Hắc Lào – Lang Ben: Phân Biệt Và Cách Điều Trị Bệnh

Hắc lào và lang ben đều là những bệnh da liễu xảy ra do nấm men phát triển quá mức. Tuy nhiên, về hình thái tổn thương cũng như các biểu hiện lâm sàng của hai bệnh lý này khác nhau. Nếu nhầm lẫn sẽ gây khó khăn trong quá trình điều trị cũng như phòng ngừa bệnh tái phát.

Cách phân biệt bệnh lang ben và hắc lào

Hắc lào và lang ben đều là các dạng tổn thương da nông do vi nấm gây ra. Đây đều là các bệnh da liễu thường gặp và được đánh giá khá lành tính, không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Trường hợp mắc bệnh hắc lào, lang ben đều đáp ứng tốt các biện pháp điều trị và chăm sóc tại nhà.

Hắc Lào - Lang Ben: Phân Biệt Và Cách Điều Trị Bệnh
Các biểu hiện lâm sàng và tổn thương da là cách giúp phân biệt hắc lào – lang ben dễ dàng nhất

Tuy nhiên, tổn thương da gây ngứa ngáy, da thay đổi sắc tố và lan rộng sang vùng da khác có thể tác động xấu đến sinh hoạt hàng ngày, chức năng thẩm mỹ. Hơn nữa, các bệnh lý này đều có khả năng lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp.

Do cơ chế khởi phát khá giống nhau và tổn thương da tương tự nên nhiều người bệnh nhầm lẫn giữa bệnh lang ben và hắc lào. Điều này thường gây khó khăn trong việc chăm sóc, điều trị cũng như phòng ngừa bệnh tái phát.

Dưới đây là một số đặc điểm giúp phân biệt bệnh lang ben và hắc lào:

1. Dấu hiệu nhận biết

Các biểu hiện lâm sàng và tổn thương da là cách giúp phân biệt hắc lào – lang ben dễ dàng nhất. Do nhiễm các vi nấm khác nhau nên tổn thương và và triệu chứng bệnh hắc lào và lang ben sẽ có những điểm khác biệt. Cụ thể.

Dấu hiệu nhận biết
Vùng da bị lang ben xuất hiện các mảng hoặc đốm da có hồng, trắng hoặc nâu

Đối với trường hợp bị lang ben sẽ xuất hiện các biểu hiện sau:

  • Trên da xuất hiện các mảng hoặc đốm da có hồng, trắng hoặc nâu
  • Bề mặt da bị nhiễm bệnh phẳng, có ranh giới tương đối so với các vùng da lân cận.
  • Bệnh lang ben thường không gây ngứa hoặc ngứa ít khi đổ nhiều mồ hôi
  • Màu sắc của vùng da bị bệnh có thể thay đổi do một số yếu tố. Theo đó, tổn thương giảm sắc tố (da có màu trắng) thường xảy ra vào mùa hè.
  • Tổn thương da có màu nâu hoặc hồng thực chất là hệ quả do phản ứng viêm do nấm gây ra.
  • Các vùng da bị lang ben có thể phát triển thành nhiều đốm nhỏ hoặc lan rộng thành từng mảng lớn, khu trú tại một hoặc vài vùng da.
  • Lang ben gần như không gây đau, có thể xuất hiện tình trạng ngứa rát do phản ứng cào, gãi lên da.
  • Tổn thương da do bệnh lý gây ra thường có hình bầu dục hoặc đa cung, kích thước từ 1 – 3cm
  • Bề mặt vùng da bị lang ben có vảy da mịn và dễ cạo.

Trong khi đó, bệnh hắc lào gây ra các triệu chứng điển hình sau:

  • Vùng da bị nhiễm bệnh xuất hiện đám da có màu đỏ, bằng phẳng hoặc phù nề so với những vùng da xung quanh
  • Những đám tổn thương có hình tròn tương tự như đồng xu, có ranh giới rõ, bong vảy nhẹ ở giữa và xuất hiện các mụn nước li ti bao quanh
  • Khu vực da bị tổn thương do hắc lào gây ra có xu hướng lan rộng theo thời gian
  • Tổn thương do bệnh lý gây ra thường không gây đau nhưng sẽ gây ngứa ngáy và tăng lên khi da đổ nhiều mồ hôi
  • Một số đám tổn thương có thể liên kết lại với nhau tạo thành mảng lớn hình đa cung.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh lang beng là sự phát triển quá mức của nấm Malassezia furfur. Tác động đến sắc tố da và gây ra các vùng da tăng/ giảm sắc tố bất thường. Các nghiên cứu nhận thấy, nấm Malassezia furfur tiết ra azelaic làm chậm tốc độ vận chuyển melanin đến các tế bào thượng bì và dẫn đến giảm sắc tố da.

Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh lang beng là sự phát triển quá mức của nấm Malassezia furfur

Lang ben có thể xảy ra bởi bất kỳ đối tượng và độ tuổi nào, tuy nhiên bệnh thường ảnh hưởng đến nhóm đối tượng sau:

  • Người trong độ tuổi thanh thiếu niên, trẻ nhỏ
  • Người tiết nhiều mồ hôi, da tăng tiết dầu
  • Sống trong môi trường nóng ẩm
  • Mắc các bệnh gây suy giảm hệ miễn dịch như sởi, cúm, HIV,…
  • Vệ sinh cá nhân kém
  • Rối loạn nội tiết tố, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai

Cùng xảy ra do vi nấm nhưng bệnh hắc lào khởi phát do nấm Microsporum, Trychophyton, Epidermophyton. Khi gặp điều kiện thuận lợi, các vi nấm này sẽ phát triển mạnh mẽ, đào thải chất chuyển hoá, làm tổn thương tầng thượng bì và gây ra các biểu hiện lâm sàng.

Nguyên nhân gây bệnh 
Bệnh hắc lào khởi phát do nấm Microsporum, Trychophyton, Epidermophyton và chỉ có thể quan sát dưới kính hiển vi

Những loại nấm men gây ra bệnh hắc lào đều có kích thước nhỏ và chỉ có thể quan sát dưới kính hiển vi. Theo đó, bệnh thường ảnh hưởng những đối tượng sau:

  • Người suy giảm hệ miễn dịch
  • Da tiết nhiều dầu thừa, bã nhờn, thay đổi hormone
  • Sống ở vùng khí hậu nóng ẩm
  • Tiếp xúc với người hoặc động vật nhiễm nấm

3. Vị trí thường gặp

Tổn thương do bệnh lang ben gây ra có thể khu trú tại bất kỳ khu vực nào trên cơ thể, tuy nhiên phổ biến nhất là ở phần trên của cơ thể như:

  • Ngực
  • Lưng
  • Cổ
  • Mặt

Còn đối với bệnh hắc lào, tổn thương thường tập trung tại các vị trí sau:

  • Da đầu
  • Tay, chân
  • Đùi
  • Thân mình

Cách điều trị bệnh hắc lào và lang ben

Hắc lào và lang ben có hình thái tổn thương và các biểu hiện lâm sàng khác nhau. Tuy nhiên, nguyên nhân gây bệnh đều do nấm men gây ra nên phương pháp điều trị hai bệnh lý này khá giống nhau.

Cách điều trị bệnh hắc lào và lang ben 
Sau khi tiến hành thăm khám, đánh giá mức độ tổn thương, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc điều trị phù hợp

Phương pháp điều trị chính đối với bệnh hắc lào, lang ben là sử dụng thuốc bôi và thuốc uống có tác dụng chống nấm, làm dịu vùng da bị tổn thương và tăng phục hồi, tái tạo da nhanh chóng, đồng thời hạn chế tình trạng tái nhiễm.

  • Trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ: Bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc bôi ngoài da để kiểm soát các triệu chứng. Sau khi các triệu chứng đã được kiểm soát, người bệnh có thể được yêu cầu sử dụng thuốc thêm 1 tuần để tiêu diệt nấm men gây bệnh hoàn toàn. Một số loại thuốc bôi thường được dùng trong điều trị hắc lào, lang ben như: Thuốc bôi ASA, cồn BSI, thuốc mỡ Benzosali, thuốc bôi Nizoral,…
  • Trường hợp bệnh nặng: Đối với trường hợp không đáp ứng điều trị tại chỗ, tổn thương có xu hướng lan rộng và tái phát nhiều lần. Lúc này bác sĩ có thể cân nhắc kết hợp các loại thuốc đường uống để kiểm soát bệnh lý. Một số loại thuốc đường uống kháng nấm như Ketoconazol, Itraconazol có thể được bác sĩ chỉ định trong điều trị bệnh hắc lào và lang ben. Tuy nhiên, thuốc có thể gây độc cho gan và ảnh hưởng đến sức khoẻ nên người bệnh cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.
  • Trường hợp trẻ mắc bệnh: Thông thường, trẻ em mắc bệnh hắc lào, lang ben thường được chỉ định một số loại thuốc bôi ngoài da an toàn và giảm thiểu kích ứng da. Trong trường hợp này không dùng thuốc kháng nấm đường uống trong trẻ vì có thể gây ra tác dụng phụ và rủi ro.

Ngoài ra, trường hợp bị hắc lào gây ngứa ngáy nhiều, cảm giác khó chịu, bứt rứt, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc kháng histamin như: Cetirizin, Loratadin, Chlorpheniramine,… Các loại thuốc điều trị bệnh ở dạng bôi hay đường uống đều có thể gây ra tác dụng phụ, do đó bạn cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về liều dùng, tần suất để đảm bảo kết quả điều trị tốt nhất.

Phòng ngừa hắc lào và lang ben hiệu quả

Bệnh hắc lào và lang ben đều là những bệnh da liễu do nấm men gây ra, có khả năng lây lan và tái nhiễm cao khi gặp điều kiện thuận lợi. Do đó, bên cạnh tuân thủ phương pháp điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần chủ động trong việc chăm sóc và phòng ngừa bệnh tái phát.

Phòng ngừa hắc lào và lang ben hiệu quả 
Giữ vệ sinh cá nhân, mỗi ngày tắm 2 lần với xà phòng diệt khuẩn để làm sạch da, loại bỏ dầu thừa, bã nhờn, nấm,…

Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa bệnh lang ben và hắc lào:

  • Giữ vệ sinh cá nhân, mỗi ngày tắm 2 lần với xà phòng diệt khuẩn để làm sạch da, loại bỏ dầu thừa, bã nhờn và các tác nhân gây hại cho da.
  • Giữ cho da luôn được khô thoáng, tránh mặc những trang phục bó sát, ẩm ướt, gây đổ nhiều mồ hôi. Thay vào đó, nên chọn mặc quần áo thoáng mát, thấm hút tốt.
  • Hạn chế vận động quá sức gây đổ nhiều mồ hôi, cần tắm rửa sạch sẽ sau khi tập luyện thể dục, thể thao. Bên cạnh đó, bạn nên lựa chọn những bộ môn vận động nhẹ nhàng, không tiết nhiều mồ hôi như bơi lội, yoga,…
  • Không dùng chung khăn tắm, quần áo và vật dụng cá nhân với người mắc các bệnh do nấm gây ra. Bởi bệnh lý có thể lây lan và làm tăng nguy cơ tái phát lang ben, hắc lào.
  • Hạn chế sử dụng nhà tắm công cộng, bởi đây là nơi tìm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm bệnh, nhất là các bệnh da liễu.
  • Thường xuyên giặt giũ quần áo, chăn màng phơi ở nơi có nhiều nắng, vệ sinh phòng ngủ và môi trường sống để loại bỏ nấm mốc, vi khuẩn gây hại.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, lợi khuẩn để tăng cường sức khỏe, cân bằng hệ vi sinh trong cơ thể cũng như trên da.
  • Người bị hắc lào, lang ben hoặc một số bệnh da liễu nên hạn chế tiếp xúc với vật nuôi. Nếu có nuôi động vật, cần đưa chúng đến bác sĩ thú y thường xuyên để được vệ sinh và thăm khám.

Bài viết đã tổng hợp một số thông tin giúp phân biệt bệnh hắc lào – lang ben cũng như biện pháp điều trị và phòng ngừa tái phát hiệu quả. Các bệnh lý này mặc dù không đe dọa đến sức khoẻ nhưng ảnh hưởng đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống và chức năng thẩm mỹ. Vì vậy, người bệnh cần chủ động trong việc thăm khám và điều trị sớm để khắc phục bệnh nhanh chóng.

Có thể bạn quan tâm:

The post Hắc Lào – Lang Ben: Phân Biệt Và Cách Điều Trị Bệnh appeared first on TradiMec.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dược Liệu Đinh Hương - Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ Chữa Viêm: Hỗ Trợ Cân Bằng và Sức Khỏe Vùng Kín

Hướng Dẫn Sử Dụng Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ Đúng Cách và Hiệu Quả Nhất