xe, dẫn lưu mủ hoặc cắt bỏ một số mô ruột tổn thương khi cần thiết.
  • Tắc ruột: Đại tràng có thể bị sẹo dưới tác hại của việc túi thừa bị nhiễm trùng. Điều này có thể khiến cơ quan này bị tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn. Nếu chỉ xuất hiện một tắc nghẽn người bệnh có thể không cần phẫu thuật. Tuy nhiên khi tắc nghẽn đại tràng hoàn toàn, lúc này phải cấp cứu ngoại khoa ngay lập tức.
  • Chảy máu túi thừa: Chỉ có khoảng 17% người bệnh viêm túi thừa mãn tính gặp phải biến chứng này. Thường người bệnh không cảm nhận được cơn đau, tình trạng xuất huyết bên trong xuất hiện sau đó tự dừng lại. Tuy nhiên, một số trường hợp hiếm gặp, máu có thể chảy ồ ạt khiến người bệnh bị mất máu, cần cấp cứu ngay.
  • Lỗ rò: Hình thành lỗ rõ bất thường nối giữa đại tràng và bàng quang, ruột non, âm đạo,…Người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như nước tiểu lẫn phân hoặc không khí, đi tiểu có cảm giác đau buốt, âm đạo chảy dịch bất thường.

Viêm túi thừa đột ngột sau một đợt, thống kê được khoảng 14% tỷ lệ bệnh nhân có khả năng bị xuất hiện lỗ rò. Người bệnh thường sẽ được phẫu thuật điều trị biến chứng này để phòng tránh các rủi ro không mong muốn khác.

Chẩn đoán bệnh viêm túi thừa đại tràng

Bác sĩ sẽ thu thập thông tin về triệu chứng, tiểu sử bệnh lý, thuốc đang dùng để đưa ra chẩn đoán bước đầu về tình trạng bạn đang gặp phải. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm kiểm tra để đưa ra kết luận chính xác, đồng thời xây dựng phác đồ điều trị cho người bệnh.

Chẩn đoán bệnh viêm túi thừa đại tràng
Dựa vào tình trạng của mỗi bệnh nhân bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra, xét nghiệm cần thiết

Một số bệnh lý có thể bị nhầm lẫn với các triệu chứng viêm túi thừa đại tràng như viêm ruột thừa, viêm loét dạ dày tá tràng, mang thai ngoài tử cung, hội chứng ruột kích thích,…Do đó, các phương pháp xét nghiệm sẽ được tiến hành để loại bỏ các khả năng khác, xác định bệnh chính xác hơn như:

  • Siêu âm bụng, chụp MRI, CT, X quang để ghi nhận hình ảnh của đường tiêu hóa, phát hiện bất thường nếu có.
  • Nội soi đường tiêu hóa để ghi nhận rõ nét hơn các tổn thương, vị trí ổ viêm, túi thừa đại tràng.
  • Xét nghiệm máu, phân, nước tiểu để phân tích chuyên sâu hơn những vấn đề khác người bệnh có thể mắc phải.
  • Với nữ giới kết hợp khám phụ khoa để loại trừ nguyên nhân gây triệu chứng là bệnh phụ khoa. Siêu âm thai trong trường hợp nghi ngờ mang thai ngoài tử cung hoặc các vấn đề khác.

Sau khi có được kết quả cuối cùng, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân phương án điều trị phù hợp với tình trạng bệnh. Lúc này, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định, đồng thời trao đổi các thắc mắc để bác sĩ hỗ trợ giải đáp nhằm giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.

Điều trị bệnh viêm túi thừa đại tràng

Viêm túi thừa đại tràng nếu không xuất hiện tình trạng biến chứng có thể điều trị tại nhà thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt. Ngoài ra, bác sĩ sẽ kê toa thuốc giúp người bệnh giảm triệu chứng khó chịu, bao gồm thuốc kháng sinh. Trường hợp nặng hơn, người bệnh phải nhập viện điều trị, truyền dịch và kháng sinh qua tĩnh mạch.

Tùy vào tình trạng của từng người bệnh mà hướng điều trị sẽ được chỉ định riêng. Khi cần thiết, bác sĩ sẽ can thiệp phẫu thuật hoặc các biện pháp chuyên sâu nhằm kiểm soát bệnh. Người bệnh tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi chưa được bác sĩ chỉ định điều trị để tránh gặp tác dụng phụ. Dưới đây là các hướng điều trị viêm túi thừa đại tràng thường được áp dụng:

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Sự mất ổn định trong hoạt động tiêu hóa là nguyên nhân hình thành các túi thừa trong đại tràng. Để điều trị tình trạng viêm nhiễm các túi thừa, lúc này bệnh nhân thường được bác sĩ hướng dẫn điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Phương án này được chỉ định cho tình trạng bệnh mới khởi phát, tình trạng viêm chưa có biến chứng.

Điều trị bệnh viêm túi thừa đại tràng
Trường hợp viêm nhẹ có thể điều chỉnh chế độ ăn uống nhằm kiểm soát bệnh tại nhà, kết hợp sử dụng thuốc

Để đại tràng được nghỉ ngơi, giảm áp lực, bệnh nhân có thể được yêu cầu tạm nhịn ăn trong thời gian ngắn hoặc ăn ít trong vài ngày liên tục. Sau đó ăn những món lỏng, dễ tiêu hóa chứa nhiều chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây hoặc rau củ quả cho đến khi cơn đau chấm dứt hẳn.

Sử dụng thuốc Tây

Trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm đau cho bệnh nhân. Đặc biệt là khi túi thừa viêm nhiễm nặng, gây ra các cơn đau đớn khó chịu. Thuốc giảm đau thường được dùng là acetaminophen. Ngoài ra, nếu nghi ngờ người bệnh bị nhiễm trùng, bác sĩ có thể thêm vào đơn thuốc một số dạng kháng sinh như metronidazole, amoxicillin, moxifloxacin,…để điều trị.

Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý dùng thuốc, thay đổi liều lượng để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn. Nhất là nguy cơ lạm dụng hoặc dùng sai cách khiến bệnh viêm túi thừa đại tràng có điều kiện phát sinh biến chứng, gây hại cho sức khỏe và tính mạng.

Phẫu thuật can thiệp

Trường hợp viêm túi thừa đại tràng phức tạp, có dấu hiệu biến chứng, người bệnh không còn đáp ứng điều trị ngoại khoa sẽ được chỉ định can thiệp bằng biện pháp ngoại khoa. Phẫu thuật dẫn lưu áp xe có mủ, cắt bỏ ruột bị nhiễm trùng hoặc sửa chữa lỗ rò,…sẽ được tiến hành dựa trên tình trạng của mỗi người bệnh. Hai loại phẫu thuật thường được áp dụng như:

  • Phẫu thuật cắt bỏ đoạn nhiễm trùng trong túi thừa đại tràng. Tiếp đến bác sĩ sẽ nối đoạn không viêm nhiễm lại với nhau để bảo tồn chức năng của đại tràng. Tùy vào mức độ viêm nhiễm, tổn thương mà bác sĩ sẽ chỉ định mổ hở hay mổ nội soi.
  • Phẫu thuật cắt đoạn nhiễm trùng, sau đó gắn phần lành của đại tràng với lỗ mở trong bụng (lỗ thông). Lúc này chất thải sẽ đi qua lỗ mở vào túi đựng bên ngoài bụng. Sau một khoảng thời gian điều trị, viêm nhiễm cải thiện, bác sĩ sẽ tiếp tục phẫu thuật để tái tạo lại phần ruột đã cắt cho người bệnh.

Việc điều trị mang lại hiệu quả tốt nhất khi bệnh nhân phát hiện sớm và can thiệp bằng biện pháp phù hợp, kết hợp chăm sóc tại nhà. Chính vì thế, nếu bạn nhận thấy cơ thể có triệu chứng bất thường, hãy chủ động đến cơ sở y tế uy tín thăm khám và điều trị. Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đạt được hiệu quả tốt nhất, bảo vệ an toàn sức khỏe.

Biện pháp phòng ngừa viêm túi thừa đại tràng

Viêm túi thừa đại tràng là một trong những chứng bệnh nguy hiểm, không điều trị kịp thời có khả năng gây biến chứng cao. Do đó, các chuyên gia khuyến khích mọi người nên chủ động phòng tránh căn bệnh này. Bạn đọc lưu ý một số vấn đề sau:

Biện pháp phòng ngừa viêm túi thừa đại tràng
Thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện túi thừa đại tràng, phòng ngừa viêm nhiễm
  • Bổ sung chất xơ: Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong phòng và điều trị bệnh. Đối với viêm túi thừa đại tràng, bạn nên chủ động phòng tránh bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, xây dựng lối sống lành mạnh và khoa học hơn. Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, cân bằng dinh dưỡng với nhiều thực phẩm có lợi khác, tránh ăn những món khó tiêu hóa, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ,…
  • Không nhịn đi vệ sinh: Khi có nhu cầu đại tiện hoặc tiểu tiện, bạn nên đi ngay không nên nhịn. Việc nhịn tiểu hoặc đại tiện thường xuyên là nguyên nhân gây rối loạn chức năng đường ruột dẫn đến các bệnh lý đại trực tràng.
  • Kiểm soát tâm lý: Tránh căng thẳng áp lực làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Bạn nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, làm việc và sinh hoạt điều độ. Ngủ đủ giấc, thư giãn đầu óc giúp phòng tránh các vấn đề sức khỏe, trong đó có bệnh đại tràng.
  • Tập luyện thể dục: Tăng cường hoạt động thể chất nhưng đảm bảo tham gia bộ môn thể thao phù hợp, tập luyện với cường độ vừa phải. Thói quen vận động giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tăng cường đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.

Viêm túi thừa đại tràng là bệnh tiêu hóa nguy hiểm, nếu không điều trị sớm có khả năng gây ra nhiều biến chứng. Do đó, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường như đau bụng, rối loạn đại tiểu tiện,…bạn nên chủ động thăm khám y tế. Ngoài ra, khám sức khỏe định kỳ cũng là yếu tố giúp bạn sớm phát hiện các vấn đề sức khỏe, kịp thời điều trị phòng tránh các rủi ro.

Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá bài viết

The post Viêm Túi Thừa Đại Tràng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị appeared first on TradiMec.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Lác Đồng Tiền Ở Trẻ Em: Nguy Hiểm, Nguyên Nhân và Cách Chữa

6 Cách Sử Dụng Ngải Cứu Trị Tràn Dịch Khớp Gối

7 Loại Siro Ho Hiệu Quả Cho Người Lớn