14 Cách Chữa Bệnh Gout Tại Nhà Giúp Giảm Đau – Mẹo hay

Các cách chữa bệnh gout tại nhà được nhiều người bệnh áp dụng bên cạnh biện pháp điều trị y tế. Cách chữa này có tác dụng cải thiện cơn đau nhức, cải thiện chức năng vận động và hạn chế lạm dụng tân dược. Tuy nhiên, chữa bệnh gout tại nhà chỉ phù hợp các trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ.

Hướng dẫn 14 cách chữa bệnh gout tại nhà dễ thực hiện

Bệnh gout hay thống phong đề cập đến quá trình rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận. Từ đó, làm giảm khả năng lọc trừ acid uric trong máu. Acid uric thường vô hại, đây là sản phẩm của quá trình chuyển hóa được hình thành trong cơ thể, được đào thải ra ngoài qua nước tiểu và phân.

14 Cách Chữa Bệnh Gout Tại Nhà Giúp Giảm Đau - Mẹo hay
Các cách chữa bệnh gout tại nhà được nhiều người bệnh áp dụng bên cạnh biện pháp điều trị y tế

Ở người mắc bệnh gout, lượng acid uric không được đào thải ra ngoài hoàn toàn và đọng lại trong máu. Theo đó, khi nồng độ acid uric quá cao có thể kết tủa và hình thành những tinh thể muối urat. Các tinh thể này thường tập trung ở khớp, gây sưng đau, viêm đỏ. Bệnh lý đặc trưng bởi các đợt viêm khớp cấp tái phát gây đau đột ngột, các khớp bị sưng đỏ.

Bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị y tế theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nhiều người bệnh còn tìm đến các cách chữa bệnh gout tại nhà để cải thiện tình trạng đau nhức và một số biểu hiện đi kèm. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp hạn chế tình trạng lạm dụng tân dược, ảnh hưởng đến chức năng nội tạng.

Tuy nhiên, chữa bệnh gout tại nhà chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ. Trường hợp các triệu chứng do bệnh lý gây ra chuyển biến nặng, người bệnh cần can thiệp điều trị y tế để kiểm soát bệnh.

Dưới đây là một số cách chữa bệnh gout tại nhà được áp dụng phổ biến:

1. Massage giúp giảm đau do bệnh gout gây ra

Thực tế nhận thấy, bệnh gout thường kích hoạt các cơn đau đột ngột và gây khó chịu. Nhất là cơn đau kích hoạt vào ban đêm gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, mất ngủ, khó ngủ.

Để cải thiện triệu chứng, người bệnh áp thể áp dụng liệu pháp massage tại nhà. Việc massage đúng cách có thể giúp tăng cường tuần hoàn máu, kéo giãn gân cơ. Đồng thời giúp giải phóng các rễ thần kinh bị tinh thể muối urat chèn ép.

Massage giúp giảm đau do bệnh gout gây ra
Để cải thiện triệu chứng, người bệnh áp thể áp dụng liệu pháp massage tại nhà

Theo đó, người bệnh dùng lực ở bàn tay, ngón tay nhẹ nhàng xoa bóp khu vực bị đau theo chuyển động tròn. Tác động từ nông đến sâu, từ nhẹ đến mạnh dần và từ gần tới xa để cải thiện cơn đau hiệu quả. Tránh dùng lực quá mạnh và đột ngột vì có thể gây tổn thương, bầm tím mô và khiến cơ đau trở nên nặng nề hơn.

2. Uống đủ nước

Theo các chuyên gia, việc bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày giúp kích thích đi tiểu nhiều hơn. Điều này đóng vai trò quan trọng đối với người bị bệnh gout. Nguyên do là uống nhiều nước sẽ hỗ trợ tăng khả năng thải trừ acid uric thông qua thận.

Thông thường, mỗi người được khuyến cáo uống từ 2 lít nước/ ngày để đảm bảo một sức khỏe tốt. Tuy nhiên, đối với người bị gout, nên uống từ 2.5 – 3 lít nước/ ngày. Uống nhiều nước mỗi ngày có thể hỗ trợ loại bỏ lượng acid uric dưa thừa trong máu.

Đồng thời, bổ sung đủ nước còn giúp quá trình chuyển hóa khác trong cơ thể diễn ra thuận lợi hơn. Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho xương khớp mà còn tốt cho sức khỏe tổng thể.

3. Chữa bệnh gout tại nhà bằng lá lốt

Lá lốt được biết đến là một trong những thảo dược có tính ấm, vị cay, công dụng trừ phong hàn, làm ấm khớp, kiện gân cốt. Do đó, nhân dân thường tận dụng thảo dược này trong điều trị nhiều bệnh lý xương khớp, trong đó có bệnh gout.

Chữa bệnh gout tại nhà bằng lá lốt
Nhân dân thường tận dụng lá lốt trong điều trị nhiều bệnh lý xương khớp, trong đó có bệnh gout

Trong khi đó, một số nghiên cứu dược lý hiện đại cũng nhận thấy, các hợp chất thực vật trong lá lốt kích thích hoạt động tiêu hóa. Đồng thời, hạn chế tình trạng rối loạn chuyển hóa cũng như giúp kiểm soát lượng acid uric trong máu.

  • Cách 1: Chuẩn bị khoảng 10g lá lốt khô. Sau khi rửa sạch thì cho vào ấm sắc cùng với 2 chén nước trên lửa nhỏ. Đến khi sắc còn 1/2 thì tắt bếp, chắt lấy nước và chia thành nhiều lần uống hết trong ngày. Áp dụng liên tục trong vòng 10 ngày để đạt được kết quả tốt nhất.
  • Cách 2: Chuẩn bị khoảng 30 – 50g lá lốt tươi và một ít muối hạt. Thảo dược sau khi ngâm rửa sạch thì để ráo. Đun sôi 2 lít nước rồi cho lá lốt vào đun thêm 3 – 5 phút nữa thì tắt bếp. Đổ nước ra chậu đựng, thêm muối và khuấy đều. Dùng nước này để ngâm tay và ngâm chân khoảng 10 phút. Thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần vào buổi tối trước khi ngủ.

4. Tận dụng baking soda chữa bệnh

Baking soda là nguyên liệu quen thuộc với nhiều công dụng như làm sạch, khử mùi, kháng viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, nguyên liệu này còn mang lại hiệu quả trong việc làm giảm lắng đọng acid uric trong máu.

Để cải thiện các triệu chứng do bệnh lý gây ra, bạn có thể dùng baking soda đơn thuần hoặc kết hợp với chanh để tăng tác dụng điều trị.

  • Dùng baking soda đơn thuần: Chuẩn bị 1/2 muỗng baking soda hòa tan với 150ml nước và uống trực tiếp. Mỗi ngày uống từ 3 – 4 lần. Áp dụng liên tục trong 2 tuần để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.
  • Kết hợp baking soda với chanh: Trộn đều 1/2 quả chanh cùng với 1/2 muỗng baking soda. Để khoảng 5 phút rồi thêm 100ml nước ấm vào khuấy đều và uống trực tiếp. Mỗi ngày uống 1 lần và áp dụng trong 10 ngày để đạt được kết quả tốt nhất.

5. Chữa bệnh gout tại nhà với trà thảo mộc

Khi các cơn đau gout cấp khởi phát thường xuyên, người bệnh có thể dùng trà thảo mộc để cải thiện triệu chứng. Thực tế, nhiều loại trà thảo mộc không chỉ giúp giảm đau mà còn thư giãn tinh thần, ngủ ngon hơn.

Chữa bệnh gout tại nhà với trà thảo mộc 
Một số loại trà thảo mộc thường khuyến khích dùng cho người bị gout bao gồm trà hoa cúc, trà bạc hà, trà hoa hồng,…

Một số loại trà thảo mộc thường khuyến khích dùng cho người bị gout bao gồm trà hoa cúc, trà bạc hà, trà hoa hồng,… Bạn chỉ cần đun sôi 200ml rồi cho 1 muỗng thảo mộc trà khô vào. Hãm khoảng 10 phút và có thể dùng.

6. Vận động thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên được xem là một trong những cách chữa bệnh gout tại nhà hiệu quả. Bên cạnh đó, hoạt động thể chất còn giúp ổn định insulin trong máu. Đồng thời hỗ trợ các quá trình chuyển hóa trong cơ thể diễn ra tốt hơn.

Hơn nữa, việc tập luyện đúng cách và đều đặn còn kiểm soát cân nặng ở mức phù hợp, kích thích quá trình thông máu. Đồng thời giúp tăng khả năng đàn hồi, cải thiện chức năng vận động của các khớp. Từ đó hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đạt được kết quả tốt nhất.

Dưới đây là một số bài tập dành cho người bị bệnh gout:

Bài tập 1:

  • Chuẩn bị ở tư thế ngồi trên thảm tập, lưng thẳng, đồng thời duỗi 2 chân về phía trước
  • Từ từ vươn người về phía trước đến khi tay chạm tới gót chân
  • Kết hợp hít thở đều và giữ tư thế trong 15 giây
  • Từ từ trở về tư thế chuẩn bị
  • Thực hiện động tác từ 5 – 7 lần rồi kết thúc bài tập

Bài tập 2: 

  • Chuẩn bị ở tư thế đứng, nằm hoặc ngồi đều được, thả lỏng người
  • Đưa 2 tay ra nắm lại với nhau sao cho tạo thành hình nắm đấm
  • Sau đó xoay theo chuyển động tròn cùng chiều kim đồng hồ khoảng 30 giây
  • Tiếp tục xoay 30 giây với chiều ngược lại
  • Thực hiện động tác khoảng 10 phút rồi kết thúc bài tập

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thực hiện một số bộ môn vận động nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng như đi bộ, yoga, bơi lội, đạp xe, tập aerobic,… Theo đó, mỗi ngày nên dành từ 30 – 45 phút tập luyện để giúp nâng cao thể trạng, đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh gout.

7. Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp

Thực tế nhận thấy, chế độ ăn uống tác động không nhỏ đến quá trình điều trị bệnh gout. Người có chế độ ăn uống khoa học, phù hợp sẽ giúp rút ngắn thời gian điều trị, làm giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh lý gây ra, đồng thời giúp tăng cường sức khỏe tổng thể.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp
Các chuyên gia thường khuyến khích bệnh nhân nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ hòa tan vào chế độ ăn hàng ngày

Một số lưu ý trong chế độ ăn của người bị bệnh gout:

  • Tránh tiêu thụ các thực phẩm chứa hàm lượng purin cao: Quá trình chuyển hóa purin được xem là nguyên nhân hình thành acid uric. Do đó, người bệnh nên hạn chế các loại thịt đỏ, nội tạng động vật, gà tây và một số loại cá biển.
  • Hạn chế tiêu thụ đường: Việc tiêu thụ quá nhiều fructose có thể khiến khả năng thải trừ acid uric suy giảm, từ đó khiến các triệu chứng bệnh lý tiến triển nặng nề hơn. Đường có nhiều trong các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp, nước ngọt có gas,…
  • Kiêng các thức uống chứa cồn: Sử dụng các thức uống chứa cồn có thể khiến các triệu chứng bệnh gout tiến triển nặng nề hơn. Bởi các loại thức uống này khiến thận hoạt động nhiều hơn. Từ đó khiến quá trình đào thải acid uric qua thận bị gián đoạn, ức chế.
  • Bổ sung chất xơ vào chế độ ăn: Các chuyên gia thường khuyến khích bệnh nhân nên bổ sung khoảng 10 – 15g chất xơ hòa tan vào thực đơn hàng ngày. Chất xơ hòa tan có nhiều trong các loại rau củ quả tươi như cà rốt, rau mồng tơi, rau cải,…

8. Tác dụng nhiệt cải thiện các triệu chứng bệnh lý

Tác dụng nhiệt được xem là một trong những cách chữa bệnh gout tại nhà an toàn và hiệu quả. Mặc dù không tác động toàn diện đến tiến triển của bệnh lý nhưng cách chữa này có thể cải thiện cơn đau và một số biểu hiện đi kèm.

Bệnh gout đặc trưng bởi các khớp bị sưng viêm, đau nhức. Do đó, việc tác dụng nhiệt lạnh được cho phù hợp hơn so với nhiệt nóng. Bởi nhiệt lạnh có tác dụng giảm tê tạm thời, giảm cảm giác sưng đau hiệu quả.

Tác dụng nhiệt cải thiện các triệu chứng bệnh lý 
Tác dụng nhiệt được xem là một trong những cách chữa bệnh gout tại nhà an toàn và hiệu quả

Người bệnh chủ cần dùng 1 ít đá lạnh bọc trong túi vải rồi chườm trực tiếp lên khu vực khớp bị sưng đau. Mỗi lần thực hiện trong vòng 15 – 20 phút. Tránh chườm quá lâu hoặc áp đá lạnh trực tiếp lên da vì có thể dẫn đến bỏng lạnh.

9. Kiểm soát căng thẳng

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, stress, căng thẳng quá mức là yếu tố ảnh hưởng đến các quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Đối với người bị gout, tình trạng căng thẳng kéo dài có thể khiến bệnh chuyển biến nặng nề hơn.

Để hỗ trợ quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất, người bệnh cần chú ý đến những giải pháp giúp kiểm soát căng thẳng. Cần giữ tinh thần thoải mái, thúc đẩy quá trình đào thải acid uric diễn ra tốt hơn.

  • Tránh thức khuya, cần ngủ đủ giấc, đúng giờ. Đảm bảo ngủ đủ từ 7 – 8 tiếng đồng hồ.
  • Không làm việc quá sức, người bệnh cần cân đối thời gian làm việc, nghỉ ngơi
  • Giảm căng thẳng thông qua một số giải pháp thư giãn như đọc sách, nghe nhạc, ngồi thiền, yoga,…
  • Người bệnh có thể tắm nước ấm với một ít tinh dầu để giúp ngủ ngon hơn.

10. Chữa bệnh gout tại nhà với gừng

Gừng không chỉ là nguyên liệu quen thuộc mà còn biết đến là thảo dược chữa bệnh. Vị thuốc này có tác dụng kháng viêm, giảm đau, tăng tuần hoàn máu nên thường được tận dụng trong cải thiện cơn đau liên quan đến tình trạng tăng acid uric trong máu ở người bệnh gout.

Chữa bệnh gout tại nhà với gừng 
Gừng được tận dụng trong cải thiện cơn đau liên quan đến tình trạng tăng acid uric trong máu ở người bệnh gout

Các nghiên cứu khoa học nhận thấy, hàm lượng gingerol có trong gừng có tác dụng giảm đau, tăng tuần hoàn máu. Từ đó, hỗ trợ phục hồi các tổn thương ở khớp do lắng đọng tinh thể muối urat gây ra.

  • Cách 1: Chuẩn bị vài lát gừng tươi, cho vào tách cùng với 200ml nước sôi và hãm trong vòng 15 phút. Cho thêm 1 ít mật ong nguyên chất vào, khuấy đều và uống trực tiếp. Mỗi ngày uống 1 tách trà gừng mật ong để cải thiện các triệu chứng do bệnh lý gây ra.
  • Cách 2: Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, rửa sạch rồi giã nát. Đun sôi 2 lít nước rồi cho gừng và 1 ít muối vào đun thêm vài phút nữa rồi tắt bếp. Đổ nước ra chậu đựng, đợi đến khi nguội bớt thì dùng ngâm các khớp bị ảnh hưởng. Mỗi ngày thực hiện 1 lần vào buổi tối trước khi ngủ.
  • Cách 3: Dùng 1 muỗng gừng băm, cho vào nồi đun sôi với 150ml. Dùng khăn mềm nhúng vào nước gừng nóng rồi chườm lên khớp bị đau nhức.

11. Hỗ trợ điều trị bệnh gout với dầu cá

Dầu cá, đặc biệt là dầu cá hồi, cá ngừ hay cá tuyến được xem là nguồn cung cấp Omega-3 dồi dào cho cơ thể. Việc bổ sung những loại acid béo này giúp kiểm soát tốt tình trạng sưng viêm khớp, đau nhức do bệnh gout gây ra.

Cách sử dụng dầu cá đơn giản và hiệu quả nhất là uống trực tiếp. Theo đó, người bệnh có thể tìm mua các sản phẩm dầu các được bào chế ở dạng viên nang. Tuy nhiên, những viên uống dầu cá thường chứa hàm lượng vitamin A dồi dào nên tránh tự ý sử dụng.

Người bệnh cần sử dụng dầu cá theo đúng liều lượng được khuyến cáo. Để đảm bảo an toàn cũng như hỗ trợ quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng. Trường hợp đang gặp các vấn đề về máu, dùng thuốc Warfarin, Heparin hoặc dị ứng với cá tránh sử dụng dầu cá.

12. Chữa bệnh gout tại nhà bằng giấm táo

Giấm táo là một trong những nguyên liệu được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực, làm đẹp và chữa bệnh. Các nghiên cứu khoa học nhận thấy, các thành phần trong giấm táo có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa mạnh. Từ đó, giúp bảo vệ các mô tại khớp, đồng thời khắc phục cơn đau do bệnh lý gây ra.

Chữa bệnh gout tại nhà bằng giấm táo 
Giấm táo giúp bảo vệ các mô tại khớp, đồng thời khắc phục cơn đau do bệnh lý gây ra

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 1 muỗng giấm táo
  • Đem pha với 200ml ấm và dùng uống trực tiếp trước bữa ăn khoảng 20 phút
  • Mỗi ngày uống 2 lần, bạn có thể cho thêm 1 ít mật ong nguyên chất cho dễ uống.

13. Cách dùng lá vối chữa bệnh gout

Khi mắc bệnh gout, người bệnh có thể tận dụng lá vối để cải thiện các triệu chứng do bệnh lý gây ra. Bởi thảo dược này có đặc tính giải độc, thanh nhiệt hiệu quả. Bên cạnh đó, lá vối còn chứa các chất kháng sinh tự nhiên tốt cho cơ thể. Áp dụng mẹo chữa bệnh từ lá vối có thể cải thiện tình trạng sưng đau, viêm đỏ, chống nhiễm khuẩn tại khớp bị ảnh hưởng.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 1 nắm lá vối, sau khi ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng thì vò nhẹ
  • Cho dược liệu vào ấm cùng với 2 lít nước và đun trên lửa nhỏ
  • Chia nước thuốc thành nhiều lần và uống hết trong ngày
  • Áp dụng đều đặn trong vòng 1 – 2 tháng để đạt được kết quả tốt nhất.

14. Lá trầu không cải thiện bệnh lý

Dùng lá trầu không chữa bệnh gout là một trong những mẹo dân gian được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại hiệu quả. Trong lá trầu không có chứa các hoạt chất như Eugenol, Chavicol… có tác dụng giảm đau, chống viêm, hỗ trợ phục hồi các tế bào sụn khớp bị hư tổn. Bên cạnh đó, áp dụng mẹo chữa này đúng cách còn giúp điều chỉnh các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, đồng thời giảm lượng acid uric trong máu.

Lá trầu không cải thiện bệnh lý
Dùng lá trầu không chữa bệnh gout là một trong những mẹo dân gian được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại hiệu quả

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 100g lá trầu không và 1 trái dừa xiêm
  • Lá trầu không sau khi ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng thì để ráo và xắt nhỏ
  • Dừa chặt vát phần nắp, rạn bớt đi 1 ít nước
  • Sau đó cho lá trầu không vào trái dừa, đậy nắp và ngâm khoảng 30 phút
  • Gạn nước dừa uống hết 1 lần vào buổi sáng khi bụng rỗng
  • Sau khi đi tiểu tiện xong thì dùng bữa sáng
  • Áp dụng các chữa này từ 7 – 10 lần để cảm nhận cơn đau do bệnh gout cải thiện.

Bài viết đã tổng hợp các cách chữa bệnh gout tại nhà đơn giản, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao. Biện pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không thể thay thế phương pháp điều trị chuyên sâu. Do đó, người bệnh cần chủ động trong việc thăm khám, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

5/5 - (2 bình chọn)

The post 14 Cách Chữa Bệnh Gout Tại Nhà Giúp Giảm Đau – Mẹo hay appeared first on TradiMec.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Lác Đồng Tiền Ở Trẻ Em: Nguy Hiểm, Nguyên Nhân và Cách Chữa

6 Cách Sử Dụng Ngải Cứu Trị Tràn Dịch Khớp Gối

7 Loại Siro Ho Hiệu Quả Cho Người Lớn