Viêm Da Dị Ứng Tiếp Xúc Có Lây Không? Lây Như Thế Nào?

Viêm da dị ứng tiếp xúc có lây không và lây như thế nào là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi đã có rất nhiều trường hợp các thành viên trong cùng gia đình mắc cùng một bệnh. Để giải đáp được thắc mắc này cũng như nắm được cách xử lý đúng đắn, hãy tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây. 

Viêm da dị ứng tiếp xúc có lây không?
Viêm da dị ứng tiếp xúc đặc trưng với các triệu chứng như nổi mụn nước, da khô bong tróc, ngứa ngáy khó chịu

Viêm da dị ứng tiếp xúc có lây không?

viêm da dị ứng tiếp xúc là một dạng của bệnh viêm da tiếp xúc, là tình trạng da khởi phát các triệu chứng dị ứng do tiếp xúc với một số tác nhân từ thời tiết, môi trường sống xung quanh như hóa chất công nghiệp, nguồn nước bẩn, rác thải sinh hoạt, mủ thực vật, nọc độc côn trùng, phấn hoa, lông động vật, sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng, đồ trang sức kim loại…

Các triệu chứng viêm da tiếp xúc ở dạng này như: nổi mụn nước, nốt sần sùi, da dày sừng, phát ban, phù nề… gây ngứa ngáy dữ dội và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày cũng như giảm tính thẩm mỹ, ngoại hình cùa người bệnh.

So với những căn bệnh da liễu khác như vảy nến, á sừng, tổ đỉa, viêm da cơ địa… thì viêm da dị ứng tiếp xúc là căn bệnh được đánh giá khá lành tính và không quá nguy hiểm. Bệnh chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu trên bề mặt và nhanh chóng biến mất nếu được điều trị kịp thời.

Tuy nhiên, nếu không điều trị sớm và đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng toàn thân khác, phổ biến nhất là viêm da tiếp xúc bội nhiễm với dấu hiệu viêm nhiễm, lở loét, sốt cao, chán ăn, sụt cân, mệt mỏi, mất ngủ…  Biến chứng này có thể được kiểm soát nếu người bệnh tuân thủ thực hiện theo phác đồ của bác sĩ.

Vậy viêm da dị ứng tiếp xúc có lây không? Theo các chuyên gia da liễu, viêm da dị ứng tiếp xúc là căn bệnh không có khả năng lây nhiễm từ người sang người, kể cả khi tiếp xúc với dịch mủ tại vùng da bị tổn thương.

Viêm da dị ứng tiếp xúc có lây không?
Những tổn thương do viêm da dị ứng tiếp xúc không lây nhiễm sang người khác dù dưới bất kỳ hình thức nào

Lý giải điều này là do nguyên nhân gây viêm da dị ứng tiếp xúc xuất phát từ các tác nhân kích ứng bên ngoài, không liên quan đến virus, vi khuẩn hay nấm men. Vì vậy, việc cách ly người bệnh hay tránh xa là điều không cần thiết, điều này sẽ khiến người bệnh càng tự ti hơn, stress và làm bùng phát mạnh hơn các triệu chứng bệnh.

Dù không lây lan nhưng bệnh lại có tính chất di truyền. Vì vậy, nếu trong cùng một gia đình hoặc có cùng chung huyết thống mà mắc cùng một bệnh da liễu chính là do nguyên nhân này gây ra. Bên cạnh đó, dù bệnh không thể lây cho những người xung quanh nhưng các tổn thương lại có thể nhanh chóng lây lan diện rộng trên chính cơ thể của bạn.

Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, ức chế quá trình lây lan, bệnh sẽ càng diễn tiến nghiêm trọng hơn, phức tạp và gây khó khăn trong việc điều trị. Vì vậy, ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường trên da, người bệnh nên có biện pháp điều trị phù hợp dù bệnh nặng hay nhẹ. Tốt nhất nên thăm khám tại bệnh viện chuyên khoa da liễu để được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn hướng điều trị đúng đắn.

Cách điều trị viêm da dị ứng tiếp xúc

Tuy viêm da tiếp xúc gây dị ứng da không phải căn bệnh nguy hiểm nhưng người bệnh vẫn cần khẩn trương đánh giá tình trạng bệnh dựa trên các triệu chứng và chủ động điều trị theo trình tự các bước sau:

1. Loại bỏ tác nhân dị nguyên và làm sạch da

Nếu nhận thấy sau khi tiếp xúc với các tác nhân như mỹ phẩm, hóa chất, kim loại… thì ngay lập tức hoặc vài giờ sau đó trên da bùng phát các triệu chứng như da ửng đỏ, phát ban, ngứa ngáy… thì hãy tạm thời loại bỏ các chất dị ứng đó. Đồng thời, tiến hành rửa vùng da bị dị ứng bằng nước muối sinh lý hoặc các loại dung dịch sát khuẩn thông dụng.

Viêm da dị ứng tiếp xúc có lây không?
Làm sạch vùng da tiếp xúc với tác nhân dị ứng là bước quan trong không thể bỏ qua trong điều trị viêm da dị ứng tiếp xúc

Đây là bước quan trọng không được bỏ qua vì chỉ khi loại bỏ được yếu tố dị nguyên và vệ sinh da mới có thể làm dịu da và ức chế giảm thiểu tối đa mức độ tổn thương trên da. Đối với những vùng da khuất tầm nhìn và tay không chạm được đến, bạn có thể áp dụng dung dịch diệt khuẩn lên vùng da bị tổn thương hoặc tắm gội bằng sản phẩm có đặc tính sát khuẩn nhưng vẫn đảm bảo dịu nhẹ cho làn da.

2. Bôi thuốc nhằm cải thiện triệu chứng ngoài da

Sử dụng thuốc Tây luôn là “thượng sách” đối với các bệnh lý da liễu và đối với bệnh viêm da tiếp xúc cũng vậy. Thuốc Tây, đặc biệt là nhóm thuốc bôi được ưu tiên sử dụng phổ biến để cải thiện triệu chứng bệnh mức độ nhẹ với ưu điểm hiệu quả, nhanh chóng và tiện lợi. Còn những trường hợp bệnh nặng, có dấu hiệu nhiễm trùng, bội nhiễm thì nhóm các loại thuốc uống sẽ được ưu tiên hơn.

Một số loại thuốc bạn có thể tham khảo sử dụng như:

  • Các loại dung dịch sát khuẩn, diệt trùng và giảm ngứa nhẹ trên da như dung dịch jarish, hồ nước, thuốc tím, kẽm oxide…
  • Thuốc bôi chứa thành phần corticoid, điển hình như Hydrocortisone 1% có khả năng kháng viêm, chống khuẩn và ức chế sự phát triển của các ổ vi khuẩn. Đồng thời, thuốc còn có tác dụng giảm ngứa ngáy và phòng ngừa nhiễm trùng bội nhiễm.
  • Các loại thuốc dạng kem bôi có tác dụng dưỡng ẩm và hỗ trợ phục hồi da như vitamin E, Panthenol, Glycerin…
  • Thuốc kháng histamine được chỉ định sử dụng trong trường hợp viêm da dị ứng tiếp xúc có dấu hiệu viêm da và gây ngứa ngáy dữ dội. Một vài loại thuốc phổ biến trong nhóm này như Claritin, Benadryl…
  • Thuốc kháng sinh dạng uống chỉ được kê đơn khi những tổn thương trên da đã chuyển sang mạn tính và bị bội nhiễm.
Viêm da dị ứng tiếp xúc có lây không?
Bôi thuốc có tác dụng giảm thiểu triệu chứng như giảm ngứa, diệt khuẩn và ngăn chặn các tổn thương lây lan

Lưu ý: Trên đây đều là những nhóm thuốc thường được dùng phổ biến trong điều trị các bệnh lý da liễu nói chung, bao gồm cả bệnh viêm da tiếp xúc. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần tuân thủ toa thuốc cũng như hướng dẫn sử dụng của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc ngoài hay tăng liều giảm liều để tránh làm giảm hiệu quả của thuốc hoặc gây ra những tác dụng phụ ngoài ý muốn.

3. Áp dụng các mẹo dân gian điều trị tại nhà

Song song với việc dùng thuốc điều trị bệnh, bạn cũng có thể kết hợp áp dụng các mẹo dân gian, sử dụng các loại dược liệu sẵn có trong tự nhiên để tăng khả năng cải thiện triệu chứng bệnh. Theo y học dân gian truyền lại, một số loại lá sau được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh viêm da tiếp xúc như:

Lá trà xanh

Nếu là người am hiểu về dược liệu, chắc chắn sẽ biết những lợi ích tuyệt vời của lá trà xanh đối với sức khỏe con người. Lá trà xanh vốn có đặc tính kháng viêm, chống khuẩn tự nhiên, từ đó giúp ức chế sự hình thành và phát triển của các ổ vi khuẩn, virus, nấm trên da, từ đó cải thiện hiệu quả các triệu chứng bệnh.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị một nắm lá trà xanh tươi, rửa sạch bằng nước trước, sau đó cho vào thau nước muối pha loãng để loại bỏ hết vi khuẩn, bụi bẩn trong vòng 15 phút.
  • Đun sôi nồi nước 3 lít và cho lá trà xanh vào nấu, khi nước sôi bùng lên thì cho vào 1 thìa muối biển, nấu thêm 5 phút thì tắt bếp.
  • Đổ nước ra thau, hòa thêm một ít nước lạng để điều chỉnh nhiệt độ nước vừa phải và dùng để tắm.

Lá khế

Đây là loại lá dễ dàng tìm thấy ở những vùng nông thôn hoặc tìm mua với chi phí rẻ. Trong lá khế có chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, chống khuẩn tự nhiên cực kỳ tốt, đem lại hiệu quả cao mà vẫn rất an toàn, lành tính cho làn da.

Cách thực hiện

  • Rửa sạch lá khế bằng nước sạch và ngâm nước muối để đảm bảo sạch tuyệt đối.
  • Cho vào nồi nước sôi 3 lít và nấu trên lửa vừa, khi thấy nước trong nồi ngả sang màu nâu thì tắt bếp.
  • Đổ hết nước ra thau, đợi cho nguội bớt hoặc thêm vào một ít nước lạnh để nước hơi ấm.
  • Dùng để ngâm rửa vùng da bị tổn thương hoặc tắm đều được.
Viêm da dị ứng tiếp xúc có lây không?
Lá khế có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm da tiếp xúc hiệu quả, lành tính

Lá trầu không

Cũng tương tự như 2 loại lá trên, lá trầu không được biết đến với khả năng tiêu viêm, sát trùng tự nhiên mà không gây tác dụng phụ cho làn da. Tắm hoặc ngâm rửa vùng da bị tổn thương bằng nước lá trầu không không chỉ giúp cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, đau rát mà còn ngăn ngừa tình trạng lây lan tổn thương trên diện rộng.

Cách thực hiện

  • Rửa sạch từng lá trầu không và ngâm vào thau nước muối pha loãng 15 – 20 phút rồi vớt ra để ráo.
  • Cho lá trầu vào cối giã nhuyễn, cho vào vài hạt muối biển giã cùng để tạo thành hỗn hợp đặc sệt.
  • Rửa sạch vùng da bị tổn thương bằng dụng dịch sát khuẩn thông dụng và lau khô. Thoa đều hỗn hợp này lên da và đợi trong khoảng 20 phút.
  • Khi thấy bã lá khô lại thì gạt bỏ đi, rửa lại da bằng nước mát, thấm bằng khăn bông và bôi kem dưỡng ẩm nếu có.

Lưu ý: Mẹo chữa viêm da dị ứng tiếp xúc bằng các mẹo dân gian mặc dù hiệu quả nhưng chỉ hiệu quả với những trường hợp mắc bệnh nhẹ, chưa xảy ra biến chứng. Vì là biện pháp hỗ trợ điều trị nên phải kiên trì áp dụng trong thời gian dài mới cảm nhận được hiệu quả.

4. Chú ý chăm sóc, bảo vệ da mọi lúc mọi nơi

Làn da bị viêm da dị ứng tiếp xúc rất yếu, giảm hệ miễn dịch và đang trong quá trình phục hồi dần dần nếu tuân thủ thực hiện các biện pháp điều trị tích cực. Vì vậy, song song với việc điều trị bằng thuốc, mẹo dân gian, người bệnh cần phải vạch ra một kế hoạch chăm sóc da đúng chuẩn hằng ngày.

Làm được điều này sẽ hỗ trợ thúc đẩy cơ chế tự làm lành tổn thương của cơ thể, đồng thời nâng cao sức đề kháng cho làn da:

  • Không dùng tay hay các vật cứng nhọn cào gãi lên vùng da bị tổn thương để tránh tạo ra vết thương hở và tăng nguy cơ bội nhiễm.
  • Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các tác nhân dị ứng khi đang trong quá trình điều trị bệnh.
  • Tắm gội thường xuyên, giữ vệ sinh cho da, chỉ dùng những sản phẩm dịu nhẹ để bảo vệ da khỏi các tác nhân dị ứng.
  • Bôi kem dưỡng ẩm đều đặn, lưu ý chỉ dùng khi những tổn thương trên da đã khô lại để giảm khô ráp, bong tróc và hỗ trợ phục hồi nhanh hơn.
  • Ưu tiên mặc những loại quần áo có chất liệu thấm hút mồ hôi, rộng rãi và không bó sát vào da. Vì ma sát quá mức sẽ vô tình làm tăng nặng mức độ tổn thương, dễ nhiễm trùng hơn.
  • Trong chế độ sinh hoạt hằng ngày, nên tránh những hoạt động khiến da ra nhiều mồ hôi.
  • Còn đối với thực đơn ăn uống, nên tránh những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, thực phẩm có mùi tanh hôi, chất kích thích, thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, thức ăn đóng hộp…

Hướng dẫn các cách phòng ngừa hiệu quả

Hầu hết các căn bệnh da liễu đều có đặc điểm tái đi tái lại dù không có khả năng lây lan và bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc cũng không ngoại lệ. Vì vậy, việc chủ động tuân thủ thực hiện các biện pháp phòng ngừa là cách hiệu quả nhất để bạn tránh khỏi căn bệnh này:

  • Luôn luôn giữ cho nhà cửa, đồ dùng sạch sẽ, đặc biệt những không gian sinh hoạt thường xuyên như phòng ngủ, phòng khách, phòng bếp, phòng tắm… Tốt nhất nên thực hiện khử trùng định kỳ vài lần trong năm để loại bỏ các tác nhân dị ứng đang trú ẩn xung quanh.
  • Nếu tính chất công việc bắt buộc phải tiếp xúc với chất dị ứng, bạn nên tuân thủ quy định về công tác bảo hộ như mặc quần áo bảo hộ, đeo găng tay, đi ủng…
  • Vào ban đêm nên đóng hết các cửa sổ để tránh sự tấn công của các loại bò sát có độc như rết, kiến ba khoang…
  • Xây dựng thói quen chăm sóc da mỗi ngày, thời điểm tốt nhất là vào buổi tối trước sau khi tắm xong và trước khi đi ngủ. Đây là lúc da dễ hấp thụ dưỡng chất nhất vì còn giữ được độ ẩm tự nhiên sau khi tắm và thư giãn tối đa trong lúc ngủ.
Viêm da dị ứng tiếp xúc có lây không?
Giữ vệ sinh không gian sống, phun diệt khuẩn định kỳ nhằm loại bỏ các ổ vi khuẩn, virus và nấm men có hại cho sức khỏe

Tóm lại, viêm da dị ứng tiếp xúc có lây không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cách xử lý điều trị ngay từ đầu cũng như cách chăm sóc của bạn. Tuy nhiên, việc lây ở đây là lây lan trực tiếp trên cơ thể, vì bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc không có khả năng lây lan từ người sang người. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên chủ quan và lơ là, ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, hãy nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám và điều trị bằng những biện pháp phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Đánh giá bài viết

The post Viêm Da Dị Ứng Tiếp Xúc Có Lây Không? Lây Như Thế Nào? appeared first on TradiMec.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dược Liệu Đinh Hương - Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ Chữa Viêm: Hỗ Trợ Cân Bằng và Sức Khỏe Vùng Kín

Hướng Dẫn Sử Dụng Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ Đúng Cách và Hiệu Quả Nhất