Các Xét Nghiệm Chức Năng Thận: Chi Phí và Thông Tin Cần Biết

Các xét nghiệm chức năng thận được chỉ định trong trường hợp gặp các vấn đề về thận như suy thận, thận hư yếu, sỏi thận,… Thông qua kết quả xét nghiệm giúp bác sĩ đánh giá cụ thể tình trạng bệnh lý, từ đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp.

Khi nào cần xét nghiệm đánh giá chức năng thận

Thận đảm nhiệm vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của cơ thể. Một trong những chức năng chính của cơ quan này là lọc chất thải từ máu ra ngoài cơ thể thông qua đường nước tiểu. Bên cạnh đó, thận còn giúp kiểm soát khoáng chất, lượng nước trong cơ thể,…

Các Xét Nghiệm Chức Năng Thận: Chi Phí và Thông Tin Cần Biết
Các xét nghiệm chức năng thận được chỉ định trong trường hợp gặp các vấn đề về thận như suy thận, thận hư yếu, sỏi thận,…

Thực tế cho thấy, thận thường dễ bị tổn thương và suy giảm chức năng hoạt động bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Do đó, việc xét nghiệm để đánh giá chức năng thận là điều cần thiết. Vậy khi nào cần tiến hành xét nghiệm chức năng thận? Theo các chuyên gia, các kỹ thuật xét nghiệm, chẩn đoán đánh giá chức năng thận được tiến hành khi bạn gặp các biểu hiện bất thường ở thận hoặc nghi ngờ mắc các bệnh về thận. Bên cạnh đó, trường hợp đang mắc các bệnh lý có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của thận như cao huyết áp, đái tháo đường cũng cần tiến hành xét nghiệm đánh giá.

Thông qua các xét nghiệm đánh giá chức năng hoạt động của thận sẽ giúp phòng ngừa nguy cơ mắc một số bệnh lý về thận. Đồng thời dễ dàng theo dõi các bệnh lý ảnh hưởng đến cơ quan này cũng như can thiệp các phương pháp điều trị kịp thời. Tránh phát sinh các biến chứng nguy hiểm.

Các xét nghiệm chức năng thận

Thận là cơ quan quan trọng trọng trong hệ bài tiết với chức năng chính là thanh lọc, đào thải độc tố trong cơ thể. Bên cạnh đó, thận còn hỗ trợ tích cực quá trình lọc máu, điều hoà huyết áp, sản sinh hormone,… Chức năng thận suy giảm, gặp vấn đề không chỉ gây rối loạn tiểu tiện mà còn tác động xấu đến sức khoẻ tổng thể và chức năng sinh sản, đặc biệt ở nam giới.

Để kiểm tra và đánh giá chức năng thận, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu người bệnh tiến hành thực hiện các xét nghiệm sinh hoá máu, xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm nước tiểu,… Thông qua kết quả xét nghiệm sẽ nắm được tình trạng bệnh lý, từ đó áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp.

Dưới đây là một số xét nghiệm chức năng thận thường được áp dụng:

Xét nghiệm sinh hoá máu

Việc đo nồng độ của một số chất trong máu sẽ giúp bác sĩ dễ dàng nhận biết được chức năng hoạt động của thận. Do đó, một trong những bước đầu tiên trong xét nghiệm đánh giá chức năng thận là lấy mẫu máu để làm xét nghiệm sinh hoá.

Xét nghiệm sinh hoá máu
Chỉ số ure tăng cho thấy người bệnh đang gặp phải một số bệnh lý như suy thận, sỏi thận,…

Một số kỹ thuật sinh hoá máu được thực hiện, bao gồm:

  • Xét nghiệm chỉ số ure: Chỉ số ure trong máu giúp dễ dàng trong việc đánh giá chức năng thận cũng như theo dõi các bệnh về thận. Ure trong máu được tạo thành từ sự phân huỷ protein trong các thực phẩm dung nạp hàng ngày và được thận lọc ra ngoài thông qua đường nước tiểu. Giá trị của ure dao động trong ngưỡng cho phép chứng tỏ chỉ số chức năng thận bình thường. Chỉ số này tăng cho thấy người bệnh đang gặp phải một số bệnh lý như suy thận, sỏi thận,… Chỉ số ure giảm nếu người thực hiện xét nghiệm bị thiếu lượng protein, suy giảm chức năng gan.
  • Xét nghiệm Creatinin huyết thanh: Creatinin là một trong những chất thải được tiết ra từ quá trình hoạt động của cơ bắp. Theo đó, lượng chất thải này được tổng hợp với tốc độ ổn định trong cơ thể và được bài tiết ra ngoài chứ không được tái hấp thu. Thông thường, xét nghiệm giá trị Creatinin nằm khoảng 0.5-1.1mg/dl ở nữ giới và 0.6-1.2mg/dl ở nam giới chứng tỏ thận bình thường. Tuy nhiên, nếu kết quả cho thấy chỉ số 0.5-1.1mg/dl ở nữ giới và 0.6-1.2mg/dl ở nam giới tăng cao chứng tỏ chức năng thận đang gặp vấn đề.
  • Xét nghiệm acid uric: Xét nghiệm acid uric nhằm kiểm tra nồng độ acid trong máu, nhờ đó phát hiện các biểu hiện bất thường ở thận. Xét nghiệm này được thực hiện trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh gout, thận, từ đó chẩn đoán và điều trị sớm. Theo đó, nồng độ acid uric trong máu bình thường ở nam giới là 180-420 mmol/l và 150-360 mmol/l ở nữ giới. Đối với những trường hợp bị suy giảm chức năng thận, bệnh gout, vẩy nến sẽ có nồng độ acid tăng cao.
  • Xét nghiệm Cystatin C: Cystatin – một loại protein có trọng lượng phân tử nhỏ và được lọc ở thận, tạo nên những tế bào có nhân. Xét nghiệm Cystatin C có giá trị tương đương với xét nghiệm Creatinin huyết tương cũng như thanh thải Creatinin. Do đó, người bệnh có thể yên tâm do nồng độ Cystatin C không ảnh hưởng đến những yếu tố như tuổi tác, giới tính, trọng lượng cơ thể,…
  • Xét nghiệm rối loạn kiềm toan: Xét nghiệm này được thực hiện nhằm đảm bảo yếu tố đông máu ở thận, những protein co cơ, các men tế bào cùng định lượng pH trong máu cần duy trì ở mức 7,37-7,43. Với những trường hợp bị suy thận, acid trong máu chuyển hoá bị giảm thải và gây rối loạn cân bằng kiềm toan, nồng độ acid trong máu tăng cao.

Xét nghiệm nước tiểu

Kế đến, người bệnh được yêu cầu lấy một lượng nhỏ nước tiểu để tiến hành xét nghiệm. Việc kiểm tra nước tiểu cũng có thể cho biết mức độ hoạt động của thận cũng như lượng đạm có trong chất thải của thận.

Xét nghiệm nước tiểu 
Việc kiểm tra nước tiểu cũng có thể cho biết mức độ hoạt động của thận cũng như lượng đạm có trong chất thải của thận

Quá trình xét nghiệm bao gồm việc tổng hợp phân tích nước tiểu, xét nghiệm định lượng đạm thông qua kiểm tra mẫu nước tiểu dưới kính hiển như và các loại test sau:

  • Tổng phân tích nước tiểu: Bác sĩ dùng que thử là mẩu giấy đã được tẩm chất hóa học. Sau khi nhúng vào nước tiểu, màu sắc của dải chất hoá học sẽ cho biết các biểu hiện bất thường của nước tiểu như chứa máu, mủ, vi khuẩn, lượng đường hoặc protein dư thừa trong nước tiểu. Theo đó, tỷ lệ nước tiểu của người bình thường sẽ dao động từ 1,01-1,02. Đối với người bị suy giảm chức năng thận ở giai đoạn đầu có thể khiến độ cô đặc nước tiểu giảm đi đáng kể, từ đó làm tăng nguy cơ giảm tỉ trọng nước tiểu.
  • Xét nghiệm định lượng đạm niệu: Theo các bác sĩ, chỉ số protein ở người bình thường được xét nghiệm trong 24h là <0,3g. Những trường hợp bị tổn thương cầu thận cấp, bệnh suy thận hoặc một số bệnh ảnh hưởng đến chức năng thận như tăng huyết áp, đái tháo đường,… có định lượng đạm trong nước tiểu tăng cao lên đến >0,3g/ 24h.

Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh

Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh được thực hiện sau xét nghiệm sinh hoá và nước tiểu trong xét nghiệm đánh giá chức năng thận. Theo đó, bác sĩ chuyên khoa tiến hành siêu âm bụng, xạ hình thận bằng đồng vị phóng xạ, chụp CT Scan,… Thông qua hình ảnh thu được có thể quan sát những tổn thương, vấn đề bất thường ở thận, từ đó đưa ra các phương pháp chữa trị phù hợp.

Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh 
Phương pháp xạ hình thận bằng đồng vị phóng xạ được thực hiện để đánh giá chức năng thận ở từng người bệnh

Dưới đây là các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh thường được chỉ định:

  • Siêu âm bụng: Siêu âm bụng được thực hiện nhằm hỗ trợ phát hiện hiện tượng ứ nước – nguyên nhân chủ yếu là do tắc nghẽn niệu quản gây ra. Trường hợp thận bị ứ nước hai bên thì có thể chẩn đoán người bệnh bị suy thận cấp/ suy thận mạn tính. Nếu thận có nhiều nang, nhỏ, thay đổi cấu trúc thận, mất phân biệt vỏ tuỷ,… thì người bệnh có nguy cơ cao bị suy thận mãn tính. Ngoài ra, thông qua kỹ thuật siêu âm bụng còn giúp dễ dàng phát hiện sỏi thận, các khối u (nếu có).
  • Chụp CT scan: Kỹ thuật này được tiến hành thông qua dùng tia X để thăm dò hình ảnh, giúp bác sĩ dễ dàng hơn trong việc quan sát toàn bộ hệ tiết niệu. Phương pháp CT scan thường được chỉ định với những trường hợp nghi ngờ suy thận do tắc nghẽn đường tiết niệu. Bên cạnh đó, xét nghiệm này cũng tiêm thuốc cản quang, quét bằng máy chụp lát cắt, từ đó bác sĩ có thể dễ dàng hơn trong việc phát hiện nguyên nhân cũng như vị trí gây tắc nghẽn niệu quản, từ đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.
  • Xạ hình thận bằng đồng vị phóng xạ: Phương pháp xạ hình thận bằng đồng vị phóng xạ được thực hiện để đánh giá chức năng thận ở từng người bệnh. Thông qua kết quả xét nghiệm, bác sĩ dễ dàng hơn trong việc đánh giá chức năng thận như phần trăm máu tươi, chức năng lọc thận, khả năng tham gia hoạt động của từng thận,… Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp đánh giá mức độ tắc nghẽn niệu quản 2 bên hiệu quả.

Chi phí thực hiện xét nghiệm chức năng thận

Thực tế, chi phí thực hiện các xét nghiệm đánh giá chức năng thận phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như địa điểm thực hiện, loại xét nghiệm, thời điểm thực hiện xét nghiệm,…

Chi phí thực hiện xét nghiệm chức năng thận 
Thực tế, chi phí thực hiện các xét nghiệm đánh giá chức năng thận phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau

Một số xét nghiệm chức năng thận có mức giá tham khảo như sau:

  • Xét nghiệm Creatinin khoảng 40.000 đồng
  • Xét nghiệm Acid uric khoảng 60.000 đồng
  • Xét nghiệm chỉ số Ure khoảng 40.000 đồng
  • Xét nghiệm Protein niệu khoảng 100.000 đồng

Các chi phí trên chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi mà không báo trước. Vì vậy, để xác định mức giá cụ thể, người bệnh cần chủ động liên hệ với bệnh viện/ phòng khám để được tư vấn phù hợp. Ngoài ra, những chi phí này không bao gồm các chi phí phát sinh như khám bệnh lâm sàng, siêu âm,…

Một số lưu ý khi thực hiện xét nghiệm chức năng thận

Việc thực hiện xét nghiệm đánh giá chức năng thận thường có nhiều yêu cầu đối với người bệnh. Để đảm bảo kết quả xét nghiệm, chẩn đoán chính xác nhất, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Trước khi thực hiện xét nghiệm chức năng thận, bạn cần nhịn ăn ít nhất từ 8 – 10 tiếng
  • Không sử dụng các chất kích thích vì có thể ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xét nghiệm
  • Cần hạn chế các thực phẩm giàu protein trước khi xét nghiệm. Bởi các thực phẩm chứa hàm lượng protein cao có thể làm tăng acid uric trong máu.
  • Trong trường hợp đang sử dụng thuốc điều trị, viên uống bổ sung, thực phẩm chức năng,… bạn cần thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể trước khi tiến hành xét nghiệm.

Bài viết đã tổng hợp các xét nghiệm đánh giá chức năng thận cũng như một số vấn đề liên quan. Tuỳ thuộc vào tình trạng sức khoẻ, các biểu hiện, khả năng đáp ứng của từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm cụ thể nhằm phát hiện các vấn đề bất thường ở thận, từ đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

The post Các Xét Nghiệm Chức Năng Thận: Chi Phí và Thông Tin Cần Biết appeared first on Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Lác Đồng Tiền Ở Trẻ Em: Nguy Hiểm, Nguyên Nhân và Cách Chữa

6 Cách Sử Dụng Ngải Cứu Trị Tràn Dịch Khớp Gối

7 Loại Siro Ho Hiệu Quả Cho Người Lớn