Viêm Họng Mủ: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Phương Pháp Điều Trị

Viêm họng mủ là tình trạng viêm nhiễm kéo dài ở niêm mạc họng hầu. Các triệu chứng của bệnh lý thường kéo dài dai dẳng, hình thành các mảng mủ trắng ở thành họng. Viêm họng mủ nếu không được thăm khám, điều trị và chăm sóc đúng cách có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến chức năng hô hấp và sức khoẻ tổng thể.

Viêm họng mủ và dấu hiệu nhận biết

Viêm họng mủ là một trường hợp của bệnh viêm họng mãn tính phổ biến ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Khi đó, tình trạng viêm tiến triển nặng nề ở thành họng. Khi quan sát bằng mắt thường có thể nhìn thấy những mảng mủ có màu trắng hoặc xanh bám ở thành họng. Bệnh viêm họng mủ bùng phát với nhiều biểu hiện đa dạng, kéo dài dai dẳng khiến người bệnh đau rát cổ họng, khó chịu.

Viêm họng mủ: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Phương pháp điều trị
Viêm họng mủ là tình trạng viêm nhiễm kéo dài ở niêm mạc họng hầu

Bệnh lý xảy ra khi các tế bào lympho ở cổ họng đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch bị suy yếu hoặc thậm chí mất khả năng bảo vệ cơ quan hô hấp trước sự tấn công của vi khuẩn, virus. Tình trạng này kết hợp với cặn bã, chất xơ ở vòm họng sẽ làm tăng nguy cơ hình thành các mảng mủ trắng.

Các triệu chứng bệnh viêm họng có mủ thường dễ nhận biết. Tuy nhiên, người bệnh có thể nhầm lẫn với một số bệnh viêm nhiễm đường hô hấp thể mãn tính như viêm amidan hốc mủ. Do đó, việc nhận biết sớm các biểu hiện bệnh lý sẽ hỗ trợ tích cực đến quá trình điều trị và phòng ngừa.

Dưới đây là một số triệu chứng bệnh viêm họng mủ:

  • Ho: Đây được xem là một trong những biểu hiện thường gặp nhất của bệnh viêm họng mủ. Tuỳ thuộc vào nguyên nhân và mức độ triệu chứng mà người bệnh có thể bị ho khan hoặc ho có đờm. Nhất là đối tượng trẻ em, ba mẹ tránh chủ quan trước biểu hiện ho của trẻ.
  • Cổ họng có dịch mủ: Đối với thể viêm họng có mủ đặc trưng bởi tình trạng niêm mạc họng xuất hiện các mảng mủ. Lúc đầu dịch mủ này có màu trắng, sau đó chuyển sang màu xanh.
  • Có mùi hôi ở khoang miệng: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là sự xuất hiện của các mảng mủ cùng với sự hoạt động quá mức của các vi khuẩn, virus trong khoang miệng.
  • Sốt: Một số trường hợp khởi phát bệnh lý có thể đi kèm với biểu hiện sốt nhẹ, sốt cao hoặc không sốt. Bởi tình trạng này là phản ứng của cơ thể trước sự tấn công trước những tác nhân gây bệnh. Tuỳ thuộc vào miễn dịch và sức đề kháng của từng trường hợp mà bệnh có những biểu hiện khác nhau.
  • Đau họng: Viêm họng mủ xảy ra cảnh báo tình trạng niêm mạc hầu họng bị viêm và tổn thương trong thời gian dài và trở nên nhạy cảm hơn so với bình thường. Khi ăn uống hoặc nuốt nước bọt sẽ có cảm giác đau rát cổ họng, nuốt vướng, khó nuốt.
  • Ngứa họng: Các hạt mủ xuất hiện ở thành họng gây ra cảm giác ngứa ngay, vướng víu khó chịu.
  • Biểu hiện viêm họng mủ ở trẻ em: Trường hợp trẻ em bị viêm họng mủ thường ho nhiều về đêm, dịch đờm dãi nhiều. Hầu hết các trường hợp bị sốt cao, có mùi hôi trong khoang miệng và xuất hiện nhiều mảng mủ trắng. Cổ họng bị đau rát, khó chịu khiến trẻ quấy khóc thường xuyên, bỏ ăn.

Nguyên nhân gây viêm họng mủ

Viêm họng có mủ là một trong những bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên khởi phát bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Trong đó, vi khuẩn, virus xâm nhập được xem là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây bùng phát các triệu chứng viêm họng mãn tính, trong đó có viêm họng mủ.

Nguyên nhân gây viêm họng mủ
Một số bệnh lý về tai – mũi – họng có thể làm tăng nguy cơ viêm họng có mủ

Ngoài ra, bệnh lý có thể bùng phát bởi một số nguyên nhân sau:

  • Suy giảm sức đề kháng: Nguy cơ bị viêm họng và viêm họng mủ có thể tăng cao ở người có sức đề kháng và thể trạng suy giảm. Hơn nữa, hệ miễn dịch suy giảm có thể làm tăng áp lực lên amidan và những cơ quan miễn dịch khác như amidan, VA. Đây được xem là yếu tố thuận lợi để những tác nhân gây bệnh phát triển mạnh gây tổn thương, viêm niêm mạc họng và hình thành mảng mủ.
  • Mắc bệnh lý về tai – mũi – họng: Sự xuất hiện và phát triển của vi khuẩn trong các cơ quan tai – mũi – họng sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm ở cơ quan này. Theo đó, những trường hợp bị viêm xoang, viêm họng, viêm mũi,… có thể làm tăng nguy cơ viêm họng có mủ.
  • Thời tiết thay đổi đột ngột: Đa số các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên, trong đó có viêm họng mủ thường có xu hướng bùng phát mạnh vào thời tiết lạnh, giai đoạn chuyển mùa. Do ở thời điểm này, độ ẩm và nhiệt độ thay đổi đột ngột, từ đó tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn phát triển quá mức.
  • Tiếp xúc với người bị viêm đường hô hấp: Các tác nhân gây nhiễm trùng phần lớn có khả năng lây nhiễm thông qua tuyến nước bọt (giao tiếp, ăn uống chung, sử dụng các vật dụng cá nhân chung,…). Do đó, bạn có thể bị viêm họng có mủ nếu thường xuyên tiếp xúc với người mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp.
  • Một số yếu tố khác: Bên cạnh đó, tình trạng viêm họng có mủ trở nên nặng nề hơn bởi một số yếu tố như sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng, kích ứng thường xuyên, vệ sinh răng miệng kém, dị ứng cơ địa,….

Viêm họng mủ có nguy hiểm không?

Viêm họng mủ là bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên phổ biến ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Các triệu chứng bệnh lý kéo dài dai dẳng khiến người bị đau họng, khàn giọng, dịch mủ hôi tanh, đằng hắng thường xuyên,… Những biểu hiện của bệnh lý có xu hướng tái phát nhiều lần. Điều này không chỉ tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống mà còn làm suy giảm sức khoẻ tổng thể.

Viêm họng mủ có nguy hiểm không?
Bệnh lý có thể lan sang những cơ quan lân cận và gây ra các biến chứng nặng nề nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách

Các mảng mủ và vi khuẩn trú ngụ tại niêm mạc họng có thể lan sang những cơ quan lân cận và gây ra các biến chứng nặng nề nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách. Các biến chứng phổ biến do viêm họng mủ gây ra, bao gồm:

  • Viêm tai giữa
  • Áp xe quanh amidan
  • Viêm khớp
  • Viêm cầu thận
  • Viêm nội tâm mạc
  • Viêm tấy thành bên họng/ hạch dưới hàm
  • Nhiễm trùng huyết

Tuy là bệnh viêm nhiễm đường hô hấp phổ biến nhưng viêm họng mủ tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của như sức khoẻ tổng thể. Vì vậy, người bệnh tránh chủ quan khi nhận thấy các biểu hiện bất thường. Để phòng ngừa những biến chứng do bệnh viêm họng mủ gây ra, bạn cần tiến hành thăm khám và can thiệp các biện pháp y tế kịp thời.

Chẩn đoán viêm họng mủ

Mục tiêu của chẩn đoán viêm họng có mủ giúp bác sĩ xác định được nguyên nhân, các triệu chứng bệnh lý và áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp. Do đó, trước khi chữa trị, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số kỹ thuật lâm sàng và cận lâm sàng.

Một số kỹ thuật được áp dụng trong chẩn đoán viêm họng mủ, bao gồm:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành khám cổ họng để quan sát các tổn thương thực thể, đồng thời thu thập các biểu hiện do bệnh lý gây ra. Bên cạnh đó, khám lâm sàng còn giúp loại trừ một số bệnh lý có triệu chứng tương tự. Bác sĩ có thể yêu cầu nội soi thanh quản.
  • Xét nghiệm máu: Kỹ thuật cận lâm sàng này thường được áp dụng trong chẩn đoán viêm họng và viêm họng mủ. Thông qua xét nghiệm này bác sĩ sẽ dễ dàng nhận biết sự hiện diện của vi khuẩn thông qua số lượng bạch cầu và tốc độ lắng máu.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm nước tiểu được thực hiện trong trường hợp nghi ngờ xuất hiện biến chứng viêm cầu thận cấp. Biến chứng này biểu hiện thông qua một số dấu hiệu như tiểu ra máu, nước tiểu có màu bất thường,…

Các phương pháp điều trị bệnh viêm họng mủ

Các triệu chứng bệnh viêm họng mủ được kiểm soát tốt nếu được tiến hành điều trị sớm và chăm sóc đúng cách. Tuỳ thuộc vào nguyên nhân khởi phát, mức độ triệu chứng và thể trạng của tường trường hợp sẽ can thiệp điều trị khác nhau.

Dưới đây là một số phương pháp thường được áp dụng trong điều trị viêm họng có mủ:

1. Sử dụng thuốc Tây điều trị

Không giống với bệnh viêm họng cấp, viêm họng mãn tính, bao gồm viêm họng mủ thường kéo dài dai dẳng và khó kiểm soát hoàn toàn. Vì vậy, việc điều trị bệnh chủ yếu là sử dụng các loại thuốc kiểm soát các triệu chứng và kháng sinh.

Sử dụng thuốc Tây điều trị
Việc điều trị bệnh chủ yếu là sử dụng các loại thuốc kiểm soát các triệu chứng và kháng sinh

Một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị bệnh lý:

  • Kháng sinh: Trước khi sử dụng kháng sinh, bác sĩ sẽ tiến hàng lấy dịch mủ ở niêm mạc họng soi cấy vi khuẩn để làm kháng đồ. Loại kháng sinh này có thể được chỉ định ở dạng tiêm, đường uống tuỳ thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn của người bệnh (đã phát sinh biến chứng chưa).
  • Các loại thuốc giảm ho: Tình trạng viêm họng mủ có thể gây ngứa ngáy ở cổ họng và ho. Để làm giảm triệu chứng này, người bệnh thường được bác sĩ chỉ định thuốc Codein và Dextromethorphan. Đối với trẻ em, bác sĩ có thể dùng một số loại thuốc ho từ các thảo dược tự nhiên để hạn chế.
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Với những trường hợp bị viêm họng mủ gây sốt cao, đau rát họng, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt chứa paracetamol. Thuốc có thể ở dạng viên sủi, viên nén, bột,…
  • Thuốc súc họng: Để cải thiện các triệu chứng bệnh viêm họng mủ, đồng thời kháng khuẩn, chống viêm, làm sạch và duy trì tính kiềm nhẹ. Không giống với súc miệng với nước muối ấm hoăc một số loại dành cho nha khoa, bạn có thể pha loãng loại thuốc này để súc miệng, họng mỗi ngày.

Viêm họng có đặc tính kéo dài dai dẳng, dễ tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Do đó, bên cạnh sử dụng thuốc Tây điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh có thể tận dụng một số thảo dược tự nhiên có tính kháng khuẩn, chống viêm để hỗ trợ quá trình điều trị như mật ong, lá trầu không, lá tía tô, củ cải, gừng, nghệ,… So với các loại thuốc tân dược, những loại thảo dược tự nhiên có độ an toàn cao, tránh phát sinh tác dụng phụ không mong muốn.

2. Một số biện pháp hỗ trợ

Để đạt được kết quả điều trị tốt nhất, bên cạnh tuân thủ các biện pháp y tế theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần kết hợp các biện pháp chăm sóc tại nhà.

Một số biện pháp hỗ trợ
Vệ sinh răng miệng đúng cách, súc miệng với nước muối ấm mỗi ngày 2 lần để giúp loại bỏ vi khuẩn, virus gây hại

Dưới đây là một số biện pháp hỗ trợ điều trị viêm họng mủ:

  • Vệ sinh tai mũi họng đúng cách, nhất là trong thời gian điều trị viêm họng mủ. Thói quen vệ sinh không đúng cách sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển mạnh mẽ.
  • Bổ sung nhiều nước, tăng cường bổ sung vitamin, khoáng chất trong quá trình điều trị để giúp nâng cao miễn dịch, tăng cường sức đề kháng và thể trạng. Bên cạnh đó, bạn nên ưu tiên những món ăn có kết cấu mềm, lỏng để tránh tình trạng vướng nghẹn, khó nuốt.
  • Tránh tiếp xúc với người mắc bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên. Bởi virus, vi khuẩn xâm nhập có thể làm tăng nguy cơ bùng phát các đợt viêm họng cấp và khiến viêm họng mủ kéo dài.
  • Súc miệng với nước muối ấm thường xuyên để giúp làm sạch khoang miệng. Hoặc người bệnh có thể dùng nước gừng, nước lá trầu không,… để súc miệng mỗi ngày để loại bỏ mùi hôi ở khoang miệng do bệnh lý gây ra.

Biện pháp phòng ngừa viêm họng mủ hiệu quả

Viêm họng mủ có đặc tính kéo dài dai dẳng và tái phát cao, nhất là ở đối tượng suy giảm hệ miễn dịch, người có cơ địa dị ứng và sống trong môi trường bị ô nhiễm. Do đó, sau điều trị, người bệnh cần chủ động áp dụng các biện pháp giúp phòng ngừa bệnh tái phát hiệu quả.

Biện pháp phòng ngừa viêm họng mủ hiệu quả
Bổ sung nhiều nước, xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh giúp cải thiện chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng

Dưới đây là một số biện pháp giúp phòng ngừa viêm họng mủ:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách, súc miệng với nước muối ấm mỗi ngày 2 lần để giúp loại bỏ vi khuẩn, virus gây hại, đồng thời ức chế sự phát triển quá mức của một số chủng vi khuẩn trong khoang miệng.
  • Mang khẩu trang, che chắn cẩn thận khi di chuyển và hoạt động ngoài trời. Nếu phải tiếp xúc với hoá chất, bụi bẩn thường xuyên, bạn nên sử dụng khẩu trang chuyên dụng và đồ bảo hộ giúp làm giảm nguy cơ bị kích ứng niêm mạc hô hấp.
  • Bổ sung nhiều nước, xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh giúp cải thiện chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp và dùng chung vật dụng cá nhân với người đang mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên.
  • Người bệnh nên cân nhắc phẫu thuật amidan nếu viêm họng mủ tái phát nhiều lần do viêm amidan mãn tính gây ra.
  • Chú ý giữ ấm có thể khi thời tiết chuyển lạnh. Đồng thời tăng cường bổ sung các thảo dược có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn như củ gừng, củ cải, nghệ, tỏi, đinh hương,…

Viêm họng mủ là một trường hợp của viêm họng mãn tính khởi phát bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Bệnh có đặc tính kéo dài dai dẳng và có thể phát sinh biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được khám và chữa trị đúng cách.

Có thể bạn quan tâm:

The post Viêm Họng Mủ: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Phương Pháp Điều Trị appeared first on TradiMec.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dược Liệu Đinh Hương - Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ Chữa Viêm: Hỗ Trợ Cân Bằng và Sức Khỏe Vùng Kín

Hướng Dẫn Sử Dụng Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ Đúng Cách và Hiệu Quả Nhất