Ra Huyết Trắng Có Lẫn Ít Máu – Dấu hiệu bị bệnh gì?

Ra huyết trắng có lẫn ít máu do nhiều nguyên nhân gây ra. Đây có thể là dấu hiệu sinh lý bình thường, tuy nhiên cũng có khả năng là triệu chứng của các bệnh lý nguy hiểm. Do đó, chị em phụ nữ nên chủ động thăm khám sớm để kịp thời can thiệp, phòng ngừa rủi ro cho sức khỏe.

Huyết trắng hay còn gọi là khí hư được tiết ra từ bên trong âm đạo, giúp bôi trơn, giữ ẩm vùng nhạy cảm của chị em phụ nữ. Lúc bình thường, huyết trắng thường không có mùi, chất dai như lòng trắng trứng, màu trắng trong.

Ra Huyết Trắng Có Lẫn Ít Máu - Dấu hiệu bị bệnh gì?
Huyết trắng là dịch tiết ra từ trong âm đạo giúp bôi trơn, giữ ẩm, ngăn vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng tấn công

Chất dịch này thường tiết ra nhiều khi nữ giới sắp bước vào chu kỳ hành kinh, sau khi sạch kinh, rụng trứng hoặc khi cơ thể bị kích thích tình dục,…

Hiện tượng ra huyết trắng có lẫn ít máu là một trong những trường hợp bất thường của huyết trắng. Đây có thể là dấu hiệu sinh lý của cơ thể, tuy nhiên cũng tiềm ẩn rủi ro là bệnh lý phụ khoa.

Trường hợp không sớm phát hiện, khi viêm nhiễm lan rộng, biến chứng có thể kéo theo nhiều hệ lụy. Không chỉ ảnh hưởng sức khỏe sinh sản, bệnh lý phụ khoa còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của người bệnh.

Ra huyết trắng có lẫn ít máu do sinh lý

Tình trạng ra huyết trắng có lẫn ít máu có thể là do yếu tố sinh lý gây ra. Không phải lúc nào bất thường của huyết trắng cũng là dấu hiệu của bệnh lý. Theo đó, trường hợp nữ giới thay đổi nội tiết tố, mất cân bằng hormone, mang thai,… rất dễ gặp phải hiện tượng này.

Tuy nhiên một số vấn đề sinh lý có thể gây ảnh hưởng sức khỏe, chẳng hạn như máu lẫn trong huyết trắng báo sảy thai, sinh non. Mẹ bầu nếu gặp phải vấn đề này cần nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra, theo dõi.

Dưới dây là một số nguyên nhân sinh lý liên quan đến hiện tượng này, bạn đọc có thể tham khảo:

Máu kinh còn sót

Sau chu kì hành kinh, lượng máu còn sót lại trong âm đạo có thể theo huyết trắng chảy ra ngoài. Đây là một trong những nguyên nhân khiến chị em phụ nữ nhận thấy hiện tượng huyết trắng bất thường. Tuy nhiên, nếu máu xuất hiện sau ngày hành kinh không lâu, kèm theo cơ thể không có biểu hiện lạ, nữ giới có thể yên tâm.

Ra huyết trắng có lẫn ít máu do sinh lý
Khí hư tiết ra kèm một chút máu có thể do máu kinh còn sót lại

Tình trạng ra huyết trắng có lẫn ít máu kinh còn sót lại chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, sau đó chấm dứt hoàn toàn đến chu kỳ hành kinh tiếp theo. Nữ giới không cần quá lo lắng, lúc này nên bổ sung cho cơ thể đầy đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể khỏe mạnh, đào thải hết cặn bã ra khỏi cơ thể.

Rối loạn kinh nguyệt

Máu xuất hiện lẫn trong huyết trắng có thể là do hiện tượng rối loạn kinh nguyệt gây ra. Tình trạng thay đổi hormone, nội tiết tố làm kinh nguyệt của phụ nữ trở nên bất thường, không đều mỗi tháng. Một số chị em phụ nữ còn bị rong kinh, làm cho khí hư khi tiết ra có lẫn vào ít sợi máu.

Nếu hiện tượng kinh nguyệt rối loạn xảy ra trong vài tháng rồi trở lại bình thường, nữ giới không cần quá lo lắng. Tuy nhiên khi tình trạng này kéo dài, kinh nguyệt thay đổi bất thường, máu kinh ra ít hoặc nhiều hơn,… có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, chị em nên thăm khám phụ khoa để được hỗ trợ.

Huyết trắng lẫn máu báo thai

Máu xuất hiện lẫn trong huyết trắng có thể là dấu hiệu báo thai. Thông thường phụ nữ mang thai trong 1 – 2 tuần đầu tiên sẽ nhận thấy hiện tượng này. Trong huyết trắng xuất hiện vài sợi máu, lượng rất ít, màu thường nhạt, hồng.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do khi phôi thai làm tổ ở thành tử cung khiến cho lớp niêm mạc bong ra, theo huyết trắng đi ra ngoài. Chị em phụ nữ khi mang thai có thể quan sát thấy một ít máu chảy ra bám vào đáy quần lót. Tình trạng này xảy ra trong 1 – 2 ngày, một số trường hợp nhận thấy bụng dưới đau lâm râm.

Tác dụng phụ của thuốc tránh thai

Trường hợp phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp có thể nhận thấy biểu hiện này. Đây là một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ bị ra huyết trắng có lẫn ít máu. Tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp được liệt kê như ra máu âm đạo, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn,…

Ra huyết trắng có lẫn ít máu do sinh lý
Phụ nữ dùng thuốc ngừa thai khẩn cấp có thể gặp phải tác dụng phụ là chảy máu âm đạo bất thường

Việc sử dụng giải pháp ngừa thai cấp tốc thường không được khuyến khích, nhất là khi phụ nữ lạm dụng quá nhiều. Trường hợp dùng thuốc tránh thai dạng khẩn cấp quá 3 – 4 viên mỗi tuần có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. Do đó, chị em nên thay đổi hình thức tránh thai khác an toàn hơn nếu muốn dùng trong thời gian dài.

Lệch vòng tránh thai

Đặt vòng tránh thai là một trong các cách ngừa thai được chị em phụ nữ áp dụng. Tuy nhiên, trường hợp lệch vòng, đặt không đúng kỹ thuật, phụ nữ vận động mạnh,… khiến cho vòng cọ xát làm tổn thương niêm mạc tử cung. Đây là một trong những nguyên do khiến khí hư khi tiết ra có kèm theo một ít máu.

Trường hợp chị em có đặt vòng tránh thai gặp phải tình trạng này nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ điều chỉnh hoặc thay vòng mới phù hợp hơn. Bởi nếu tổn thương kéo dài, viêm nhiễm tử cung không được khác phục có khả năng phát sinh nhiều biến chứng hơn, gây hại cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng thể.

Ra huyết trắng có máu do sảy thai, sinh non

Phụ nữ khi mang thai tam cá nguyệt đầu tiên nếu thấy khi hư ra nhiều kèm theo máu tươi không nên chủ quan. Bởi, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sảy thai, sinh non nguy hiểm. Nếu cơ thể kèm theo các dấu hiệu bất thường như đau bụng, tiết nhiều khí hư, chảy máu âm đạo bất thường,… chị em nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ.

Ngoài ra, hiện tượng ra huyết trắng có lẫn ít máu cũng có nguy cơ là mang thai ngoài tử cung hay dấu hiệu nhiễm trùng thai. So với các nguyên nhân sinh lý bên trên, đây là tình trạng nguy hiểm, phụ nữ mang thai cần thận trọng để sớm kiểm tra và can thiệp xử lý, phòng tránh rủi ro cho mẹ và bé.

Ra huyết trắng có lẫn ít máu là dấu hiệu bệnh gì?

Bên cạnh các yếu tố sinh lý kể trên, hiện tượng ra huyết trắng có lẫn ít máu có khả năng là dấu hiệu cảnh báo bệnh phụ khoa. Đặc biệt là khi phụ nữ nhận thấy tình trạng này kéo dài không khỏi, lèm theo các biểu hiện bất thường khác. Vậy, ra huyết trắng có máu là bị bệnh gì? Dưới đây là một số bệnh lý thường gặp:

Bệnh viêm âm đạo

Chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thường ít nhất một lần trong đời mắc phải chứng viêm âm đạo. Đây là một trong những bệnh lý phụ khoa phổ biến hiện nay. Nguyên nhân gây viêm âm đạo rất da dạng, có thể là do thói quen sinh hoạt, ăn uống, quan hệ tình dục không lành mạnh gây ra.

Ra huyết trắng có lẫn ít máu là dấu hiệu bệnh gì?
Viêm nhiễm âm đạo khiến khí hư tiết ra nhiều hơn, đôi khi kèm theo máu, có mùi hôi và ngứa ngáy vùng kín

Bên cạnh đó, các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng phát bệnh được các chuyên gia đề cập đến như:

  • Do sự mất cân bằng nội tiết, thay đổi hormone sinh dục.
  • Do lạm dụng quan hệ tình dục, thủ dâm thường xuyên.
  • Do vệ sinh kém, không thay băng vệ sinh thường xuyên.
  • Dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị viêm nhiễm phụ khoa.

Các yếu tố này giúp hại khuẩn, ký sinh trùng, nấm có điều kiện tấn công và gây hại cho âm đạo, kéo theo các triệu chứng bất thường. Không chỉ gây ra tình trạng tiết khí hư kèm theo ít máu, bệnh viêm âm đạo còn khiến bệnh nhân bị đau rát khi quan hệ tình dục, ngứa ngáy vùng kín khó chịu,…

Mặc dù là bệnh lý phổ biến và có thể điều trị, tuy nhiên chị em phụ nữ không nên chủ quan. Viêm âm đạo có khả năng tái đi tái lại nhiều lần hoặc phát sinh nhiều biến chứng nếu không được khám chữa đúng cách. Do đó, chị em nên đến gặp bác sĩ khi nhận thấy vùng kín có những biểu hiện bất thường để được hỗ trợ sớm.

Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung

Viêm lộ tuyến cổ tử cung cũng là bệnh phụ khoa có khả năng khiến chị em bị ra huyết trắng lẫn máu. Lúc này, dịch tiết ra có kết cấu thay đổi, kèm mùi hôi, màu sắc lạ, đôi khi có lẫn máu. Nguyên nhân gây bệnh là do các tế bào tử cung phát triển quá mức lộ ra bên ngoài cổ tử cung, sau đó bị viêm nhiễm.

Ra huyết trắng có lẫn ít máu là dấu hiệu bệnh gì?
Viêm lộ tuyến cổ tử cung là dạng bệnh phụ khoa thường gặp hiện nay

Khí hư tiết ra nhiều hơn khiến nữ giới gặp khó khăn trong đời sống sinh hoạt. Bên cạnh đó, trường hợp viêm lộ tuyến cổ tử cung kéo dài còn có nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ về sau, do đó bạn đọc không nên chủ quan.

Thay vào đó, phụ nữ nên chủ động đến gặp bác sĩ sản phụ khoa nếu nhận thấy vùng kín xuất hiện dịch tiết bất thường, có màu trắng, đục, vàng xanh hoặc đôi khi lẫn máu. Kèm theo đó là các triệu chứng khác như đau bụng dưới, đau rát khi quan hệ tình dục,…

Polyp cổ tử cung

Tử cung xuất hiện các khối polyp bất thường gây ra nhiều vấn đề cho chị em phụ nữ, trong đó có tình trạng ra huyết trắng có lẫn ít máu. Mỗi bệnh nhân có thể có một hoặc nhiều khối u với các kích thước khác nhau.

Đa phần các khối u đều ở dạng lành tính. Tuy nhiên, chúng hoàn toàn có thể phát triển và chuyển hóa thành ung thư nếu người bệnh không phát hiện và điều trị sớm. Giai đoạn bệnh mới hình thành, khối u còn nhỏ khó phát hiện.

Khi khối u bắt đầu lớn dần, gây ra các biểu hiện bất thường như ra máu ngoài kỳ kinh, làm thay đổi chu kỳ kinh của người bệnh, tạo cảm giác đau rác khi giao hợp. Nếu khối u trở thành ác tính, người bệnh có khả năng đối mặt với nhiều triệu chứng hơn, thậm chí có nguy cơ bị đe dọa tính mạng, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe sinh sản của nữ giới.

Bệnh vùng chậu

Ra huyết trắng có lẫn ít máu có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm vùng chậu. Đây là một trong những bệnh lý phụ khoa nguy hiểm, liên quan đến buồng trứng, tử cung, ống dẫn trứng. Trường hợp viêm nhiễm không được kiểm soát có thể gây hại cho sức khỏe sinh sản của người bệnh.

Ra huyết trắng có lẫn ít máu là dấu hiệu bệnh gì?
Máu lẫn trong huyết trắng chảy ra có thể do ảnh hưởng từ bệnh viêm vùng chậu

Nguyên nhân gây viêm vùng chậu thường liên quan đến thói quen vệ sinh vùng kín, nạo phá thai không đảm bảo, quan hệ tình dục không an toàn,… khiến cho vi khuẩn lưu trú trong âm đạo, lan rộng gây viêm vùng chậu.

Người bệnh ngoài nhận thấy hiện tượng máu lẫn trong huyết trắng còn có nhiều biểu hiện bất thường khác. Chẳng hạn như tình trạng kinh nguyệt không đều, bụng dưới đau âm ỉ đến dữ dội, âm đạo chảy máu ngoài chu kỳ kinh. Hiện tượng viêm vùng chậu lan rộng có thể gây hại cho đời sống tình dục, sức khỏe sinh sản của phụ nữ, do đó cần được khám chữa sớm.

Đa nang buồng trứng

Bệnh đa nang buồng trứng là một trong những bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ, làm chậm quá trình thụ thai, thậm chí là gây vô sinh, hiếm muộn. Nguyên nhân gây bệnh liên quan đến hormone sinh dục, rối loạn nội tiết tố, do thừa cân béo phì,… khiến buồng trứng kém hoạt động hơn bình thường.

Tình trạng đa nang buồng trứng gây ra các hiện tượng bất thường, điển hình là khiến kinh nguyệt nữ giới bị rối loạn, nhiều trường hợp chậm kinh hoặc mất kinh trong vài tháng, thậm chí đến một năm. Nhận biết bệnh thông qua biểu hiện bất thường ở chu kỳ kinh, da sạm, lông cơ thể mọc nhiều, ra khí hư bất thường đôi khi có kèm theo một ít máu,…

Bệnh hiện nay chưa có thuốc đặc trị. Người bệnh thường được bác sĩ hướng dẫn cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, kiểm soát cân nặng, tăng cường thể dục thể thao,… để cải thiện tình trạng đa nang.

Ra huyết trắng có lẫn ít máu là dấu hiệu bệnh gì?
Buồng trứng đa nang gây rối loạn kinh nguyệt, khó thụ thai

Mặc dù không quá nguy hiểm như bệnh phụ khoa khác, tuy nhiên bệnh nhân không nên chủ quan, thay vào đó phải theo dõi thường xuyên, khi cần thiết phải can thiệp các biện pháp chuyên sâu để bảo vệ sức khỏe sinh sản cho phụ nữ.

Bệnh ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là bệnh nguy hiểm, gây ra nhiều triệu chứng bất thường cho nữ giới. Tuy nhiên, giai đoạn mới khởi phát, ung thư tiến triển khá âm thầm. Chỉ đến khi bệnh trở nặng, các triệu chứng của bệnh mới dần rõ nét hơn.

Hiện tượng ra huyết trắng có lẫn ít máu có khả năng là dấu hiệu bị bệnh ung thư. Nguyên nhân gây bệnh có liên quan trực tiếp với virus HPV, loại virus xâm nhập và gây hại thông qua đường tình dục. Để phòng ung thư, hiện nay đã có vắc xin phòng bệnh được tiêm rộng rãi.

Nhận biết bệnh thông qua các bất ổn ở vùng kín, ngoài tình trạng huyết trắng lẫn máu, người bệnh còn bị đau rát khi giao hợp, kinh nguyệt không đều, khu vực vùng chậu, thắt lưng, bụng dưới đau âm ỉ đến dữ dội, cơ thể suy nhược, cân nặng sụt giảm bất thường.

Chuyên gia khuyến khích nữ giới nên thăm khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là tầm soát ung thư cổ tử cung. Phát hiện bệnh càng sớm việc điều trị càng có nhiều hy vọng hơn, giúp bệnh nhân kéo dài tiên lượng sống tốt.

Bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục

Ngoài các bệnh lý kể trên, biểu hiện huyết trắng tiết ra có chứa ít máu có thể là dấu hiệu của các bệnh viêm nhiễm phụ qua lây nhiễm qua đường tình dục, đặc biệt là bệnh lậu. Căn bệnh “xã hội” này xuất hiện ở cả nam giới lẫn nữ giới.

Trường hợp chị em phụ nữ mắc bệnh lậu, ngoài tình trạng tiết dịch âm đạo bất thường còn kèm theo nhiều triệu chứng khác như đau bụng dưới âm ỉ, đau khi quan hệ, khó đi tiểu, kinh nguyệt chảy bất thường, dịch âm đạo có mùi hôi khó chịu,…

Bệnh lậu nói riêng và các bệnh “xã hội” khác nếu không được kiểm soát có khả năng biến chứng ảnh hưởng sức khỏe sinh sản. Do đó, bạn đọc nên chủ động bảo vệ sức khỏe, quan hệ tình dục lành mạnh và thường xuyên theo dõi biểu hiện bất thường để sớm khám và điều trị, phòng bệnh tiến triển ngày càng nghiêm trọng.

Ra huyết trắng có lẫn ít máu nguy hiểm không?

Như đã đề cập bên trên, hiện tượng ra huyết trắng có lẫn ít máu có thể là triệu chứng sinh lý khi nữ giới có kinh, mang thai, sau sinh,… Tuy nhiên có nhiều bệnh lý liên quan, làm bùng phát biểu hiện tượng tự. Do đó, người bệnh cần hết sức cẩn thận, chủ động thăm khám sớm khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường.

Ra huyết trắng có lẫn ít máu nguy hiểm không?
Viêm nhiễm nếu không điều trị có khả năng phát sinh nhiều biến chứng hại sức khỏe

Trường hợp bệnh phụ khoa không được kiểm soát, trở nên nghiêm trọng hơn có thể làm phát sinh các biến chứng, chẳng hạn:

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ, có nguy cơ gây vô sinh, hiếm muộn nếu viêm nhiễm không được kiểm soát tốt.
  • Gây ảnh hưởng đời sống tình dục, khiến nữ giới tự ti, ngại gần gũi với bạn tình.
  • Huyết trắng ra nhiều còn tạo điều kiện cho hại khuẩn sinh sôi, dễ làm tái phát viêm nhiễm hoặc khiến viêm nhiễm trở nên nặng nề hơn.
  • Nguy cơ ung thư hóa cao có thể đe dọa tính mạng của bệnh nhân.

Tình trạng ra huyết trắng có lẫn ít máu có thể là dấu hiệu sinh lý cũng có thể là biểu hiện của một vài bệnh lý phụ khoa liên quan. Bạn đọc cần theo dõi và chủ động thăm khám phụ khoa nếu biểu hiện bất thường kéo dài không khỏi. Sự chủ quan có thể là nguyên nhân khiến bạn phải đối mặt với nhiều nguy cơ, biến chứng ảnh hưởng đời sống và sức khỏe sinh sản.

Chẩn đoán và điều trị ra huyết trắng có lẫn ít máu

Huyết trắng có lẫn ít máu xuất hiện có thể là dấu hiệu sinh lý hoặc bệnh lý phụ khoa. Để xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và áp dụng các biện pháp xét nghiệm, kiểm tra nhất định.

Sau khi thu được chẩn đoán cuối cùng, dựa vào bệnh lý, tình trạng viêm của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp phù hợp. Trường hợp chảy máu lẫn trong huyết trắng là biểu hiện sinh lý bình thường, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân điều chỉnh thói quen sống sao cho phù hợp hơn.

Chẩn đoán và điều trị ra huyết trắng có lẫn ít máu
Bác sĩ tư vấn cách khắc phục cho phụ nữ, phòng ngừa rủi ro bệnh phụ khoa biến chứng

Đối với bệnh nhân mắc viêm nhiễm phụ khoa, tùy mức độ viêm bác sĩ sẽ hướng dẫn cách điều trị phù hợp. Các hướng can thiệp được dùng như:

  • Dùng thuốc Tân dược: Người bệnh được bác sĩ chỉ định thuốc đặt, thuốc bôi, thuốc uống nhằm kiểm soát triệu chứng viêm nhiễm, ức chế hoạt động của nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng gây hại trong âm đạo. Thuốc còn giúp điều trị tổn thương bên trong, giúp bệnh nhanh khỏi hơn.
  • Dùng mẹo dân gian: Đối với tình trạng viêm nhiễm nhẹ không cần dùng thuốc. Bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh một số phương pháp khắc phục viêm nhiễm tại nhà. Trong đó, dùng thảo dược thiên nhiên được áp dụng rộng rãi. Một số loại lá thảo dược như lá trầu, trà xanh, ngải cứu,… chứa các chất kháng viêm, kháng sinh mạnh mẽ. Người bệnh nấu nước thảo dược xông hơi, ngâm rửa vùng kín để giảm viêm nhiễm.
  • Dùng thuốc Đông y: Thuốc Đông y khá lành tính, an toàn, có thể sử dụng trong thời gian dài mà không lo gặp phải tác dụng phụ. Chị em có thể lựa chọn hướng điều trị này, tuy nhiên cần tìm địa chỉ khám chữa uy tín để đảm bảo dùng đúng thuốc, an toàn sức khỏe.
  • Áp dụng biện pháp ngoại khoa: Dành cho đối tượng viêm nhiễm phụ khoa chuyển biến nặng. Người bệnh được chỉ định các biện pháp ngoại khoa nhằm loại bỏ ổ viêm nhiễm, phòng ngừa biến chứng. Một số phương pháp được áp dụng như nội soi, đốt diện, laser,… Người bệnh nên tìm bệnh viện uy tín, có bác sĩ giỏi để thực hiện.

Không loại trừ khả năng huyết trắng có lẫn máu là dấu hiệu bệnh phụ khoa, nhất là khi kèm theo đó người bệnh còn gặp phải các biểu hiện bất thường khác. Khuyến khích chị em phụ nữ khi nhận thấy dấu hiệu lạ ở vùng kín nên chủ động đến gặp bác sĩ phụ khoa để thăm khám và điều trị sớm.

Phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa gây xuất huyết âm đạo

Viêm nhiễm phụ khoa, các vấn đề sinh lý có liên quan đến hiện tượng ra huyết trắng có lẫn ít máu. Trường hợp viêm nhiễm kèm theo nhiều biểu hiện khác không sớm được khám và điều trị có thể phát sinh nhiều biến chứng. Để phòng ngừa các rủi ro, chị em nên chủ động trong việc chăm sóc cơ thể, bảo vệ sức khỏe sinh sản. Một vài lưu ý từ chuyên gia:

Phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa gây xuất huyết âm đạo
Chị em phụ nữ nên chủ động bảo vệ sức khỏe sinh sản, chăm sóc vùng kín đúng cách
  • Vệ sinh vùng kín đúng cách, không thụt rửa sâu, không lạm dụng dung dịch vệ sinh. Lựa chọn các sản phẩm làm sạch chiết xuất từ thiên nhiên, đảm bảo độ pH cho vùng kín.
  • Quan hệ tình dục an toàn, không quan hệ với nhiều bạn tình, nên dùng bao cao su và không lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp.
  • Lựa chọn phương pháp ngừa thai an toàn, chị em trong độ tuổi sinh sản có thể tham vấn ý kiến bác sĩ để được hỗ trợ vấn đề này.
  • Lựa chọn quần áo thoải mái, đặc biệt là đồ lót nên chọn loại phù hợp, có chất thấm hút tốt. Khi giặt phơi nên chọn nơi có ánh nắng mặt trời, phơi khô ráo hoàn toàn, không mặc quần lót ẩm ướt.
  • Nữ giới đến kỳ kinh nên thay băng vệ sinh, tampon mới thường xuyên để tránh vi khuẩn lưu trú gây viêm nhiễm phụ khoa.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều rau củ quả, trái cây tươi, hạn chế ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn,… Hạn chế uống nhiều rượu bia, đồ uống chứa cồn, không nên hút thuốc lá.
  • Tập luyện thể dục, thể thao vừa sức, đều đặn giúp cải thiện sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Tránh stress, căng thẳng kéo dài, nên sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý hơn, ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya.
  • Chủ động thăm khám phụ khoa định kỳ để theo dõi sức khỏe. Trường hợp nhận thấy bất thường, bác sĩ sẽ tư vấn giúp phụ nữ điều trị sớm, phòng ngừa rủi ro.

Ra huyết trắng có lẫn ít máu có thể là dấu hiệu sinh lý cũng có nguy cơ là biểu hiện của bệnh lý. Đặc biệt khi chị em nhận thấy biểu hiện bất thường kéo dài không khỏi, kèm theo các triệu chứng khác nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ sớm.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

The post Ra Huyết Trắng Có Lẫn Ít Máu – Dấu hiệu bị bệnh gì? appeared first on TradiMec.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dược Liệu Đinh Hương - Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ Chữa Viêm: Hỗ Trợ Cân Bằng và Sức Khỏe Vùng Kín

Hướng Dẫn Sử Dụng Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ Đúng Cách và Hiệu Quả Nhất