Bệnh Gout (Gút): Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách điều trị

Bệnh gout là một trong các bệnh lý xương khớp diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến sinh hoạt đời sống và sức khỏe của người bệnh. Trường hợp không phát hiện và điều trị đúng cách, bệnh có thể khiến xương khớp dị dạng, phát sinh nhiều biến chứng nguy hại.

Bệnh gout (gút) là gì? Đối tượng nguy cơ

Bệnh gout hay còn gọi là gút, thấp phong là một trong những bệnh lý xương khớp ngày càng phổ biến hiện nay. Theo đó, bệnh hình thành là do quá trình rối loạn chuyển hóa nhân purin làm cho nồng độ acid uric trong máu tăng. Lâu dần, các tinh thể muối urat natri tích tụ lại, lắng động tại các mô và gây viêm, đau xương khớp.

Bệnh gout (gút) là gì? Đối tượng nguy cơ
Bệnh gout là một trong những bệnh lý viêm khớp có xu hướng ngày càng gia tăng hiện nay

Bệnh gout là dạng viêm khớp phổ biến, gây ra nhiều đơn đớn cho bệnh nhân. Vị trí bị tổn thương thường là khớp ngón tay, chân, đầu gối. Không chỉ gây đau, các khớp còn bị sưng đỏ, hạn chế di chuyển, vận động. Theo thống kê, hiện nay trên thế giới có khoảng 35% dân số phải sống chung với chứng bệnh viêm khớp, trong đó có gout.

Gút thuộc dạng viêm khớp vi tinh thể, bùng phát các đợt viêm khớp cấp, tái phát thường xuyên. Tỷ lệ người bệnh là nam giới cao hơn so với nữ giới, độ tuổi trung bình từ 40 – 60 tuổi có nguy cơ cao. Hiện nay, tỷ lệ bệnh nhân mắc gout trẻ hóa dần, người từ 30 tuổi đã có nguy cơ vướng phải chứng bệnh này.

Với tỷ lệ gia tăng thường niên người mắc bệnh gout, các nhà nghiên cứu đã thống kê nhóm đối tượng có nguy cơ cao để đưa ra sớm các biện pháp phòng tránh chứng bệnh này. Dưới đây là những đối tượng có khả năng mắc bệnh cần điều chỉnh, kiểm soát, phòng ngừa kịp thời:

  • Người có thói quen ăn nhiều chất đạm, nhất là ăn nhiều loại hải sản.
  • Người có tuổi tác cao, thừa cân béo phì, nghiện bia rượu trong thời gian dài.
  • Người có tiền sử gia đình bị gout, mắc bệnh thận, suy thận bất thường.
  • Người có tiền sử bệnh tim, tiểu đường, bệnh truyền nhiễm, rối loạn đông máu,…
  • Người mới trải qua phẫu thuật hoặc bị chấn thương xương khớp.
  • Người dùng thuốc gặp phải tác dụng phụ, chẳng hạn thuốc lợi tiểu, hóa trị, aspirin, cyclosporine,… làm suy giảm hệ miễn dịch khiến xương khớp dễ bị viêm nhiễm.

Các giai đoạn phát triển và mức độ nguy hiểm

Bệnh diễn biến theo các giai đoạn. Mỗi giai đoạn triệu chứng sẽ nặng dần. Phát hiện ở giai đoạn càng sớm, tỷ lệ điều trị khỏi càng cao. Dưới đây là các giai đoạn tiến triển của bệnh, bạn đọc cần lưu ý:

Các giai đoạn phát triển và mức độ nguy hiểm
Bệnh tiến triển theo các giai đoạn từ nhẹ đến phát các triệu chứng nặng nề, dai dẳng
  • Giai đoạn 1: Bệnh không gây triệu chứng:

Ở giai đoạn này, nồng độ axit uric trong máu bắt đầu có dấu hiệu thay đổi, mặc dù tăng tuy nhiên vẫn còn trong tầm kiểm soát. Do đó, gần như người bệnh chưa nhận thấy các triệu chứng bất thường nào xuất hiện. Một số trường hợp bệnh nhân sau khi mắc phải sỏi thận mới bắt đầu cảm nhận được sự bất thường đầu tiên do bệnh gout gây ra.

  • Giai đoạn 2: Bệnh bùng phát cấp tính:

Các triệu chứng xảy ra đột ngột, nhất là vào ban đêm nhiệt độ môi trường giảm thấp hoặc sau khi người bệnh uống rượu bia. Cơn đau đớn xuất hiện dữ dội, kèm theo hiện tượng sưng đỏ khớp, đặc biệt là khu vực khớp ngón tay, chân, mắt cá chân và đầu gối. Ngoài ra, một vài khớp khác cũng bị ảnh hưởng. Cơn đau cấp tình thường xảy ra trong khoảng 4 – 10 ngày.

  • Giai đoạn 3: Bệnh kéo dài:

Người bệnh có thể trải qua nhiều đợt bùng phát cấp tính trong một năm đến vài năm. Ở giai đoạn bệnh kéo dài, người bệnh không nhận thấy khớp bị sưng hoặc đau như các giai đoạn ban đầu. Các triệu chứng nhẹ dần trong vài tháng sau đó tiếp tục bùng phát một đợt cấp tính khác.

Mặc dù đau và sưng khớp không xảy ra, tuy nhiên ở giai đoạn này nếu không điều trị, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm, bệnh có khả năng tái phát nhiều lần.

  • Giai đoạn 4: Bệnh chuyển thành mãn tính:

Từ các đợt bùng phát cấp tính liên tục, kéo dài, người bệnh có khả năng đối mặt với nguy cơ mắc bệnh gút mãn tính. Ở giai đoạn này, sự lắng đọng axit uric nhiều hơn, hình thành các nốt được gọi là hạt tophi, chúng tập trung tại ngón chân cái, khuỷu tay hoặc các bộ phần khác trên cơ thể.

Người bệnh sẽ cảm nhận được các cơn đau nhức mãn tính khó chịu. Đây là hệ lụy do việc chủ quan, không điều trị bệnh trong nhiều năm liền. Tổn thương khi phát triển mạnh phải dùng thuốc kiểm soát. Trường hợp trì hoãn điều trị, tình trạng gout nghiêm trọng đe dọa sức khỏe, khả năng vận động của người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh gout

Theo nghiên cứu cho thấy, ở trạng thái bình thường, người khỏe mạnh có nồng độ axit uric trong máu duy trì ở mức ổn định. Cụ thể, nam giới là 210 – 420 umol/L, nữ giới là từ 150 – 350 umol/L. Khi nồng độ này thay đổi, axit uric tăng cao hoặc rối loạn là điều kiện cho bệnh gout hình thành.

Nguyên nhân gây bệnh gout
Bất kỳ khớp nào trên cơ thể cũng có khả năng bị viêm, trong đó tình trạng gout ở tay, chân là khá phổ biến

Các tinh thể urat khi bị dư thừa bắt đầu tích tụ lại trong khớp, giai đoạn đầu như đã đề cập không gây ra nhiều triệu chứng, vì thế người bệnh không nhận biết được sớm. Lúc này, các tinh thể thường rất nhỏ, cứng, sắc nhọn. Khi có điều kiện ma sát với màng hoạt dịch, chúng sẽ gây sưng đau và viêm tại khớp.

Người ta xác định có hai nguyên nhân gây bệnh gout phổ biến nhất là nguyên nhân nguyên phát và thứ phát, cụ thể như sau:

  • Nguyên nhân nguyên phát: Hay còn được gọi là nguyên nhân vô căn, chiếm tỷ lệ gây bệnh cao, nhiều người gặp phải. Yếu tố này liên quan đến tính di truyền và do cơ địa của mỗi người. Theo đó, người bệnh bị gút vô căn sẽ có quá trình tổng hợp purine nội sinh cao, dẫn đến hiện tượng tăng sinh axit uric quá mức. Thông thường người bệnh ở dạng này là người trên 40 tuổi, có thói quen sinh hoạt, ăn uống không đảm bảo.
  • Nguyên nhân thứ phát: Nguyên nhân khiến axit uric trong máu tăng cao là do ảnh hưởng từ bệnh lý khác. Chẳng hạn nhu tình trạng đa hồng cầu, bệnh hodgkin, sarcome hạch, đau tủy xương,…

Cần xác định nguyên nhân gây bệnh để có hướng đều trị phù hợp. Ngay khi bạn nhận thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường nên chủ động đến gặp bác sĩ để khám chữa sớm, phòng ngừa biến chứng.

Triệu chứng nhận biết bệnh gout

Vậy, nhận biết bệnh gout thông qua những triệu chứng nào? Như trên đã nói, đây là một trong số các chứng bệnh viêm khớp phổ biến hiện nay. Bệnh gây ra triệu chứng đặc trưng là các cơn đau dữ dội, khó chịu. Ngoài ra, tùy tình trạng bệnh của mỗi người, triệu chứng sẽ nặng hay nhẹ. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết nguy cơ, bạn đọc cần lưu ý:

  • Cơn đau dữ dội xuất hiện, đặc biệt là ở các vùng như khớp ngón chân cái, mắt cá chân, cổ tay, khuỷu tay, đầu gối. Các khu vực khác như khớp vai, vùng chậu hay khớp háng có xuất hiện tuy nhiên rất ít khi xảy ra. Sau 4 – 12 tiếng khi cơn đau bắt đầu, cường độ đau có thể trở nên nặng nề hơn.
  • Ở các đợt đau cấp tính, cơn đau có thể xuất hiện dữ dội. Sau đó, đau giảm dần thành âm ỉ, tuy nhiên kéo dài hơn trước.
  • Vùng da ở vị trí tổn thương sưng, sờ vào thấy mềm và nóng đỏ.
  • Khi bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn, người bệnh có khả năng khó trở lại sinh hoạt bình thường.

Bệnh gout nguy hiểm như thế nào?

Bệnh gout là bệnh lý xương khớp gây ra nhiều triệu chứng đau mỏi, ngoài ra còn tăng nguy cơ đe dọa khả năng vận động và sức khỏe của người bệnh. Trường hợp không phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể gặp phải nhiều biến chứng, dưới đây là một vài trường hợp:

Bệnh gout nguy hiểm như thế nào?
Người bệnh đối mặt với nhiều rủi ro nếu không sớm phát hiện và điều trị gút đúng cách
  • Gây bệnh sỏi thận, theo thống kê biến chứng này chiếm đến 20% tổng số bệnh nhân mắc bệnh gút. Nguyên nhân là do quá trình tồn đọng tinh thể urat và calci trong cơ thể ngày càng nhiều, tích tụ thành sỏi. Các chức năng của thận lúc này bị ảnh hưởng, nguy cơ tắc nghẽn hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Cầu thận bị suy giảm chức năng lọc.
  • Người bệnh có nguy cơ mắc bệnh tim thiếu máu nếu bệnh gout tiến triển nặng nề.
  • Khớp tổn thương dần hoại tử, dẫn đến tàn phế khi hạt tophi bị vỡ, viêm loét khiến vi khuẩn tấn công.
  • Hẹp động mạch ở người mắc bệnh gút dẫn đến nguy cơ gia tăng tỷ lệ đột quỵ và các vấn đề về tim mạch.
  • Thoái hóa khớp khi tổn thương nặng nề.
  • Người bệnh có khả năng bị ung thư, mắc ung thư tuyến tiền liệt.
  • Một số đối tượng có dấu hiệu bất ổn tinh thần, bị trầm cảm do gout kéo dài không được điều trị.
  • Nam giới mắc bệnh có nguy cơ bị rối loạn cương dương.

Trường hợp bệnh được phát hiện và điều trị sớm, kết hợp với các biện pháp chăm sóc phù hợp có thể phòng tránh được các nguy cơ kể trên. Tuy nhiên giai đoạn khởi phát bệnh khá ít triệu chứng, chỉ đến khi cơn đau cấp tính xuất hiện người bệnh mới nhận diện vấn đề. Do đó, bạn đọc đừng nên chủ quan, thay vào đó hãy chủ động khám chữa càng sớm càng tốt.

Chẩn đoán bệnh gout

Để chẩn đoán chứng bệnh này, bác sĩ sẽ xem xét triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải, kiểm tra thực trạng vị trí bị tổn thương như ở ngón chân, ngón tay,… có bị sưng, đỏ viêm không. Ngoài ra, người bệnh cũng được yêu cầu mô tả cơn đau đã trải qua, tần suất cơn đau xuất hiện, bộ phận bị đau và các dấu hiệu bất thường khác.

Bên cạnh đó, để chẩn đoán chính xác hơn, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm cần thiết khác. Chẳng hạn:

  • Xét nghiệm máu: Phương pháp này có thể giúp bác sĩ kiểm tra được nồng độ axit uric trong cơ thể bệnh nhân, giúp đánh giá mức độ tổn thương và tình trạng bệnh gout mà người bệnh đang gặp phải.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Người bệnh có thể được chỉ định siêu âm, chụp CT, Xquang để xác định tình trạng xương khớp. Tùy dấu hiệu bất thường ở mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp.
  • Kiểm tra dịch khớp: Phương pháp chẩn đoán hiệu quả nhất hiện nay. Bác sĩ sẽ lấy mẫu bệnh phẩm là phần chất lỏng bên trong bao hoạt dịch khớp bị tổn thương, đưa đến phòng thí nghiệm để kiểm tra. Trường hợp khớp có hạt tophi, bác sĩ có thể lấy mẫu bệnh phẩm từ bên trong hạt này.

Người bệnh nên tìm hiểu bệnh viện uy tín, có bác sĩ giỏi thực hiện khám và điều trị bệnh xương khớp. Đồng thời, sau khi có kết quả chẩn đoán bệnh gout, bạn nên chủ động tuân thủ theo hướng dẫn, tránh tự ý dùng thuốc để giảm nguy cơ gặp tác dụng phụ không mong muốn.

Phương pháp điều trị bệnh gout

Điều trị bệnh gout bằng việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, kết hợp sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, đối với trường hợp nặng hơn, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh can thiệp phẫu thuật nhằm loại bỏ và sửa chữa tổn thương ở khớp.

Phương pháp điều trị bệnh gout
Bác sĩ sẽ thăm khám và chẩn đoán, xây dựng phác đồ điều trị phù hợp cho mỗi đối tượng bệnh nhân

Việc điều trị cần đảm bảo theo các nguyên tắc là giúp khắc phục tình trạng viêm nhiễm cấp tính, dự phòng nguy cơ lắng đọng urat, tái phát cơn đau nhức. Dưới đây là các biện pháp thường được áp dụng:

Sử dụng thuốc điều trị

Sử dụng thuốc điều trị bệnh gout là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Bác sĩ sẽ chẩn đoán, xem xét tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và chỉ định loại thuốc phù hợp. Các loại thường dùng là thuốc chống viêm, thuốc làm giảm axit uric máu. Ngoài ra, người bệnh có thể được dùng thêm thuốc ngăn ngừa sản xuất axit uric quá mức hoặc thuốc loại bỏ axit uric. Cụ thể:

  • Thuốc chống viêm: Thường được chỉ định cho các cơn đau cấp tính, tác dụng của thuốc giúp giảm viêm, xoa dịu triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân. Một số loại thường dùng là thuốc chống viêm không chứa steroid, colchicin, và thuốc chứa corticoid. Thận trọng với các tác dụng phụ trong quá trình dùng thuốc.
  • Thuốc giảm axit uric máu: Thuốc thường được chỉ định cho tình trạng viêm khớp mãn tính, mục đích ngăn nguy cơ bệnh tái phát cơn đau cấp tính dữ dội. Một số loại thường dùng như allopurinol-zyloric, febuxostat,…. Thuốc có khả năng gây dị ứng, do đó người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Thuốc giảm sản xuất axit uric: Thuốc được chỉ định nhằm ngăn nguy cơ bệnh gout biến chứng. Tác dụng ức chế hoặc giúp kiểm soát quá trình sản sinh axit uric bên trong cơ thể, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gout, cũng như các biến chứng viêm khớp. Một số loại như febuxostat, allopurinol,… Khi dùng thuốc, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng như buồn nôn, phát ban, giảm chức năng gan, giảm số lượng máu.
  • Thuốc loại bỏ axit uric: Tác dụng của thuốc là giúp tăng uric hiệu và loại bỏ các axit uric trong máu, giảm nguy cơ biến chứng. Người bệnh có thể bị đau dạ dày, sỏi thận, phát ban,… trong quá trình dùng thuốc.

Sử dụng thuốc tân dược theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc bừa bãi. Trường hợp khi dùng gặp phải các biểu hiện bất thường, người bệnh nên thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ xử lý càng sớm càng tốt.

Điều chỉnh dinh dưỡng

Một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp quá trình khắc phục bệnh gout thuận lợi và an toàn hơn. Do đó, bệnh nhân nên xây dựng lại chế độ dinh dưỡng, điều chỉnh một số thói quen ăn uống kém lành mạnh để giúp cơ thể sớm phục hồi, làm lành các tổn thương bên trong. Một số lưu ý như sau:

Phương pháp điều trị bệnh gout
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng kết hợp biện pháp điều trị phù hợp giúp kiểm soát bệnh gout hiệu quả hơn
  • Uống nhiều nước mỗi ngày, bổ sung thêm vitamin C giúp cải thiện sức đề kháng của cơ thể.
  • Lựa chọn nguồn đạm phù hợp, ăn các loại thịt trắng và hạn chế sử dụng thịt đỏ, hải sản để giảm nguy cơ khiến bệnh gout tiến triển nghiêm trọng hơn. Lượng protein nên nạp vào mỗi ngày từ 50 – 100 gram.
  • Ăn nhiều rau củ quả, trái cây tươi, các loại nấm, măng tây,… Sử dụng dầu thực vật thay cho các loại dầu động vật.
  • Bổ sung vào khẩu phần ăn các thực phẩm chứa carbohydrate, tinh bột.
  • Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng các thức uống giúp đào thải các axit uric trong máu dư thừa như nước cam, nước cải bẹ xanh, ăn cherry, dâu tây,…
  • Không nên sử dụng thức uống chứa cồn để bảo vệ sức khỏe, tránh một số loại gia vị như tiêu, ớt cay nóng.

Phẫu thuật điều trị tổn thương

Phương pháp ngoại khoa được áp dụng cho đối tượng bị viêm khớp nặng, có các hạt tophi và nguy cơ phát sinh biến chứng. Phương pháp nhằm loại bỏ các hạt bất thường, đặc biệt là trường hợp hạt tophi có dấu hiệu bội nhiễm, loét, kích thước hạt lớn gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến khả năng vận động.

Can thiệp ngoại khoa tác động trực tiếp vào khu vực viêm nhiễm, tuy nhiên phương pháp này cũng tiềm ẩn các rủi ro nhất định. Do đó, bệnh nhân nên thăm khám, thực hiện tại địa chỉ y tế uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Biện pháp phòng ngừa bệnh gout

Bệnh gout là một trong các bệnh lý viêm khớp phổ biến hiện nay. Bệnh gây ra các cơn đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt đời sống và sức khỏe của người bệnh. Trường hợp chuyển biến nặng, khớp bị tổn thương có khả năng phát sinh biến chứng, cản trở vận động của người bệnh.

Biện pháp phòng ngừa bệnh gout 
Chủ động chăm sóc cơ thể, phòng ngừa bệnh gout nói riêng và bệnh xương khớp nói chung

Do đó, chuyên gia khuyến khích bạn đọc nên chủ động trong việc phòng ngừa chứng bệnh này. Một vài lưu ý như sau:

  • Kiểm soát cân nặng: Cân nặng có liên quan mật thiết đến các vấn đề về xương khớp. Kiểm soát cân nặng hợp lý, duy trì vóc dáng cân đối giúp bạn phòng ngừa các nguy cơ về xương khớp, giảm áp lực lên hệ thống cơ, xương, mô sụn khớp.
  • Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp: Bổ sung cho cơ thể đầy đủ dưỡng chất, cân bằng dinh dưỡng. Hạn chế ăn quá nhiều nguồn thực phẩm giàu purine để phòng nguy cơ mắc bệnh gout. Bên cạnh đó, bạn nên uống nhiều nước, bổ sung chất xơ, cung cấp đạm từ hạt, thịt trắng,… Hạn chế rượu bia, nước ngọt có gas,… thay vào đó bạn có thể uống nước ép trái cây tươi xen kẽ nước lọc.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh: Tập thể dục, chơi thể thao vận động cơ thể, tham gia các hoạt động thể chất lành mạnh và phù hợp là cách giúp bạn ổn định tinh thần, duy trì cân nặng cân đối, tăng đề kháng tự nhiên cho cơ thể. Kết hợp điều chỉnh thói quen sống, ngủ đúng giờ, giảm stress, khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe nói chung và xương khớp nói riêng.

Trên đây là một vài thông tin về bệnh gout, bạn đọc có thể tham khảo. Trường hợp bệnh tiến triển nghiêm trọng không được khắc phục, một thời gian có thể phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường.

5/5 - (1 bình chọn)

The post Bệnh Gout (Gút): Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách điều trị appeared first on TradiMec.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Lác Đồng Tiền Ở Trẻ Em: Nguy Hiểm, Nguyên Nhân và Cách Chữa

6 Cách Sử Dụng Ngải Cứu Trị Tràn Dịch Khớp Gối

7 Loại Siro Ho Hiệu Quả Cho Người Lớn