Tìm Hiểu Cơ Chế Gây Phù Trong Hội Chứng Thận Hư

Cơ chế gây phù trong hội chứng thận hư dễ bị nhầm lẫn với phù do viêm cầu thận cấp tính hoặc mạn tính. Do đó cần tìm hiểu rõ chính xác cơ chế gây ra để có hướng điều trị thích hợp, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. 

Bệnh thận hư là gì?

Hội chứng thận hư là một dạng tổn thương thận phổ biến do bị rò rỉ đạm (protein) vào nước tiểu. Từ đó gây ra hàng loạt các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng như phù toàn thân, giảm protein và albumin trong máu, tăng cholesterone, tăng protein trong nước tiểu và xuất hiện mô mỡ. Trong đó, phù nề toàn thân được xem là triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh.

Cơ chế gây phù trong hội chứng thận hư
Phù do hội chứng thận hư là do giảm nồng độ albumin trong máu gây giảm áp lực keo khiến nước từ lòng mạch thoát ra mô kẽ gây phù nề

Cụ thể, người mắc hội chứng thận hư thường có các yếu tố sau:

  • Protein máu giảm dưới 60g/ lít;
  • Albumin máu giảm dưới 30g/ lít;
  • Tăng chỉ số cholesterol trong máu ≥ nmol/ lít;
  • Có hạt mỡ lưỡng chiết, trụ mỡ xuất hiện trong nước tiểu;
  • Protein trong nước tiểu trên 3.5g/ 24 giờ.

Bản chất của bệnh thận hư là bệnh mạn tính, phát triển đột ngột và diễn tiến thành từng đợt. Nếu chủ động thăm khám và điều trị kịp thời bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm và khỏi hẳn. Ngược lại, việc điều trị hội chứng thận hư không được thực hiện đúng cách, kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Điển hình như làm tắc mạch, tăng nguy cơ nhiễm trùng, suy thận…

Nguyên nhân ra gây hội chứng thận hư

Như đã nói, hội chứng thận hư là một tập hợp của nhiều triệu chứng khác nhau và không phải một căn bệnh cụ thể. Chính vì vậy, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra hội chứng này, có thể kể đến như:

  • Mắc một số bệnh lý chuyển hoa như đái tháo đường, lắng đọng amyloid…;
  • Bệnh viêm cầu thận nguyên phát;
  • Các bệnh lý tự miễn có tính chất hệ thống như viêm mạch, lupus ban đỏ…
  • Các bệnh lý nhiễm trùng như viêm gan B, viêm gan C, nhiễm khuẩn, HIV…
  • Các bệnh lý ác tính như ung thư đường tiêu hóa, đa u tủy xương…

Do có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra hội chứng thận hư nên việc chẩn đoán cần thực hiện theo quy trình. Người bệnh tuyệt đối không tự ý chẩn đoán vì rất dễ nhầm lẫn, gây khó khăn cho việc điều trị.

Dấu hiệu của hội chứng thận hư

Phù nề được xem là triệu chứng đặc trưng nhất của hội chứng thận hư. Tình trạng phù nề thường xuất hiện đột ngột, không có dấu hiệu báo trước và tăng mức độ lên trong vài ngày cho đến vài tuần. Kéo theo đó là sự tăng cân nhanh chóng so với thời điểm trước khi phù. Khối phù thường mềm, màu trắng, ấn vào không thấy đau và khi quan sát thấy sưng rõ rệt.

Cơ chế gây phù trong hội chứng thận hư
Phù nề được xem là triệu chứng đặc trưng nhất của hội chứng thận hư

Ngoài triệu chứng phù nề, khi mắc hội chứng thận hư còn gây ra một số triệu chứng khác như:

  • Giảm tần suất đi tiểu hoặc không buồn tiểu, thay đổi tính chất nước tiểu như có lẫn máu, nhiều bọt và lâu tan;
  • Tình trạng ứ nước kéo dài gây tràn dịch màng phổi dẫn đến khó thở, ho khan, nhất là khi nằm;
  • Do chứa nhiều dịch trong ổ bụng nên kéo theo chướng bụng, đầy hơi, ăn uống khó tiêu, buồn nôn, nôn ói;
  • Tăng huyết áp đột ngột do cơ thể giữ muối nước trong cơ thể.
  • Một số trường hợp bệnh diễn tiến nặng hơn có thể gây ra suy thận cấp, hình thành cục máu đông gây cô đặc máu, dẫn đến tắc mạch, thậm chí tử vong cực kỳ nguy hiểm.

Cơ chế gây phù trong hội chứng thận hư

Phù trong hội chứng thận hư là một trong hai dạng phổ biến của triệu chứng phù trong suy thận, bên cạnh phù do viêm cầu thận. Để phân biệt rõ hai dạng này cần căn cứ vào một số đặc điểm sau đây:

1. Phù do hội chứng thận hư

Cơ chế:

  • Cơ chế chính: Tình trạng phù do hội chứng thận hư là do giảm nồng độ albumin trong máu gây giảm áp lực keo (có nhiệm vụ giữ nước trong lòng mạch). Tình trạng này khiến cho nước từ trong lòng mạch thoát ra các mô kẽ hở gây ra phù nề.
  • Cơ chế phụ: Sự thoát nước mạch gây giảm thể tích tuần hoàn trong lòng mạch, kích thích phức hợp cạnh cầu thận bài tiết renin. Hoạt chất này chuyển angiotensin huyết tương thành angiotensin I và dưới tác dụng của men chuyển angiotensin (ACE) trở thành angiotensin II. Chất này có khả năng kích thích tuyến thượng thận sản xuất aldosteron tăng tái hấp thu muối và nước tại thận dẫn đến phù nề.

Đặc điểm

  • Tình trạng phù nề xuất hiện đột ngột, kích thước phù lớn và phát triển nhanh chóng qua từng ngày.
  • Khối phù mềm, trắng và ấn lõm.
  • Thực hiện chế độ ăn nhạt nhưng không làm giảm phù. Vì bản chất của cơ chế phù trong hội chứng thận hư là do giảm protein trong máu.

Vị trí

  • Vị trí phù đầu tiên do hội chứng thận hư là ở mi mắt, sau đó lan rộng sang các vị trí, cơ quan khác.
  • Tình trạng phù không có mối liên quan đến thời gian trong ngày hay tư thế nằm của người bệnh. Tuy nhiên có một số tài liệu ghi nhận rằng cơn phù thường xuất hiện vào buổi sáng và được giải thích do có sự giảm mức lọc cầu thận sinh lý trong lúc ngủ, tăng khả năng giữ nước trên nền một số dạng bệnh thận có sẵn từ trước.
  • Khi nằm quá lâu dù ở bất kỳ tư thế nào, khối phù sẽ xuất hiện tập trung chủ yếu ở các vùng thấp như lưng hoặc mặt sau đùi. Tình trạng này làm tăng nguy cơ tràn dịch nên có thể gây ra triệu chứng cổ chướng trước khi phù toàn thân.
Cơ chế gây phù trong hội chứng thận hư
Triệu chứng phù nề thường xảy ra nhiều ở mí mắt, mặt, chân tay…

Triệu chứng đi kèm

  • Chỉ số protein trong nước tiểu chứa nhiều protein lớn hơn 3.5g/ ngày;
  • Protein máu giảm, lipid máu tăng và tăng tốc độ lắng máu;
  • Chỉ số ure không cao nếu chưa có dấu hiệu suy thận.
  • Tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng phổi. Lượng lớn dịch tràn vào màng bụng có thể làm tăng mức độ phù ở hai chi dưới do gây cản trở lưu hồi máu của tĩnh mạch chủ dưới. Vài trường hợp kèm theo đau bụng cấp do tràn dịch màng bụng quá nhanh.

2. Phù do viêm cầu thận cấp hoặc mạn tính

Cơ chế: Cơ chế gây phù do viêm cầu thận (cấp hoặc mạn) là do tình trạng giảm thải natri và nước, tích tụ trong cơ thể do thận sự suy giảm chức năng lọc.

Đặc điểm

  • Tình trạng phù xuất hiện đột ngột, diễn tiến từ từ có lúc ít có lúc nhiều;
  • Khối phù có màu trắng, mềm và lõm vào khi ấn nhẹ.
  • Sau khi điều chỉnh chế độ ăn nhạt lại sẽ thấy thuyên giảm phù nhanh chóng.

Vị trí

  • Vị trí đầu tiên xảy ra phù nề là mi mắt, sau đó lan dần sang nhiều vị trí khác như chân, tay, mặt…
  • Triệu chứng phù dễ bắt gặp vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy.

Triệu chứng đi kèm

  • Phù nề thường đi kèm với tình trạng tăng huyết áp, hồng cầu niệu và protein niệu;
  • Gây tràn dịch màng phổi và cổ chướng nếu phù quá mức;
  • Tiểu ít hoặc khởi phát suy thận cấp.

Điều trị hội chứng thận hư

Bản chất của hội chứng thận hư là bệnh mãn tính, dễ tái phát nên quá trình điều trị sẽ rất lâu dài. Việc thực hiện các biện pháp can thiệp y tế nằm mục đích làm giảm triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng, làm chậm quá trình tổn thương thận và phục hồi chức năng sinh lý.

Cơ chế gây phù trong hội chứng thận hư
Việc chẩn đoán đúng bệnh giúp điều trị đúng hướng và hiệu quả theo phác đồ thích hợp

Thông thường, để điều trị hội chứng thận hư người bệnh cần thực hiện các vấn đề sau:

  • Ăn uống nhạt để giảm tích nước, muối trong cơ thể;
  • Sử dụng thuốc lợi tiểu để cải thiện chứng tiểu ít. Tuy nhiên cần hết sức cân nhắc về liều dùng, dùng loại thuốc phù hợp với chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc lợi tiểu bừa bãi vì có thể làm khởi phát suy thận cấp hoặc làm tăng nặng tình trạng bệnh hiện tại;
  • Sử dụng thuốc nhóm Corticoid theo chỉ định của bác sĩ nhằm giảm mỡ máu;
  • Để bổ sung bù lại lượng protein bị thất thoát người bệnh cần kết hợp ăn uống các loại thực phẩm chứa đạm.

Ngoài ra, với những trường hợp người bệnh không đáp ứng sử dụng các loại thuốc trên hoặc gây tác dụng phụ sẽ được điều trị thay thế bằng hình thức khác.

  • Tiến hành sinh thiết thận và điều trị theo phác đồ;
  • Sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch khác như Chlorambucil, Cyclosporine A, Cyclophosphamide, Azathioprine, Mycophenolate mofetil…
  • Lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc ức chế miễn dịch. Mặc dù có khả năng làm giảm hiệu quả các triệu chứng, đặc biệt là sưng phù nhưng thuốc lại làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, loãng xương, ức chế tủy xương, suy tuyến thượng thận…

Tóm lại, cơ chế gây phù do hội chứng thận hư khác hoàn toàn với cơ chế gây phù do các bệnh lý khác. Vì vậy người bệnh nên sớm thăm khám, để được chẩn đoán đúng bệnh. Chỉ khi chẩn đoán đúng mới đem lại hiệu quả điều trị khả quan, ngược lại điều trị sai sẽ càng làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Có thể bạn quan tâm

The post Tìm Hiểu Cơ Chế Gây Phù Trong Hội Chứng Thận Hư appeared first on Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Lác Đồng Tiền Ở Trẻ Em: Nguy Hiểm, Nguyên Nhân và Cách Chữa

6 Cách Sử Dụng Ngải Cứu Trị Tràn Dịch Khớp Gối

7 Loại Siro Ho Hiệu Quả Cho Người Lớn