Viêm Da Tiếp Xúc Dị Ứng Ở Mặt: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý

Viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt là vị trí dễ bị dị ứng nhất do đây là vùng da mỏng và nhạy cảm. Bệnh không chỉ khiến người bệnh khó chịu mệt mỏi vì những tổn thương trên da mặt mà còn khiến bạn tự ti và e ngại trong giao tiếp hằng ngày. Các triệu chứng của bệnh thường diễn tiến theo giai đoạn từ nhẹ đến nặng tùy theo mức độ, cơ địa da, cách điều trị và cách chăm sóc hằng ngày. 

Viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt

Bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt là gì?

Viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt là một dạng của bệnh viêm da tiếp xúc nói chung và được hiểu đơn giản là sự phản ứng quá mức của làn với các tác nhân dị ứng. Bệnh xảy ra do da mặt tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân, dị nguyên gây dị ứng, từ đó làm khởi phát quá trình phản ứng quá mức của hệ miễn dịch. Hậu quả của quá trình này là hàng loạt histamine cùng các chất trung gian khác được giải phóng và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu ngoài da.

Ban đầu, các triệu chứng thường bùng phát mạnh mẽ và khu trú trên da mặt. Nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời kết hợp với việc người bệnh vẫn thường xuyên tiếp xúc với tác nhân dị ứng làm kích thích phản ứng toàn thân, tạo điều kiện để tổn thương lây lan rộng hơn sang những vùng da khỏe mạnh.

Hầu hết những trường hợp bị viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt đều có mức độ từ nhẹ đến trung bình, dễ kiểm soát hơn so với viêm da tiếp xúc ở tay chân hay các vùng da khác. Chỉ cần phát hiện sớm và chủ động tiếp nhận điều trị, chăm sóc đúng cách sẽ giúp những tổn thương không lây lan, từ đó dễ dàng kiểm soát các triệu chứng hiệu quả hơn.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt

Thông thường, chỉ khoảng vài tiếng sau khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, trên da mặt sẽ phát sinh những tổn thương. Điển hình với các dấu hiệu nhận biết sau:

  • Gây cảm giác đau rát, ngứa ngáy khó chịu trên da mặt và có xu hướng cào gãi mạnh. Triệu chứng này đặc biệt xuất hiện vào ban đêm, khiến người bệnh mất ngủ.
  • Da phát ban, ửng đỏ, khô ráp, da căng cứng và có cảm giác da mỏng hơn, khi rửa mặt gây ra nóng rát,
  • Da bong tróc vảy thành từng mảng.
  • Xuất hiện mụn nước, mụn mủ li ti mọc san sát nhau ở 2 bên má, cằm, trán.
  • Vài trường hợp còn bị sưng húp mí mắt, nặng hơn những tổn thương còn lan sang các vùng da lân cận như da đầu, 2 bên mang tai, cổ…
Viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt
Mặt bị viêm da tiếp xúc dị ứng gây cảm giác ngứa ngáy, đau rát, châm chích…

Lưu ý: Trên đây là những triệu chứng cơ bản, có thể gặp hoặc không tùy vào từng trường hợp bệnh cụ thể. Bên cạnh đó, hình thái tổn thương viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt còn phụ thuộc vào cơ địa, mức độ nặng nhẹ, nguyên nhân gây bệnh và độ tuổi… Nếu chỉ xuất hiện vài triệu chứng vừa kể trên, bạn hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra chẩn đoán và điều trị.

Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt

Như đã biết, viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt xảy ra do tiếp xúc với các tác nhân dị ứng gây kích thích hệ miễn dịch giải phóng histamine và các chất trung gian gây viêm nhiễm, ngứa ngáy cùng nhiều triệu chứng khó chịu khác trên da mặt.

Theo chuyên gia da liễu, bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt thường được khởi phát khi tiếp xúc với các dị nguyên gây kích ứng như:

  • Tiếp xúc với hóa chất công nghiệp, hóa chất độc hại
  • Do côn trùng cắn hoặc tiếp xúc với nhựa độc từ mủ thực vật
  • Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng, có chứa chất kích ứng mạnh, hương liệu…
  • Dị ứng với một số sản phẩm thuốc bôi ngoài da có chứa thành phần corticoid khiến da khô, bong tróc và dẫn đến phát bệnh.
  • Để da mặt tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu hoặc nhiệt độ, độ ẩm thấp khiến da bị rối loạn hệ miễn dịch.
  • Thường xuyên dùng tay chưa rửa sạch chạm lên mặt.
Viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt
Viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt xảy ra do tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như mỹ phẩm, hóa chất, bụi bẩn…

Bên cạnh những tác nhân trực tiếp cũng có một vài yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng bùng phát bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt như:

  • Những người có tính chất công việc thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường rác thải, hóa chất, khói bụi như nhân viên vệ sinh, thợ nhuộm tóc, công nhân nhà máy… sẽ dễ mắc bệnh hơn người bình thường.
  • Theo nghiên cứu viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt là bệnh có tính di truyền giữa các thành viên trực hệ cùng huyết thống. Nếu có bố hoặc mẹ mắc bệnh thì nguy cơ con cái của họ cũng mang gen bệnh và có thể bùng phát bất kỳ lúc nào.
  • Những người có cơ địa làn da nhạy cảm hoặc có tiền sử mắc một số bệnh da liễu như viêm da cơ địa, viêm da dị ứng hoặc viêm da dầu tiết bã

Viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt có phải căn bệnh nguy hiểm?

Bản chất của viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt là căn bệnh khởi phát chủ yếu do các yếu tố bên ngoài như thời tiết, môi trường và không có khả năng lây lan trực tiếp từ người sang người thông qua việc giao tiếp hay sinh hoạt chung đụng hằng ngày. Tuy nhiên, nếu người bệnh lơ là không điều trị, các tổn thương sẽ nhanh chóng lây lan sang những vùng da lân cận khiến việc điều trị càng khó khăn và phức tạp hơn.

Đặc biệt, da mặt là vùng da cực kỳ mỏng manh và nhạy cảm, khi các tổn thương không được xử lý điều trị ngay từ đầu sẽ có mức độ nặng hơn những vùng da khác và nguy cơ gây biến chứng cao hơn những vùng da khác trên cơ thể.

  • Tình trạng viêm da nặng với các vết thương hở là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công và trú ngụ. Đây là nguyên nhân vì sao chỉ từ một vết thương nhỏ lại biến thành vết sưng viêm to, chứa dịch mủ…
  • Nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra nhiễm trùng huyết, điển hình là vùng da xung quanh mắt, gây ảnh hưởng đến chức năng thị giác và sự hoạt động của các dây thần kinh.
  • Bên cạnh những triệu chứng khó chịu tại chỗ, bệnh còn khiến người bệnh mệt mỏi, sốt nhẹ, rối loạn giấc ngủ…
  • Những tổn thương qua đi để lại các vết sẹo thâm, sẹo lồi, sẹo lõm vĩnh viễn trên da, khó làm mờ, khó phục hồi làn da trở lại như ban đầu khiến người bệnh tự ti, e ngại trong các mối quan hệ giao tiếp.

Biện pháp chẩn đoán viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt

Để đạt được kết quả điều trị bệnh cao, trước hết cần phải tiến hành chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh là gì. Để làm được điều này, bác sĩ sẽ tiến hành các bước chẩn đoán sau:

Viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt
Test dị ứng da giúp bác sĩ có cơ sở chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh
  • Chẩn đoán lâm sàng thông qua quan sát các triệu chứng trên da và thăm hỏi tình trạng sức khỏe, bệnh sử…
  • Test dị ứng da bằng cách để da tiếp xúc với một lượng nhỏ chất gây kích ứng da và quan sát từ 1 – 2 ngày. Nếu xảy ra phản ứng dị ứng chứng tỏ bệnh được khởi phát do những tác nhân bên ngoài. Dựa vào cơ sở này, bác sĩ sẽ xác định chính xác nguyên nhân và đưa ra phương án điều trị phù hợp. Đồng thời, yêu cầu người bệnh cách ly hoàn toàn với tác nhân gây bệnh trong vài ngày để khẳng định chính xác 100% kết quả chẩn đoán.
  • Nếu bị viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt do côn trùng cắn sẽ được chẩn đoán dữa vào các triệu chứng lâm sàng như ngứa ngáy, bỏng rát, đau nhức, da phồng rộp, bọng nước, ửng đỏ thành từng dải…

Chữa trị viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt bằng cách nào?

Theo các chuyên gia da liễu, phần lớn trường hợp bị viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt có thể tự khỏi sau một thời gian chăm sóc nên bạn không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu thấy các triệu chứng không những không thuyên giảm mà ngày càng tăng nặng hơn theo thời gian, hãy cân nhắc thực hiện các biện pháp điều trị sau để kiểm soát tình trạng bệnh.

1. Dùng thuốc Tây trị bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt

Các nhóm thuốc Tây chữa viêm da tiếp xúc nói chung và viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt nói riêng có khả năng cải thiện triệu chứng ngoài da, ngăn ngừa viêm nhiễm, ức chế lây lan các tổn thương… Ưu điểm của thuốc Tây là phát huy hiệu quả cao, nhanh chóng và thuận tiện trong việc sử dụng. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là dễ gây tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng cách.

Sau đây là một số loại thuốc được dùng phổ biến trong điều trị như:

  • Nhóm thuốc bôi chứa thành phần corticoid: Đây là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị hầu hết các bệnh lý da liễu, trong đó có bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt. Công dụng của thuốc là chống viêm, kháng khuẩn, giảm thiểu cảm giác ngứa ngáy và nóng rát trên bề mặt da khá hiệu quả. Tuy nhiên, lạm dụng quá mức có thể gây ra một số tác dụng phụ như làm teo da, mỏng da, da dày sừng…
  • Thuốc uống chứa corticoid: Những người bị viêm da tiếp xúc dị ứng mức độ nặng và có dấu hiệu diễn tiến nặng hơn sẽ được chỉ định sử dụng nhóm thuốc uống corticoid nhằm hỗ trợ cải thiện hiệu quả các triệu chứng bệnh. Nhưng tác dụng phụ của nhóm thuốc này cũng rất nhiều và nghiêm trọng như xuất huyết tiêu hóa, tổn thương xương, suy tuyến thượng thận, hội chứng Cushing..
  • Thuốc kháng histamine: Nhóm thuốc kháng histamine được chỉ định sử dụng phổ biến trong trường hợp bề mặt da bùng phát cơn ngứa ngáy, đau rát dữ dội do viêm da tiếp xúc. Thuốc phát huy tác dụng thông qua cơ chế ức chế hoạt chất histamine H1 – đây là chất trung gian làm kích thích phản ứng dị ứng nhằm  cải thiện hiệu quả các triệu chứng ngoài da. Một số loại thuốc được dùng phổ biến trong nhóm thuốc này như Certirizin, Loratadin, Chlorpheniramine…
  • Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc này thường được chỉ định trong trường hợp bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt bị nhiễm khuẩn, có dấu hiệu bị bội nhiễm. Thuốc này có khả năng ức chế sự phát triển của các nhóm vi khuẩn, nấm men trên bề mặt da. Tuy nhiên, thuốc chỉ được kê đơn sử dụng trong thời gian ngắn từ 5 – 15 ngày tùy vào mức độ viêm nhiễm để giảm thiểu tác dụng phụ.
Viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt
Viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt thường được chỉ định sử dụng nhóm thuốc bôi chứa corticoid để cải thiện triệu chứng

Lưu ý: Trên thực tế, hầu hết các trường hợp bị viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt chỉ cần sử dụng thuốc bôi chứa corticoid là đã cải thiện hiệu quả các triệu chứng bệnh. Rất hiếm trường hợp phải dùng đến thuốc uống corticoid hay thuốc kháng sinh để trị bệnh.

2. Điều trị bằng các biện pháp Đông y

Ngoài Tây y thì chữa trị viêm da tiếp xúc ở mặt bằng Đông y cũng là biện pháp được đông đảo người bệnh áp dụng. Ưu điểm của biện pháp này đó là cải thiện các triệu chứng bệnh viêm da, đồng thời tăng cường hỗ trợ đào thải độc tố từ bên trong, nâng cao sức đề kháng cho da và phòng ngừa nguy cơ tái phát.

Một số bài thuốc Đông y chữa viêm da tiếp xúc phổ biến như:

  • Bài thuốc số 1: Chuẩn bị đầy đủ các loại dược liệu gồm: sài đất, mạch đông, rau má, mạch đông, đan sâm, lá tre, ngân hoa, liên kiều. Đem rửa sạch các vị thuốc trên, cho vào siêu thuốc sắc cùng 500ml nước trên lửa nhỏ, đợi khi nước thuốc cạn xuống còn 1 chén thì tắt bếp. Lọc nước thuốc ra chén và chia làm 2 phần uống hết trong ngày. Kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Bài thuốc số 2: Bài thuốc này với chủ dược là bồ công anh, kết hợp cùng một số loại như sài đất, cam thảo, dây nhẫn đông và thương nhĩ tử. Cho vào siêu thuốc nấu cùng 500ml nước, đợi đến khi nước cạn xuống còn một nửa thì tắt bếp, lọc lấy nước thuốc uống ngày 2 lần. Nên uống khi nước thuốc còn ấm và uống sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút.

3. Áp dụng mẹo chữa viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt tại nhà

Song song với việc dùng thuốc, các chuyên gia da liễu cũng khuyến khích người bệnh áp dụng các mẹo chữa tại nhà để tăng cường hiệu quả điều trị, rút ngắn thời gian điều trị bệnh, giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm

Loại bỏ tác nhân gây dị ứng

Để chữa bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt, đầu tiên bạn cần loại bỏ các tác nhân dị ứng để tránh khởi phát phản ứng quá mức của hệ miễn dịch. Cụ thể một số tác nhân bạn cần tránh như:

  • Không sử dụng hóa chất, mỹ phẩm có chứa thành phần kích ứng lên mặt. Hết sức cân nhắc xem xét kỹ lưỡng trong việc chọn mua các sản phẩm cho da như sữa rửa mặt, kem dưỡng ẩm, kem chống nắng, nước cân bằng da…
  • Che chắn bảo vệ kỹ lưỡng cho làn da khỏi các tác nhân gây dị ứng như lông động vật, ánh nắng mặt trời, nhiệt độ lạnh, phấn hoa, bụi bẩn, nhựa mủ thực vật, các loại côn trùng độc…
  • Trong chế độ ăn uống hằng ngày cần kiêng những loại đồ ăn thức uống có chứa thành phần dễ gây dị ứng như thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, hải sản, thực phẩm có mùi tanh, thức ăn nhanh, rượu bia, cà phê…
  • Nếu bị viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt là do tác dụng phụ của một số loại thuốc Tây, nên nhanh chóng thông báo cho bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý đúng cách.

Chườm lạnh

Khi bùng phát cơn ngứa ngáy, đau rát trên da hãy thực hiện chườm lạnh để giảm ngứa an toàn. Tuyệt đối không nên dùng móng tay hay vật cứng nhọn để cào gãi, chà xát lên da. Dùng một miếng khăn sạch, thấm vào thau nước đá và chườm trực tiếp lên vùng da mặt bị tổn thương.

Nhiệt độ lạnh của nước giúp cắt nhanh tình trạng ngứa ngáy, cải thiện tình trạng viêm nhiễm trên da. Thực hiện cách này thường xuyên còn giúp hạn chế sự lây lan những tổn thương sang các vùng da lân cận và giảm nguy cơ bùng phát nặng.

Viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt
Nhiệt độ lạnh của đá giúp cắt nhanh cơn ngứa ngáy, đau rát trên bề mặt da mà không gây tác dụng phụ

Bôi kem dưỡng ẩm

Người bị viêm da tiếp xúc có làn da khô ráp, căng cứng, dễ bong tróc và suy giảm sức đề kháng, đây là nguy cơ khiến cho da dễ bị tổn thương nặng hơn. Do đó, để giảm nguy cơ viêm nhiễm, bạn nên tạo thói quen dưỡng ẩm hằng ngày bằng các loại kem bôi lành tính, không chứa thành phần kích ứng.

Các chuyên gia khuyến khích sử dụng các loại kem dưỡng ẩm có chứa thành thành Glycerin, Niacinamide, Acid hyaluronic, Zinc, Oats extract… Đây đều là những hoạt chất có tác dụng cấp ẩm, bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho làn da, từ đó cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, khô ráp, bong tróc, sưng tấy, viêm đỏ…

Đắp mặt nạ từ dược liệu tự nhiên

Ngoài bôi kem dưỡng ẩm, còn một cách hiệu quả khác để chăm sóc da là tận dụng các loại dược liệu thiên để làm mặt nạ. Mẹo này có tác dụng duy trì độ ẩm cần thiết cho làn da, kích thích tái tạo và phục hồi những tế bào da mới, ngăn ngừa những vết sẹo thâm xấu trên da. Bạn có thể áp dụng một số công thức kết hợp làm mặt nạ như:

Mặt nạ sữa chua + yến mạch

Trong yến mạch có hàm lượng cao hoạt chất avenanthramides và axit ferulic có khả năng giảm ngứa ngáy, chống oxy hóa và phục hồi lớp màng bảo vệ da. Còn sữa chua có tác dụng cấp ẩm, làm mềm mịn, loại bỏ tế bào chết và làm da trắng sáng hơn.

Hướng dẫn thực hiện

  • Trộn đều bột yến mạch và sữa chua theo tỷ lệ 1:2
  • Vệ sinh vùng da mặt bị tổn thương, thoa đều hỗn hợp đã trộn lên da và đợi khoảng 10 phút cho da nghỉ.
  • Sau đó, dùng tay massage nhẹ nhàng da mặt để hỗ trợ loại bỏ các mảng vảy da do viêm da và rửa lại bằng nước mát.

Mặt nạ từ bơ và mật ong

Bơ và mật ong đều là những nguyên liệu được biết đến với khả năng cấp ẩm, làm da mềm mịn, trắng sáng, giảm ngứa ngáy và ngăn ngừa hình thành sẹo thâm. Chỉ cần kiên trì áp dụng công thức mặt nạ này sẽ giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng bệnh viêm da tiếp xúc ở mặt.

Hướng dẫn thực hiện

  • Chuẩn bị 1/4 quả bơ, 2 thìa cà phê mật ong. Đem nghiền bơ cho nhuyễn nhừ, cho mật ong vào trộn đều lên.
  • Vệ sinh da mặt bằng sữa rửa mặt và bôi hỗn hợp bơ mật ong này lên da, để yên trong khoảng 15 – 20 phút.
  • Massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất thẩm thấu vào sâu trong da và rửa lại bằng nước mát.

Mặt nạ nha đam

Gel nha đam được biết đến với nhiều đặc tính có lợi cho làn da, điển hình là làm mềm da, dưỡng ẩm, giảm ngứa rát, sưng đỏ trên làn da… Theo các chuyên gia, vì trong nha đam có chứa các hoạt chất như axit amin, polyphenol, quercetin cùng với lượngvitamin khoáng chất kích thích phục hồi các tế bào bị tổn thương, hỗ trợ điều hòa hệ miễn dịch và giảm thiểu các phản ứng mẫn cảm thái quá của làn da.

Viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt
Gel nha đam có tác dụng dưỡng ẩm, làm dịu da, giảm ngứa rát và hỗ trợ phục hồi những tổn thương trên da

Hướng dẫn thực hiện

  • Chuẩn bị 1 nhánh nha đam tươi, gọt bỏ phần vỏ xanh và rửa sạch mủ vàng.
  • Dùng muỗng cạo lấy phần gel nha đam thoa đều lên vùng da bị tổn thương.
  • Để da thư giãn trong khoãng 10 phút và rửa sạch lại bằng nước mát.

Hướng dẫn biện pháp phòng ngừa tái phát viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt

Viêm da tiếp xúc dị ứng là bệnh lý da liễu phổ biến, kéo dài dai dẳng và thường xuyên tái đi tái lại gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và suy giảm chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh. Vì vậy, bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị y tế, bạn cần chủ động tuân thủ các biện pháp chăm sóc phòng ngừa sau:

  • Lưu ý trong việc sử dụng những sản phẩm vệ sinh da mặt như rửa rửa mặt, toner có chứa thanh phần dịu nhẹ, không chứa hương liệu, không gây kích ứng cho da.
  • Rửa sạch da bằng nước sạch ngay sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Bên cạnh đó, rửa mặt bằng nước ấm 2 lần/ ngày và massage nhẹ nhàng để loại bỏ bụi bẩn, sữa rửa mặt hay dầu thừa còn bám trên bề mặt da.
  • Chú ý che chắn cẩn thận, bôi kem chống nắng hằng ngày và không để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
  • Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với chất dị ứng từ nhiều hình thức như thực phẩm, lông chó mèo, kim loại, nhiệt độ, khói bụi…
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ưu tiên các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, điển hình là vitamin A, B, C, D, E.. từ bông cải xanh, rau bó xôi, cà rốt, cam, bưởi, xoài… Kiêng các loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, món ăn lạ, đồ ngọt…
  • Đồng thời, tập luyện vận động hằng ngày và điều chỉnh lịch sinh hoạt phù hợp để tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng chống lại mọi bệnh tật. Lưu ý nếu da đổ nhiều mồ hôi phải tiến hành rửa bằng nước mát để giảm ngứa ngáy.
  • Cân nhắc sử dụng máy lọc không khí hoặc trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà để tránh những tác nhân gây hại cho làn da.
Viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt
Rửa mặt hằng ngày bằng sửa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa chất kích ứng, phòng ngừa tái phát viêm da tiếp xúc dị ứng

Viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt cũng tương tự như những căn bệnh da liễu khác. Bệnh khá lành tính, không quá khó để điều trị triệu chứng nếu được xử lý và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ nhanh chóng diễn tiến thành mạn tính, lây lan trên diện rộng và gây ảnh hưởng tiêu cực đến ngoại hình, chất lượng cuộc sống. Vì vậy, tốt nhất bạn nên thăm khám tại bệnh viện càng sớm càng tốt để được tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Có thể bạn quan tâm

Đánh giá bài viết

The post Viêm Da Tiếp Xúc Dị Ứng Ở Mặt: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý appeared first on TradiMec.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Lác Đồng Tiền Ở Trẻ Em: Nguy Hiểm, Nguyên Nhân và Cách Chữa

6 Cách Sử Dụng Ngải Cứu Trị Tràn Dịch Khớp Gối

7 Loại Siro Ho Hiệu Quả Cho Người Lớn