U Xơ Tử Cung Dưới Thanh Mạc và Các phương pháp điều trị

U xơ tử cung dưới thanh mạc là một trường hợp phổ biến của bệnh u xơ tử cung. Loại u xơ này xuất hiện ở lớp cơ nằm sát thanh mạc, có thể có cuống hoặc nằm ngay trên dây chằng rộng. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới.

Nguyên nhân gây u xơ tử cung dưới thanh mạc

U xơ tử cung dưới thanh mạc đề cập đến sự xuất hiện của khối u ở mặt ngoài tử cung dưới lớp thanh mạc. Thông thường, loại u này sẽ có cuống, nằm lọt giữa hai lá phúc mạc của dây chằng rộng. Trong một số trường hợp sẽ gây khó khăn trong việc chẩn đoán cũng như phẫu thuật.

U Xơ Tử Cung Dưới Thanh Mạc và Các phương pháp điều trị
U xơ tử cung dưới thanh mạc là một trường hợp phổ biến của bệnh u xơ tử cung

U xơ tử cung dưới thanh mạc là một trường hợp thường gặp của bệnh u xơ tử cung. Bệnh lý ảnh hưởng từ nội tiết tố của buồng trứng estrogen. Theo đó, khi hormone estrogen trong cơ thể tăng cao thì khối u sẽ phát triển theo, đặc biệt là trong thời gian mang thai. Một số đối tượng có nguy cơ khác như di truyền, béo phì,…

Dưới đây là một số yếu tố được các định có liên quan đến quá trình hình thành khối u lành tính dưới thành mạc:

  • Ảnh hưởng hormone: U xơ tử cung nói chung và u xơ tử cung dưới thanh mạch nói riêng thường xuất hiện trong độ tuổi sinh sản, có xu hướng phát triển mạnh khi nồng độ progesterone và estrogen tăng cao. Nhiều trường hợp u xơ hình thành trong giai đoạn mang thai và giảm kích thước sau mãn kinh do nội tiết tố suy giảm.
  • Yếu tố di truyền: Một số nghiên cứu nhận thấy, nữ giới có nguy cơ bị u xơ tử cung dưới thanh mạch và đa nhân xơ tử cung cao nếu có bà, mẹ, chị/ em gái mắc phải bệnh lý này.
  • Một số yếu tố khác: Ngoài những yếu tố trên, bệnh lý cũng có nguy cơ khởi phát cao khi có các yếu tố thuận lợi như thừa cân – béo phì, có kinh nguyệt sớm, dung nạp ít rau xanh, trái cây, thiếu hụt vitamin D, sử dụng nhiều rượu bia,…

Dấu hiệu nhận biết

Thực tế nhận thấy, các biểu hiện của bệnh u xơ tử cung dưới thanh mạch không đồng nhất. Nữ giới mắc bệnh thường có cảm giác nặng ở vùng bụng dưới, tình trạng đau bụng dưới thường ít xảy ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đau nhiều, có thể người bệnh gặp phải biến chứng viêm nhiễm hoặc hoại tử.

Dấu hiệu nhận biết 
Nữ giới mắc bệnh thường có cảm giác nặng ở vùng bụng dưới

Ngoài ra, một số biểu hiện do tình trạng chèn ép của khối u đối với từng bộ phận như sau:

  • Chèn ép lên bàng quang có thể gây tiểu khó, tiểu nhiều lần, đôi khi bị bí tiểu
  • Chèn ép lên niệu quản có thể dẫn đến tình trạng thận ứ nước
  • Trường hợp chèn ép lên trực tràng thường đặc trưng bởi tình trạng đau khi đại tiện, gây táo bón
  • Trường hợp khối u chèn ép lên ruột và dạ dày có thể gây rối loạn tiêu hoá

Trong một số trường hợp, nữ giới mắc bệnh có thể bị xuất huyết âm đạo bất thường (thường là cường kinh, rong kinh, lâu dài sẽ gây ra tình trạng thiếu máu), đau trong và sau khi quan hệ tình dục, có thể gây chảy máu,…

U xơ tử cung dưới thanh mạc có nguy hiểm không?

U xơ tử cung dưới thanh mạc là khối u lành tính nên gần như không đe doạ đến tính mạng. Tuy nhiên, khối u xơ có thể gia tăng kích thước theo thời gian, khiến các biểu hiện lâm sàng rõ rệt và ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng sinh sản của nữ giới.

Dưới đây là một số biến chứng do bệnh lý gây ra:

U xơ tử cung dưới thanh mạc có nguy hiểm không? 
Sự chèn ép của khối u tác động trực tiếp đến thai kỳ, làm tăng nguy cơ bị sảy thai và sinh non

Đối với phụ nữ không mang thai:

  • Làm tăng nguy cơ rối loạn nội tiết: U xơ tử cung dưới thanh mạc gây cường kinh, rong kinh, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt,…. Tình trạng này kéo dài có thể gây rối loạn nội tiết và khiến cơ thể mất máu.
  • Thay đổi thể trạng: Người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, cơ thể xanh xao, cơn đau tăng lên khi quan hệ tình dục, ảnh hưởng đến tâm lý.
  • Giảm khả năng thụ thai: Sự xuất hiện bất thường của khối u ở dưới thanh mạc có thể gây khó khăn trong quá trình tinh trùng “gặp” trứng. Bệnh lý nếu không được điều trị sớm có thể gây biến dạng lòng tử cung, giảm khả năng thụ thai.
  • Xoắn khối u: Biến chứng này thường xuất hiện ở u xơ tử cung có cuống. Đặc trưng bởi tình trạng đau bụng dữ dội, choáng, nôn mửa liên tục, ngất do đau, bí trung tiện. Xoắn khối u có thể gây viêm phúc mạc và tử vong nếu không được kiểm soát kịp thời.

Đối với phụ nữ mang thai:

  • Tăng nguy cơ sảy thai và sinh non: Sự chèn ép của khối u tác động trực tiếp đến thai kỳ, làm tăng nguy cơ bị sảy thai và sinh non.
  • Chảy máu trong thai kỳ: Bệnh u xơ tử cung dưới thanh mạc có thể gây xuất huyết ở bất cứ giai đoạn nào trong thai kỳ, phụ thuộc vào sự chèn ép, co bóp của tử cung.
  • Khối u bị xoắn vỡ, hoại sinh: Khi bào thai phát triển sẽ chiếm diện tích nhất định trong lòng tử cung. Lúc này khối u có thể bị xoắn vỡ hoặc hoại sinh do bị tắc nghẽn mạch máu.
  • Thai chậm phát triển, dị tật thai nhi: Kích thước của khối u có thể làm biến dạng lòng tử cung, làm thay đổi vị trí bám nhau bình thường của thai nhi, điều này dẫn đến hạn chế không gian để thai nhi phát triển bình thường.
  • Di chứng nhau tiền đạo, bong nhau thai: Biến chứng này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh nở, dễ băng huyết sau sinh và khả năng sinh mổ cao.

Các phương pháp điều trị u xơ tử cung dưới thanh mạc

Theo các bác sĩ chuyên khoa, không phải tất cả trường hợp bị u xơ tử cung đều cần can thiệp điều trị y tế. Đối với những khối u có kích thước nhỏ, không xuất hiện triệu chứng lâm sàng sẽ được theo dõi định kỳ 3 tháng/ lần. Hầu hết những trường hợp này, khối u lành tính sẽ teo nhỏ dần sau tuổi mãn kinh.

Các phương pháp điều trị u xơ tử cung dưới thanh mạc 
Đối với những khối u có kích thước nhỏ, không xuất hiện triệu chứng lâm sàng sẽ được theo dõi định kỳ 3 tháng/ lần

Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh u xơ tử cung dưới thanh mạc:

  • Điều trị nội khoa: Mục đích của điều trị nội khoa là sử dụng thuốc giúp khối u teo dần đi và khắc phục các triệu chứng lâm sàng. Bản chất của thuốc chứa thành phần nội tiết tố sinh dục, khi được đưa vào cơ thể có thể gây ức chế rụng trứng. Phương pháp này được chỉ định với các trường hợp khối u không gây ra biến chứng hoặc người bệnh bước vào giai đoạn mãn kinh mong muốn cho nhân xơ tự teo đi.
  • Phương pháp lấp mạch máu nuôi u xơ: Phương pháp này được tiến hành bằng cách tiêm một số chất vào nhân xơ hoặc dùng dòng điện để làm tắc mạch máu nuôi khối u, dẫn đến u xơ bị hoại tử.
  • Phương pháp phẫu thuật: Phẫu thuật điều trị u xơ tử cung được chỉ định khi điều trị nội khoa không mang lại kết quả. Ngoài ra, phương pháp này có thể cân nhắc trong các trường hợp bị rong kinh, đi tiểu nhiều, hiếm muộn đau nhiều.
  • Phương pháp không xâm lấn MRI HIFU: Đây là phương pháp điều trị tiên tiến nhất hiện nay. Phương pháp này giúp loại bỏ mô đích bất thường mà không cần can thiệp phẫu thuật và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

Phòng ngừa u xơ tử cung dưới thanh mạc hiệu quả

U xơ tử cung dưới thanh mạc có thể điều trị dứt điểm nếu được thăm khám sớm và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, bệnh lý có thể tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Do đó, sau điều trị, bạn nên chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa tái phát.

Phòng ngừa u xơ tử cung dưới thanh mạc hiệu quả 
Dành từ 20 – 30 phút mỗi ngày để tập luyện thể dục để giúp phòng ngừa các bệnh phụ khoa

Nữ giới có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh thông qua các biện pháp sau:

  • Dành từ 20 – 30 phút mỗi ngày để tập luyện thể dục. Ngoài khả năng phòng ngừa các bệnh phụ khoa, hoạt động thể chất còn duy trì thể trạng khỏe mạnh, ngăn ngừa loãng xương, đồng thời làm chậm quá trình lão hoá.
  • Chủ động kiểm soát cân bằng bằng chế độ sinh hoạt, ăn uống và tập luyện khoa học. Các nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra, trọng lượng cơ thể làm tăng 10 – 20% nguy cơ mắc u xơ tử cung và u xơ tử cung dưới thanh mạc.
  • Cần ngủ đúng giờ, đủ giấc, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và tránh căng thẳng thần kinh quá mức.
  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng những chế phẩm có chứa estrogen. Tăng sinh nội tiết quá mức là một trong những yếu tố kích thích khối u xuất hiện ở thành tử cung.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, các thực phẩm giàu vitamin D, chất chống oxy hoá vào chế độ dinh dưỡng. Đồng thời, nên hạn chế các loại thịt đỏ, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ uống chứa cồn.
  • Thăm khám phụ khoa 2 lần/ năm để sớm phát hiện và điều trị các vấn đề bất thường.

Bệnh u xơ tử cung và u xơ tử cung dưới thanh mạc nói riêng thường không có biểu hiện lâm sàng rõ ràng. Do đó, chị em nên chủ động thăm khám phụ khoa định kỳ để được theo dõi và điều trị bệnh lý tiềm ẩn sớm. Việc chủ quan khiến khối u tăng kích thước không chỉ gây khó khăn trong việc điều trị mà còn làm tăng nguy cơ phát sinh biến chứng.

Có thể bạn quan tâm:

The post U Xơ Tử Cung Dưới Thanh Mạc và Các phương pháp điều trị appeared first on TradiMec.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Lác Đồng Tiền Ở Trẻ Em: Nguy Hiểm, Nguyên Nhân và Cách Chữa

6 Cách Sử Dụng Ngải Cứu Trị Tràn Dịch Khớp Gối

7 Loại Siro Ho Hiệu Quả Cho Người Lớn