Đau Bụng Dưới Bên Trái Ở Nữ và Các Bệnh Lý Có Thể Liên Quan

Đau bụng dưới bên trái ở nữ có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Trong đó phổ biến nhất là các bệnh về đường tiêu hoá, cơ quan sinh sản, hệ bài tiết,… Các bệnh lý liên quan đến tình trạng đau bụng dưới bên trái ở nữ thường có độ nguy hiểm cao, cần được tiến hành thăm khám và điều trị sớm.

Đau bụng dưới bên trái ở nữ là bệnh gì?

Vùng bụng dưới bên trái được xác định nằm từ rốn đến xương chậu. Theo đó, khu vực này bao gồm mỡ, cơ bắp, phần cuối của đại tràng, các mô liên kết, buồng trứng, trực tràng. Vì vậy, tình trạng bị đau bụng dưới bên trái ở nữ giới có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau.

Đau Bụng Dưới Bên Trái Ở Nữ và Các Bệnh Lý Có Thể Liên Quan
Đau bụng dưới bên trái ở nữ có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau

Dưới đây là một số bệnh lý liên quan đến tình trạng đau vùng bụng dưới bên trái ở nữ giới:

1. Viêm túi thừa đại tràng

Túi thừa đại tràng là tình trạng đại tràng có những điểm yếu ở thành ruột do áp lực nên những điểm yếu này có xu hướng phồng ra thành các túi nhỏ. Khi các túi thừa đại tràng bị sưng, viêm, đau sẽ dẫn đến bệnh viêm túi thừa đại tràng. Đối với những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ có thể tự khỏi sau khi được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu bệnh diễn tiến nghiêm trọng, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.

Một số biểu hiện thường gặp của bệnh viêm túi thừa đại tràng, bao gồm:

  • Xuất hiện cơn đau vùng bụng dưới, đau nhẹ và khởi phát thành từng cơn. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn có thể gây đau liên tục, dữ dội, nhất là phía bên trái bụng dưới.
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Sốt cao trên 38 độ
  • Tiêu chảy, táo bón, tuy nhiên các biểu hiện này ít phổ biến

Người bệnh cần ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như thủng đại tràng, tắc nghẽn đại tràng. Trường hợp bị đau vùng bụng liên tục, sốt cao, buồn nôn, nôn mửa, đi ngoài ra máu, tiểu có cảm giác đau rát,… cần đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

2. Viêm loét đại tràng

Tình trạng nữ giới bị đau ở vùng bụng dưới bên trái có thể là dấu hiệu của bệnh viêm loét đại tràng. Bệnh lý xảy ra ở vùng niêm mạc đại tràng và tác động trực tiếp đến trực tràng. Số liệu thống kê cho thấy có khoảng 95% trường bị viêm loét đại tràng gây tổn thương trực tràng. Khoảng 20% bệnh lan rộng đến toàn bộ đại tràng.

Viêm loét đại tràng 
Tình trạng nữ giới bị đau ở vùng bụng dưới bên trái có thể là dấu hiệu của bệnh viêm loét đại tràng

Bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng đau phần bụng dưới bên trái dữ âm ỉ hoặc dữ dội. đại tiện phân lỏng và có lẫn máu. Ngoài ra, người bệnh thường có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, sốt nhẹ, thiếu máu, huyết áp bất thường,…

3. Đầy hơi, khó tiêu

Tình trạng đầy hơi, khó tiêu xảy ra do chứa nhiều khí ở đường tiêu hoá, điều này dẫn đến triệu chứng đầy bụng, ợ hơi, trung tiện,…. Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này như hút thuốc lá, dung nạp một số thực phẩm khó tiêu hoá, ăn quá nhiều, nhai kẹo cao su, dùng các thực phẩm có thể sinh khí sau khi tiêu hoá. Các biểu hiện đầy bụng, khó tiêu có thể tự khỏi mà không cần sử dụng thuốc. Tuy nhiên, cần đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy các biểu hiện đi kèm sau:

  • Nôn mửa
  • Tiêu chảy
  • Táo bón
  • Có máu trong phân
  • Giảm cân không kiểm soát

4. Thoát vị bẹn gây đau bụng dưới bên trái

Thoát vị bẹn đặc trưng bởi tình trạng ruột hoặc mạc nối chồi ra/ thụt vào túi thoái vị. Khối túi thoát vị này thường không gây ra các triệu chứng rõ rệt, đôi khi chỉ hơi căng tức vùng bẹn và có thể trở lại vị trí cũ. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp nghiêm trọng cần tiến hành phẫu thuật để kiểm soát.

Thoát vị bẹn gây đau bụng dưới bên trái
Thoát vị bẹn đặc trưng bởi tình trạng ruột hoặc mạc nối chồi ra/ thụt vào túi thoái vị

Các triệu chứng phổ biến do thoát vị bẹn gây ra như:

  • Bị căng tức hoặc đau ở vùng bụng dưới bên trái, cơn đau trở nên nặng nề hơn khi ho hoặc di chuyển
  • Có thể nhìn hoặc sờ thấy có khối nổi lên ở vùng thoát vị
  • Thoát bị bẹn kẹt: Táo bón, đau nhiều, buồn nôn
  • Thoát bị bẹn nghẹt (nguy hiểm nếu không được kiểm soát kịp thời, khi đó khối lồng có thể bị hoại tử): Vùng thoát vị xuất hiện các dấu hiệu như sưng đỏ, viêm, đau rát, sốt,…

5. Sỏi thận, sỏi niệu quản

Trường hợp bị sỏi thận hoặc sỏi niệu quản có thể khởi phát cơn đau ở vùng bụng dưới bên trái. Theo đó, khi sỏi di chuyển trong đường niệu có thể gây đau. Bệnh lý còn đi kèm với một số biểu hiện như:

  • Tiểu buốt, tiểu rắt
  • Đau âm ỉ hoặc cơn đau quặn thành từng cơn ở vùng hố thắt lưng và có xu hướng lan rộng xuống vùng chậu, bẹn
  • Nước tiểu có màu hồng hoặc như nước trà đục
  • Tia tiểu yếu. Tiểu không hết
  • Một số trường hợp có thể bị sốt, gai gai rét

6. Đau bụng kinh gây đau bụng dưới bên trái ở nữ

Tình trạng đau bụng kinh ở nữ giới có thể gây ra đau vùng bụng dưới bên trái. Hiện tượng thường xảy ra khi đến chu kỳ kinh nguyệt, chất Prostaglandin trong cơ thể tăng lên, kích thích cơn co tử cung, từ đó làm rụng lớp nội mạc tử cung gây nên hành kinh.

Đau bụng kinh gây đau bụng dưới bên trái ở nữ
Tình trạng đau bụng kinh ở nữ giới có thể gây ra đau vùng bụng dưới bên trái

Đa số các trường hợp bị đau bụng kinh được xem là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu cơn đau ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động, sinh hoạt hàng ngày thì bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ đúng cách.

7. Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung thường xuất hiện ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng các mô, tế bào bình thường xuất hiện ở nội mạc tử cung bị lạc ra ngoài ống dẫn trứng hoặc tử cưng. Mặc dù được đánh giá lành tính nhưng bệnh lạc nội mạc tử cung có thể làm tăng nguy cơ vô sinh nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời.

Một số biểu hiện thường gặp ở bệnh lý, bao gồm:

  • Đau vùng bụng dưới trong kỳ hành kinh và cơn đau có xu hướng nghiêm trọng
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Đau nhiều, trước và trong kỳ kinh nguyệt
  • Đau rát, khó chịu khi đi tiểu
  • Số ngày hành kinh kéo dài hơn và lượng kinh nguyệt nhiều hơn so với bình thường

8. U nang buồng trứng

Tình trạng đau bụng dưới bên trái ở nữ có thể là dấu hiệu nhận biết của bệnh u nang buồng trứng. Bệnh lý xảy ra khi xuất hiện túi chứa dịch lỏng trong buồng trứng. Bệnh có thể khởi phát ở nhiều độ tuổi nhưng phổ biến nhất là ở phụ nữ trong thời kỹ mãn kinh. Theo các chuyên gia, bệnh u nang buồng trứng không quá nguy hiểm nhưng nếu các u nang vỡ ra có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

U nang buồng trứng
Tình trạng đau bụng dưới bên trái ở nữ có thể là dấu hiệu nhận biết của bệnh u nang buồng trứng

Một số triệu chứng thường gặp của bệnh u nang buồng trứng, bao gồm:

  • Đau tức vùng bụng dưới hay vùng thắt lưng
  • Đau khi tiểu tiện
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Thường xuyên đi tiểu

Những dấu hiệu cảnh báo vỡ u nang buồng trứng như:

  • Có thể sốt hoặc nôn mửa
  • Đau bụng đột ngột và dữ dội
  • Một số biểu hiện khác như da lạnh, mạch đập nhanh, xanh tái, thở nhanh nông, huyết áp tụt,…

9. Thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung đề cập đến tình trạng trứng thụ tinh, làm tổ và phát triển ở ngoài buồng tử cung. Theo các chuyên gia, tình trạng này xảy ra bởi một số nguyên nhân như bị viêm nhiễm sinh dục, tiền sử mang thai ngoài tử cung, nạo phá thai, thực hiện phẫu thuật ở tử cung hoặc vùng bụng trước đó.

Các dấu hiệu nhận biết thai ngoài tử cung như:

  • Bị tắt kinh hay chậm kinh
  • Chảy máu âm đạo: Máu ít, rỉ, không đông, không có máu cục và có màu nâu đen
  • Đau bụng: Người mang thai ngoài tử cung chưa xuất hiện biến chứng thường gây đau âm ỉ, đau ở vùng hạ vị ở bên trái/ phải

10. Bệnh viêm vùng chậu

Bệnh viêm vùng chậu có tên khoa học PID – pelvic inflammatory disease là một trong những bệnh viêm nhiễm hệ thống sinh dục. Bệnh lý có thể xảy ra do các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, chlamydia,… Vi khuẩn từ âm đạo sẽ đi vào buồng trứng, tử cung và gây viêm nhiễm, áp xe tại đây. Viêm vùng chậu nếu không được kiểm soát kịp thời có thể dẫn đến vô sinh, mang thai ngoài tử cung,…

Các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm vùng chậu:

  • Đau nhẹ ở vùng bụng dưới bên trái hoặc cả hai bên
  • Dịch âm đạo có mùi hôi, tanh khó chịu
  • Đau khi đi tiểu
  • Sốt
  • Đau hoặc chảy máu khi quan hệ
  • Buồn nôn, nôn mửa

Đau bụng dưới bên trái ở nữ cần làm gì?

Trường hợp bị đau bụng dưới bên trái ở nữ kéo dài, tiến triển nghiêm trọng, bạn tuyệt đối không chủ quan. Ngoài ra, tránh tự ý sử dụng thuốc khi chưa được thăm khám và chỉ định từ bác sĩ. Thay vào đó, cần chủ động đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn.

1. Tiến hành thăm khám sớm

Để xác định nguyên nhân cụ thể gây đau vùng bụng dưới bên trái, bạn cần chủ động đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán, thăm khám. Sau khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm như nội soi dạ dày, đại tràng, xét nghiệm máu, siêu âm ổ bụng,…

Đau bụng dưới bên trái ở nữ cần làm gì? 
Để xác định nguyên nhân cụ thể gây đau vùng bụng dưới bên trái, bạn cần chủ động đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán

Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ kết hợp thêm một số yếu tố như bệnh sử, độ tuổi, thể trạng,… Từ đó chẩn đoán bệnh lý và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp.

2. Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ

Tuỳ thuộc vào nguyên nhân khởi phát và mức độ triệu chứng bệnh lý, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ chữa trị phù hợp. Người bệnh tránh tự ý tăng giảm liều lượng thuốc, ngưng sử dụng thuốc trước khi kết thúc liệu trình hoặc kết hợp với các loại thuốc khác. Cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều lượng cũng như thời gian sử dụng thuốc để kiểm soát cơn đau bụng dưới bên trái cũng như khắc phục bệnh nguyên nhân hiệu quả. Bên cạnh đó, người bệnh cần kết hợp chế độ dinh dưỡng, tập luyện thể dục thể thao để hỗ trợ quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất.

3. Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt

Song song áp dụng các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống, lối sống sinh hoạt lành mạnh để giúp kiểm soát tốt tình trạng đau bụng dưới bên trái và các bệnh liên quan.

Dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia:

  • Tăng cường bổ sung các loại rau xanh, trái cây và thực phẩm giàu omega-3 vào chế độ ăn hàng ngày
  • Hạn chế các món ăn chứa nhiều gia vị cay nóng, các món muối chua như cà pháo, dưa góp, kim chi,…
  • Ăn ít các món xào, chiên chứa nhiều dầu mỡ
  • Kiêng sử dụng các chất kích thích, hút thuốc lá, uống bia rượu,…
  • Ăn uống điều độ, ăn đúng bữa và tránh ăn uống quá mức
  • Mỗi ngày dành khoảng 45 phút để tập luyện thể dục thể thao giúp nâng cao thể trạng, tăng cường sức khoẻ tổng thể.
  • Vệ sinh cơ quan sinh dục đúng cách và đều đặn để tránh viêm nhiễm đường tiết niệu cũng như một số bệnh lý liên quan.

Đau bụng dưới bên trái ở nữ thường liên quan đến nhiều bệnh lý có mức độ nguy hiểm cao và cần được tiến hành thăm khám, điều trị và chăm sóc đúng cách. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được xử lý đúng cách.

Có thể bạn quan tâm:

The post Đau Bụng Dưới Bên Trái Ở Nữ và Các Bệnh Lý Có Thể Liên Quan appeared first on Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dược Liệu Đinh Hương - Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ Chữa Viêm: Hỗ Trợ Cân Bằng và Sức Khỏe Vùng Kín

Hướng Dẫn Sử Dụng Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ Đúng Cách và Hiệu Quả Nhất