Suy Thận Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị
Suy thận đặc trưng bởi tình trạng chức năng thận bị suy giảm cấp hoặc mạn tính. Bệnh lý khởi phát bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau như mắc các bệnh nội khoa, lạm dụng thuốc Tây, thói quen sinh hoạt không lành mạnh,… Suy thận nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Suy thận là gì? Phân loại
Thận là một trong những cơ quan quan trọng trong hệ bài biết có chức năng chính là thanh lọc và đào thải các độc tố bên trong cơ thể. Bên cạnh đó, cơ quan này còn có nhiệm vụ sản sinh hormone, điều hoà huyết áp, lọc máu,… Do đó, thận thường có nguy cơ bị tổn thương và suy yếu, nhất là ở những người trung niên và cao tuổi.
Suy thận là thuật ngữ đề cập đến tình trạng chức năng thận suy giảm, tổn thương cấp và mãn tính. Khi bị tổn thương, khả năng thanh lọc và đào thải độc tố sẽ bị ảnh hưởng, lâu dần khiến lượng độc tố tích tụ trong thận và ảnh hưởng đến hệ bài tiết cũng như sức khoẻ tổng thể. Theo các chuyên gia, trường hợp bị suy thận đồng nghĩa với 85 – 90% khả năng hoạt động ở cơ quan này bị mất hoàn toàn.
Thực tế cho thấy, các triệu chứng thận yếu, suy thận khởi phát bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Trong đó phải kể đến như lối sống thiếu khoa học, lạm dụng thuốc Tây, mắc các bệnh nội khoa như huyết áp cao, tiểu đường, viêm hoặc sỏi tiết niệu,…. Bệnh lý nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Bệnh suy thận được phân chia theo nhiều cấp độ (từ cấp độ 1 đến 5). Ngoài ra, nếu phân chia bệnh lý theo thời gian tiến triển và mức độ các triệu chứng thì có thể chia thành bệnh suy thận cấp tính và suy thận mạn tính. Cụ thể:
- Suy thận cấp tính: Suy thận cấp tính được xác định khi các bệnh lý xảy ra do các nhóm nguyên nhân chủ yếu như ảnh hưởng của một số bệnh về thận, tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu, thiếu máu. Đối tượng mắc bệnh thường là người bị nhiễm trùng máu, chấn thương gây mất máu, biến chứng trong thai kỳ hoặc gặp phải tác dụng phụ trong quá trình sử dụng thuốc điều trị.
- Suy thận mạn tính: Các triệu chứng bệnh lý xảy ra do các rối loạn chức năng tại thận thận không được kiểm soát, diễn tiến trong thời gian dài và trở thành mạn tính (thường kéo dài trên 3 tháng). Lúc này, các triệu chứng bệnh suy thận mạn tính có mức độ nguy hiểm hơn so với giai đoạn cấp tính và mất nhiều thời gian điều trị.
Nguyên nhân gây suy thận
Đa số các trường hợp bị suy giảm chức năng thận đều ảnh hưởng từ các bệnh nền khởi phát trước đó. Suy thận nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra tổn thương vĩnh viễn. Lúc này, thận sẽ mất đi khả năng thanh lọc và đào thải độc tố, cặn bã bên trong cơ thể.
Theo đó, một trong những bệnh lý nền thường gây suy giảm chức năng thận là bệnh đái tháo đường (tiểu đường). Cụ thể, người bị tiểu đường có thể gây tổn thương đến các mạch máu ở thận, từ đó làm tắc nghẽn mạch máu ở cơ quan này. Ngoài ra, bệnh lý còn làm tăng nguy cơ tổn thương các dây thần kinh não bộ.
Lúc này, nhóm dây thần kinh ở bàng quang cũng bị ảnh hưởng. Lúc này, người bệnh không có cảm giác buồn tiểu khiến lượng độc tố, cặn bã trong nước tiểu ứ đọng ở bàng quang và gây nhiễm trùng. Từ đó kiến tình trạng suy thận trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng nhận thấy, nguyên nhân khởi phát còn tùy thuộc vào mức độ diễn tiến suy thận cấp tính hay mãn tính. Cụ thể:
1. Nguyên nhân gây suy thận cấp tính
Thông qua cơ chế phát sinh bệnh lý, suy thận cấp tính có thể khởi phát bởi một số nguyên nhân và yếu tố sau:
- Bị chấn thương gây mất máu nhiều, không kịp cầm máu
- Cơ thể bị mất nước, không bù đủ lượng nước thất thoát. Tình trạng này phổ biến ở người thường xuyên vận động, tập luyện thể dục thể thao, vận động viên,… Việc không bù đủ lượng nước kịp thời có thể gây tổn thương, suy giảm chức năng thận.
- Lạm dụng thuốc Tây điều trị hoặc sử dụng thuốc không đúng mục đích điều trị. Điều này có thể khiến thận bị tổn thương, suy yếu (do quá tải khi thanh lọc các độc tố, chất thải).
- Người mắc chứng phì đại tuyến tiền liệt dẫn đến tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu, làm ứ đọng và nhiễm trùng.
- Biến chứng trong thời gian mang thai như tiền sản, sản giật,…
2. Nguyên nhân gây ra thể mạn tính
Đối với những trường hợp mắc bệnh suy thận mạn tính, nguyên nhân khởi phát chủ yếu là do không điều trị dứt điểm các rối loạn chức năng ở thận. Lâu dài khiến tổn thương ở cơ quan này ở nên nghiêm trọng, kéo theo các triệu chứng suy thận trở nên nghiêm trọng.
Các bệnh lý nguyên nhân liên quan có thể kể đến như:
- Người có tiền sử cao huyết áp
- Mắc bệnh đái tháo đường nhiều năm
- Người gặp các vấn đề về thận như viêm cầu thận, thận đa nang, viêm ống thận,…
- Người bị bệnh sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy thận mạn tính.
- Bệnh lý có thể ảnh hưởng hiện tượng trào ngược bàng quang niệu quản
- Bệnh lý có thể khởi phát kèm theo một số bệnh ung thư khác
- Tình trạng viêm đài bể thận tái phát nhiều lần không được điều trị dứt điểm.
Để xác định cụ thể nguyên nhân khởi phát bệnh suy thận cũng như điều trị sớm, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Người bệnh cần chủ động đến bệnh viện để được thăm khám, chữa trị đúng cách. Không tự ý sử dụng thuốc điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, điều này có thể khiến các triệu chứng bệnh suy thận trở nên nghiêm trọng hơn.
Dấu hiệu nhận biết bệnh lý
Theo các sĩ chuyên khoa, các triệu chứng bệnh thận yếu được phân chia theo từng cấp độ bệnh lý. Cụ thể bệnh được chia thành 5 cấp độ, mức độ tổn thương sẽ tăng dần theo các cấp độ.
Dưới đây là các triệu chứng bệnh suy thận từ cấp độ 1 đến cấp độ 5:
Suy thận độ 1:
- Người bệnh có cảm giác khó chịu, bứt rứt, cơ thể mệt mỏi khác với đau ốm thông thường
- Có cảm giác đau âm ỉ 2 bên mạn sườn, cơn đau thường bùng phát đột ngột và tự thuyên giảm
- Hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu
- Đi tiểu nhiều lần, nhất là vào ban đêm do chức năng thận suy giảm
- Người bệnh có thể bị nhức mỏi ở 2 bên hố lưng, thường không đau dữ dội, đôi khi chạm vào mới có cảm giác đau.
Suy thận độ 2:
- Tình trạng khó chịu, mệt mỏi tăng dần, người bệnh có thể nhận thấy rõ sự thay đổi của cơ thể
- Chán ăn, ăn không ngon miệng
- Chóng mặt, hoa mát, không tập trung khi học tập, làm việc
- Cơn đau ở 2 bên hố lưng và mạn sườn thường xuyên bùng phát và dần trở nên nặng nề hơn.
Suy thận độ 3:
- Lượng nước tiểu bất thường (nhiều hoặc ít hơn so với bình thường)
- Nước tiểu có màu sẫm, xuất hiện bọt trắng
- Thường xuyên tiểu đêm gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ
- Nghiêm trọng hơn, có máu lẫn trong nước tiểu
Suy thận độ 4:
- Tiểu đêm liên tục, tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu ít khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải.
- Rối loạn tiêu hoá, buồn nôn, ăn uống không ngon, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hoá
- Người bệnh có thể nhận thấy tay chân phù nề, ngứa toàn thân
- Cơ thể gầy gò, xanh xao, suy nhược
- Một số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể bị co giật, khó thở, hôn mê
Suy thận độ 5:
Đây là giai đoạn cuối cùng là giai đoạn nghiêm trọng nhất của bệnh suy thận. Nhìn chung, các biểu hiện cũng tương tự với những giai đoạn trước nhưng diễn tiến nặng nề hơn. Cụ thể:
- Người bệnh tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu rất ít, một số trường hợp nặng có thể gây vô niệu hoàn toàn.
- Tiểu ra máu, lượng nước tiểu lẫn với protein
- Cơ thể bị suy nhược nghiêm trọng, thiếu sức sống
- Sụt cân nhanh, không rõ lý do
- Vết thương lâu lành, da dễ bầm tím và gây khô ráp
- Trường hợp có tiền sử bệnh tiểu đường, huyết áp, các triệu chứng bệnh lý có thể diễn tiến nghiêm trọng hơn.
Bệnh suy thận có nguy hiểm không?
Các triệu chứng bệnh suy thận xảy ra khi cơ quan thận bị tổn thương và chức năng hoạt động suy yếu. Bệnh lý được đánh giá có mức độ nguy hiểm cao, không chỉ ảnh hưởng đến hệ bài tiết mà còn tác động xấu đến chức năng sinh lý và sức khoẻ tổng thể. Bởi tình trạng thận hư yếu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng lọc máu, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể cũng như một số chức năng của cơ quan khác.
Bệnh suy thận nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể tiến triển nặng nề, khiến thận mất hoàn toàn khả năng hoạt động. Bên cạnh đó, bệnh có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:
- Tác động tiêu cực đến đời sống tình dục, suy giảm ham muốn ở nam và nữ giới. Đồng thời làm tăng nguy cơ gặp phải một số vấn đề sinh lý nam như di tinh, mộng tinh, xuất tinh sớm, rối loạn cương dương,…
- Đau nhức xương khớp dữ dội, xương khớp suy yếu nên dễ bị tổn thương khi có tác động nhẹ từ bên ngoài.
- Trường hợp bệnh thận yếu mắc một số bệnh nên như uyết áp, xuất huyết do tăng tiểu do giảm tiểu cầu có thể làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não.
- Ung thư thận được xem là biến chứng nguy hiểm do suy thận gây ra. Tình trạng bệnh lý kéo dài có thể tiến triển thành những u nang ác tính ở thận và có thể dẫn đến ung thư thận.
- Ngoài ra, bệnh suy thận còn có thể gây ra một số biến chứng khác như suy gan, thiếu máu, nhiễm trùng, mắc các vấn đề tim mạch,…
Các triệu chứng bệnh suy thận ở giai đoạn đầu nếu được thăm khám và điều trị có thể kiểm soát hoàn toàn, giúp bảo tồn chức năng thận và hạn chế phát sinh biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, trường hợp chủ quan khiến bệnh lý tiến triển nặng nề, việc điều trị gặp nhiều khó khăn và gần như không thể chữa trị dứt điểm. Khi đó, các phương pháp điều trị chỉ làm giảm các triệu chứng lâm sàng, hạn chế biến chứng phát sinh. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định chạy thận nhân tạo để điều trị hiệu quả.
Chẩn đoán bệnh suy thận
Các biểu hiện bệnh suy thận ở giai đoạn đầu thường mờ nhạt, khó nhận biết và dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý khác. Điều này khiến nhiều người bệnh chủ quan để bệnh tiến triển nghiêm trọng và khó điều trị dứt điểm. Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, bạn cần chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán giúp xác định nguyên nhân cũng như mức độ bệnh lý, từ đó đưa ra phương án chữa trị phù hợp.
Dưới đây là một số kỹ thuật thường được áp dụng trong chẩn đoán bệnh suy thận:
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu được tiến hành để giúp nhận định lượng chất nito ure hoặc creatinin trong máu. Trường hợp lượng này vượt cao hơn so với ngưỡng bình thường, bác sĩ có thể chẩn đoán sơ bộ bệnh suy thận cấp.
- Xét nghiệm nước tiểu: Kiểm tra mẫu nước tiểu giúp đánh giá lượng albumin bất thường (nếu có). Nếu hàm lượng albumin tăng bất thường trong nước tiểu, bác sĩ có thể khẳng định thận đang bị tổn thương, chức năng thận bị suy giảm và cần được xử lý kịp thời.
- Kiểm tra thể tích nước tiểu: Vô niệu được xem là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh suy thận ở giai đoạn cuối. Vì vậy, bác sĩ có thể thông qua việc kiểm tra thể tích nước tiểu để chẩn đoán bệnh lý. Cụ thể, nếu người bệnh tiểu ít hơn so với bình thường thì có gặp phải tình trạng thận suy yếu do tắc đường ống dẫn nước tiểu.
- Chẩn đoán hình ảnh: Bên cạnh đó, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như chụp cộng hưởng từ MRI, siêu âm, chụp CT,…Từ hình ảnh thu được giúp bác sĩ dễ dàng quan sát vị trí bất thường cũng như những tổn thương ở khu vực xung quanh.
- Sinh thiết tại thận: Dùng thiết bị y tế phù hợp sau đó lấy một lượng mẫu tại thận, sau đó thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm cần thiết để đánh giá, phân tích mức độ tổn thương.
Dựa vào kết quả các xét nghiệm và một số yếu tố khác như bệnh nền, độ tuổi, tình trạng sức khoẻ,… Bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra chẩn đoán và xây dựng phác đồ điều trị bệnh lý phù hợp.
Các phương pháp điều trị bệnh suy thận
Bệnh suy thận sẽ được kiểm soát tốt nếu được phát hiện sớm, tiến hành điều trị và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, trường hợp chủ quan không chữa trị, khiến các triệu chứng bệnh lý trở nên nặng nề hơn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm tăng nguy cơ khởi phát biến chứng nguy hiểm.
Sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh lý. Với những trường hợp bệnh ở giai đoạn nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc Tây kết hợp với các mẹo chữa dân gian và chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, trường hợp bệnh tiến triển nặng nề, cần can thiệp các phương pháp đặc hiệu để kiểm soát bệnh lý, đồng thời ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
1. Sử dụng thuốc Tây điều trị
Để kiểm soát các triệu chứng bệnh suy thận, bác sĩ chuyên khoa thường chỉ định một số loại thuốc Tây. Căn cứ vào mức độ các triệu chứng cũng như nguyên nhân khởi phát sẽ dùng loại thuốc phù hợp. Tuy nhiên, một số loại thuốc Tây có thể gây ra các tác dụng phụ và tiềm ẩn nhiều rủi ro trong quá trình sử dụng. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ chỉ dẫn về liều dùng cũng như thời gian dùng thuốc.
Dưới đây là một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị bệnh suy thận:
- Thuốc điều hòa huyết áp: Các triệu chứng bệnh thận yếu có thể làm tăng nguy cơ tụt hoặc tăng huyết áp đột ngột. Để kiểm soát tình trạng này, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc giúp duy trì độ ổn định của huyết áp như Calci phospho, Perindopril, Quinapril, Atenolol, Amlodipin,…
- Thuốc tăng sản sinh máu: Chức năng thận bị suy giảm, thận bị tổn thương có thể khiến lượng máu sản sinh không đủ cung cấp cho cơ thể. Tình trạng này dẫn đến hiện tượng thiếu máu đi kèm với các triệu chứng khác như như hoa mắt, ù tai, chóng mặt. Lúc này, bác sĩ có thể dùng một loại thuốc hỗ trợ sản sinh máu để cải thiện.
- Thuốc kiểm soát nồng độ cholesterol: Các loại thuốc có tác dụng kiểm soát nồng độ cholesterol được chỉ định trong những trường hợp bị suy thận gây tắc nghẽn mạch máu bởi Statin,….(loại cholesterol xấu).
- Thuốc kiểm soát lượng axit uric: Allopurinol, Colchicin… thường được chỉ định trong những trường hợp thận yếu gây dư thừa axit uric trong máu, không được đào thải ra ngoài.
- Thuốc lợi tiểu: Một số loại thuốc lợi tiểu thường được chỉ định trong điều trị suy thận như Furosemid, Thiazid, thuốc giảm kali máu,… Thuốc có tác dụng hỗ trợ đào thải nước tiểu, muối và lọc độc tố bên trong cơ thể. Từ đó làm giảm áp lực cho thận, cải thiện các triệu chứng bệnh lý gây ra, đồng thời phòng ngừa biến chứng phát sinh
2. Áp dụng các mẹo dân gian chữa suy thận
Song song việc sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cũng có thể kết hợp một số bài thuốc dân gian giúp cải thiện chức năng thận, làm giảm các biểu hiện do bệnh lý gây ra. Do tận dụng các thảo dược tự nhiên nên biện pháp này có độ lành tính, có độ an toàn cao và hạn chế ảnh hưởng đến thận. Tuy nhiên, đa số các mẹo chữa này chỉ phù hợp với người bị suy thận ở giai đoạn nhẹ, mới khởi phát.
Một số bài thuốc dân gian giúp cải thiện tình trạng suy thận, bao gồm:
- Nước đậu đen cải thiện bệnh lý: Đậu đen sau khi rửa sạch và để ráo nước rồi mang đi sao vàng. Sau đó cho vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ đun sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp. Uống nước đậu đen đều đặn để giúp bồi thận, bổ máu huyết và tăng cường hệ miễn dịch.
- Uống nước râu ngô: Chuẩn bị râu ngô mang đi rửa sạch sau đó hãm với 300ml nước sôi. Để khoảng 20 phút thì có thể uống. Mỗi lần uống khoảng 50ml, ngày uống nhiều lần. Uống nước râu ngô đều đặn mỗi ngày giúp lợi tiểu, hỗ trợ đào thải độc tố, làm giảm áp lực cho thận và tăng cường sức đề kháng hiệu quả.
- Bài thuốc từ cỏ mực chữa suy thận: Chuẩn bị 30 gam cỏ mực (phơi khô, sao vàng) và 40 gam đậu đen (sao vàng). Cho tất cả dược liệu vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ, đun trên lửa nhỏ. Chắt lấy phần nước chia thành nhiều lần và uống hết trong ngày.
- Đu đủ xanh chữa bệnh: Chuẩn bị 1 quả đu đủ xanh, gọt vỏ, bỏ hạt và rửa sạch. Cho 1 ít muối vào bên trong quả đu đủ sau đó mang hấp cách thuỷ. Mỗi ngày ăn 2 lần. Dược tính trong quả đu đủ xanh có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, cải thiện chức năng tiêu hoá và hỗ trợ làm giảm một số triệu chứng do suy thận gây ra.
3. Chữa bệnh suy thận bằng Đông y
Ngoài các phương pháp điều trị trên, người bệnh suy thận ở mức độ nhẹ cũng có thể cân nhắc lựa chọn các bài thuốc Đông y để cải thiện tình trạng lý, tăng cường chức năng thận và bồi bổ cơ thể. Hầu hết các bài thuốc Đông y đều tận dụng các dược liệu tự nhiên có độ an toàn cao, lành tính, phù hợp với nhiều đối tượng.
Tuy nhiên, biện pháp chữa trị này thường mang lại hiệu quả chậm và hạn chế hơn so với các loại thuốc tân dược. Do đó, người bệnh tránh tình trạng lạm dụng các bài thuốc Đông y trong điều trị suy thận vì có thể khiến tình trạng bệnh lý trở nên nặng nề hơn.
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị các dược liệu đỗ trọng, địa hoàng thán, đương quy, đậu ký sinh, quế quảng, phụ tử chế, lộc giác giao và kỷ tử với liều lượng phù hợp. Các dược liệu sau khi rửa sạch thì cho vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ. Đun trên lửa nhỏ đến khi sắc lại còn 1/2 thì tắt bếp. Chia nước thuốc thành nhiều lần và uống hết trong ngày. Mỗi ngày sắc uống 1 thang.
- Bài thuốc 2: Dùng hạn liên thảo, phục linh, trạch tả, hoài sơn, cúc hoa,đan bì, rễ cỏ xước, kỷ tử, trinh nữ tử và thục địa. Mỗi ngày sắc uống 1 thang đến khi các triệu chứng bệnh lý thuyên giảm hẳn.
- Bài thuốc 3: Chuẩn bị các vị thuốc như phụ tử, bạch truật, sơn dược, phục linh, tiên mao, ba kích, sao du nhục, quế chi, đẳng sâm và bách bản với liệu lượng phù hợp. Các dược liệu mang đi rửa sạch rồi cho vào ấm đun với 6 bát nước. Đến khi sắc lại còn 3 bát nước thuốc thì tắt bếp. Mỗi ngày sắc uống 1 thang để đạt hiệu quả chữa trị tốt nhất.
4. Phương pháp đặc trị suy thận giai đoạn cuối
Trường hợp các triệu chứng bệnh suy thận tiến triển nặng nề, những phương pháp điều trị trên không đáp ứng. Lúc này bác sĩ chuyên khoa có thể cân nhắc áp dụng phương pháp điều trị đặc hiệu nhằm kiểm soát các triệu chứng bệnh lý, bảo tồn chức năng thận và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm phát sinh.
- Lọc màng bụng: Đây là một trong những phương pháp thường được chỉ định trong trường hợp bệnh suy thận giai đoạn cuối. Bác sĩ sẽ dùng niêm mạc vùng bụng để loại bỏ độc tố trong máu, làm sạch máu của bệnh nhân. Để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả chữa trị, bạn cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.
- Chạy thận nhân tạo: Phương pháp chạy thận nhân tạo được tiến hành bằng cách sử dụng máy chạy thận để lọc máu, loại bỏ độc tố bên trong cơ thể. Phương pháp này giúp thay thế chức năng ở thận hoàn toàn. Bởi bệnh lý ở giai đoạn cuối, thận lúc này không còn khả năng hoạt động.
- Cấy ghép thận: Cấy ghép thận được thực hiện nhằm thay thế thận bị suy yếu bằng quả thận mới từ người hiến tặng. Phương pháp này khá tốn kém chi phí cũng như yêu cầu chăm sóc hậu phẫu thuật cao để hạn chế các rủi ro, biến chứng phát sinh.
Cách kiểm soát và phòng ngừa bệnh suy thận hiệu quả
Bệnh suy thận thường diễn tiến âm thầm, khó nhận biết nhưng đến khi tiến triển sang giai đoạn nặng rất khó để kiểm soát hoàn hoàn. Do đó, song song với các phương pháp điều trị và hỗ trợ điều trị, người bệnh cần kết hợp chăm sóc khoa học để kiểm soát, phòng ngừa bệnh lý hiệu quả.
Dưới đây là một số biện pháp giúp kiểm soát và phòng ngừa bệnh suy thận:
- Ăn uống khoa học, lành mạnh, tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa nhiều khoáng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, nên hạn chế các món ăn chứa nhiều gia vị, thức uống chứa cồn, caffein, nước có gas,…
- Đảm bảo uống đủ từ 2 – 2.5 lít nước giúp đào thải hoàn toàn các chất cặn bã, độc tố ra ngoài cơ thể.
- Người bệnh cần cân chỉnh thời gian làm việc và nghỉ ngơi, hạn chế căng thẳng, áp lực, stress trong thời gian dài.
- Từ bỏ thói quen nhịn đi tiểu lâu. Bởi thói quen này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thận, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận, viêm thận.
- Tránh tự ý sử dụng thuốc Tây khi chưa tiến hành thăm khám. Việc tự ý dùng thuốc có thể khiến tình trạng suy thận trở nên nghiêm trọng hơn, tăng nguy cơ phát sinh biến chứng.
- Trong quá trình điều trị bệnh lý, bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn và đạt kết quả chữa trị tốt nhất.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ 2 lần/ năm để nhận biết các vấn đề sức khỏe sớm. Từ đó chủ động hơn trong việc kiểm soát.
Suy thận có thể kiểm soát tốt nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Ngược lại, trường hợp chủ quan khiến bệnh lý diễn tiến nặng nề không chỉ ảnh hưởng đến chức năng thận mà còn gây ra các biến chứng nguy hiểm, đe doạ đến tính mạng. Vì vậy, bạn cần chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị sớm khi nhận thấy các biểu hiện bất thường.
Có thể bạn quan tâm:
The post Suy Thận Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị appeared first on Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc.
Nhận xét
Đăng nhận xét