Bệnh ho gà: Biểu hiện, Nguyên nhân, Cách điều trị

Bệnh ho gà là một trong những căn bệnh nhiễm trùng cấp phổ biến hiện nay, thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Nhận biết thông qua các cơn ho dai dẳng kéo. Trường hợp không chăm sóc và điều trị đúng phương pháp, ho gà có nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Bệnh ho gà là gì?

Bệnh ho gà là một dạng bệnh truyền nhiễm hình thành do vi khuẩn Bordetella Pertussis xâm nhập cơ thể gây ra. Giai đoạn khởi phát, người bệnh dễ bị nhầm lẫn với các dạng cảm lạnh khác do các triệu chứng không đặc trưng. Đây là dạng nhiễm trùng cấp tính gây ra các cơn ho kéo dài dai dẳng, mức độ dữ dội.

Bệnh ho gà là gì?
Bệnh ho gà là gì?

Bệnh thường xảy ra ở đối tượng trẻ nhỏ từ 0 – 12 tháng tuổi. Theo thống kê, hàng năm trên thế giới có hàng triệu người mắc phải bệnh ho gà, trong đó có nhiều ca tử vong do không cứu chữa kịp thời và đa phần đều là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.

Trường hợp phát hiện và can thiệp sớm, bệnh ho gà thường đáp ứng khá tốt điều trị, sau vài ngày chứng bệnh này có thể kiểm soát hoàn toàn. Tuy nhiên, nhiều trường hợp nhầm lẫn dẫn đến việc điều trị sai cách hoặc không điều trị có thể gây ra nguy cơ biến chứng khiến bệnh trở nặng, ảnh hưởng hệ hô hấp và có nguy cơ dẫn đến tử vong.

Bệnh được xếp vào các dạng bệnh lý nhiễm trùng có khả năng lây nhiễm qua đường hô hấp và có khả năng bùng phát thành dịch. Trẻ em có thể mắc bệnh nếu tiếp xúc với dịch đờm, nước bọt, hơi thở,… của người nhiễm bệnh.

Ngoài ra, một số ghi nhận cho thấy nguy cơ nhiễm phải chứng ho gà thông qua các tiếp xúc gián tiếp từ vật dụng của người mắc bệnh cũng khá cao. Các triệu chứng sau 2 tuần ủ bệnh có thể bùng phát. Giai đoạn này, nếu người bệnh được điều trị đúng cách có thể sớm vô hiệu hóa vi khuẩn trong đường hô hấp sau 5 ngày, chữa khỏi dứt điểm bệnh, phòng tránh được các rủi ro nguy hại.

Nguyên nhân gây bệnh ho gà

Như đã đề cập, nguyên nhân gây bệnh được xác định là do vi khuẩn Bordetella Pertussis xâm nhập đường hô hấp. Chúng là một dạng khuẩn gram âm với kích thước cực nhỏ, hai đầu của Bordetella Pertussis thường nhỏ và không có khả năng di động.

Nguyên nhân gây bệnh ho gà
Nguyên nhân chính gây bệnh là do vi khuẩn ho gà Bordetella Pertussis xâm nhập vào đường hô hấp

Vi khuẩn tồn tại trong cơ thể người, có sức đề kháng yếu nên chúng dễ bị tác động bởi ánh sáng và nhiệt độ sau khi phóng thích ra không khí. Thời gian Bordetella Pertussis sống khi ra khỏi cơ thể khoảng 60 phút. Vi khuẩn có thể xâm nhập và gây hại cho bất kỳ đối tượng nào, trong đó phổ biến là ở các bé dưới 1 tuổi.

Khi xâm nhập vào đường hô hấp, vi khuẩn gây bệnh sẽ bám vào nhung mao đường hô hấp trên. Đồng thời chúng sẽ đồng loạt giải phóng độc tố khiến nhung mao bị tổn thương và làm sưng đường thở.

Do khả năng tồn tại ngoài môi trường yếu nên vi khuẩn Bordetella Pertussis sẽ chết đi nếu gặp phải ánh sáng trực tiếp và nhiệt độ cao. Khả năng lây lan rộng trong môi trường khép kín, ít ánh sáng trực tiếp như nhà ở hoặc không gian lớp học, nhà máy,…

Triệu chứng nhận biết bệnh ho gà

Bệnh ho gà có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau. Do trẻ nhỏ dưới 1 tuổi có sức đề kháng và hệ miễn dịch yếu nên rất dễ bị vi khuẩn ho gà xâm nhập. Nếu không sớm điều trị người bệnh có nguy cơ gặp phải biến chứng hệ hô hấp, thậm chí là gây tử vong. Do đó, bạn không nên chủ quan nếu nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường.

Dưới đây là các triệu chứng của người mắc bệnh ho hà, chúng thường diễn biến theo các giai đoạn cụ thể như sau:

Giai đoạn ủ bệnh: Vi khuẩn ho hà xâm nhập vào cơ thể trẻ. Giai đoạn này thường các bé chưa có triệu chứng nào. Thời gian ủ bệnh trong 1- 3 tuần sau khi cơ thể tiếp xúc với vi khuẩn.

Giai đoạn viêm: Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ bắt đầu có các dấu hiệu nhẹ. Thời gian phát triệu chứng từ 1 – 2 tuần. Cơn ho khan bắt đầu xuất hiện kèm theo tình trạng hắt hơi, chảy dịch mũi, sốt nhẹ. Trẻ sơ sinh bị ho gà có thể bị tạm ngưng thở cực kỳ nguy hiểm.

Triệu chứng nhận biết bệnh ho gà
Bệnh phát triệu chứng từ nhẹ đến nặng theo các giai đoạn tương ứng

Giai đoạn bệnh phát triển: Thời gian thường kéo dài tiếp 1 – 6 tuần sau khi các triệu chứng ban đầu xuất hiện. Trường hợp nghiêm trọng cơn ho có thể kéo dài 10 tuần không khỏi. Các triệu chứng bệnh ho gà giai đoạn này cũng trở nên nặng nề như:

  • Cơn ho rũ rơi liên tục không nghỉ, đặc biệt là vào ban đêm. Trẻ em bị ho nhiều nhanh kéo dài khiến cơ thể trẻ trở nên tím tái, mặt đỏ do thiếu oxy, bé thường bị chảy nước mắt và nước mũi kèm theo các cơn ho dài. Điều này càng khiến cho hoạt động hô hấp trở nên khó khăn hơn.
  • Ngoài ho, người bệnh còn bị khạc ra đờm trắng, chất đặc dính tương tự như lòng trắng trứng, trong dịch chứa các vi khuẩn ho gà.
  • Khi ngừng ho người bệnh thở gấp làm thanh môn co thắt tạo nên tiếng tiết rít lớn như tiếng gà rít. Trường hợp ho kéo dài không ngưng có thể dẫn đến nôn mửa, mệt mỏi cơ thể, người ướt đẫm mồ hôi, hơi thở gấp gáp.
  • Trẻ sơ sinh bị ho gà có nguy cơ ngưng thở đoạn ngắn, cơ thể bị thiếu oxy sẽ chuyển sang tím tái.

Giai đoạn phục hồi: Trong 2 – 3 tuần kế tiếp cơn ho sẽ giảm dần, trẻ hạ sốt. Giai đoạn này cần chăm sóc thận trọng để hạn chế nguy cơ tái phát cơn ho gây biến chứng sang phổi.

Bệnh ho gà có nguy hiểm không?

Bệnh ho gà có mức độ nguy hiểm cao nếu xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do hệ miễn dịch của các bé còn yếu. Khi đó, nếu không kịp thời kiểm soát, tình trạng nhiễm trùng có thể lan rộng, gây hại cho hệ hô hấp và phát sinh các biến chứng nguy hiểm.

Bệnh ho gà có nguy hiểm không?
Bệnh ho gà có nguy hiểm không?

Theo thống kê có hơn 1/2 trẻ em dưới 1 tuổi bị ho gà phải nhập viện điều trị. Tình trạng nhiễm trùng kéo dài có nguy cơ gây ra các biến chứng như:

  • Viêm phế quản, viêm phổi.
  • Ngưng thở đối với trẻ dưới 1 tuổi, không phát hiện có nguy cơ gây tử vong.
  • Người bệnh có khả năng bị thoái vị, sa trực tràng, lồng ruột khi nhiễm trùng lan rộng.
  • Biến chứng viêm não chiếm tỷ lệ 0,1%.

Trường hợp trẻ lớn và người trưởng thành bị ho gà thường có thể điều trị và không quá nguy hiểm. Người bệnh lúc này nhận thấy triệu chứng nhẹ và chúng sẽ thuyên giảm sau đó một thời gian. Tuy nhiên cũng không nên chủ quan, bởi khả năng nhiễm trùng có thể lan rộng, tấn công phổi nguy hại sức khỏe.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh ho gà

Như đã đề cập, bệnh ho gà thường làm phát sinh các triệu chứng dễ gây nhầm lẫn với một số tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp khác. Chính vì thế, bác sĩ thường phải tiến hành các xét nghiệm như xét nghiệm máu, xét nghiệm dịch tiết, PCR hoặc thu thập hình ảnh thông qua chụp X quang để xác định bệnh lý người bệnh đang gặp phải.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ tiến hành song song việc chẩn đoán kiểm tra một số bệnh lý khác như bệnh phó ho gà, viêm amidan mãn tính hoặc bệnh viêm VA mãn tính,… Sau khi có kết quả chẩn đoán cụ thể, bác sĩ sẽ xây dựng phát đồ điều trị cho từng bệnh nhân. Hiện nay, để điều trị chứng ho gà thường có các phương pháp sau:

Chữa bệnh bằng Tây y

Sử dụng thuốc Tây giúp kiểm soát triệu chứng của bệnh ho gà nhanh chóng và hiệu quả. Dựa vào tình trạng sức khỏe, độ tuổi của mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị phù hợp. Người bệnh không nên tự ý mua và sử dụng thuốc, nhất là trường hợp điều trị cho trẻ em, bởi khả năng phát sinh tác dụng phụ cao, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh ho gà
Điều trị bệnh ho gà theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ

Thông thường tình trạng ho gà xảy ra ở trẻ dưới 1 tuổi được bác sĩ yêu cầu lưu lại bệnh viện điều trị nội trú, nhằm tránh tình trạng bé ngừng thở do cơn ho kéo dài khiến đờm nhớt làm bí tắc đường hô hấp không được cấp cứu kịp thời. Bên cạnh đó, nếu bệnh nhi gặp phải tình trạng mất nước, chán ăn, không chịu bú, bác sĩ sẽ bổ sung dinh dưỡng, nước cho trẻ để nâng cao sức đề kháng.

Hiện nay một số thuốc kháng sinh giúp diệt vi khuẩn, ngừa bội nhiễm được sử dụng trong điều trị bệnh ho gà như:

  • Erythromycin: Có tác dụng tốt trong việc tiêu diệt chủng vi khuẩn ho gà. Thuốc được chỉ định sử dụng liên tục trong khoảng 2 tuần, mỗi ngày uống liều 50mg/kg. Nếu triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm do sử dụng kháng sinh trễ, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp các loại thuốc khác để nâng cao hiệu quả.
  • Cephalosporin/ Amoxycillin: Hai dạng thuốc kháng sinh thường được chỉ định trong điều trị bệnh ho gà nhằm phòng nguy cơ bội nhiễm ảnh hưởng đến phổi.

Một số loại dung dịch, siro chứa kháng sinh được chỉ định cho đối tượng trẻ nhỏ. Trường hợp trẻ bị ngừng thở, khó thở cần hút đờm dãi và thở oxy hoặc trợ tim bằng Coramin. Đối với tình trạng xuất hiện biến chứng, bác sĩ sẽ chỉ định cấp cứu chống co giật, suy hô hấp, giúp người bệnh bảo vệ tính mạng.

Điều trị bằng phương pháp dân gian

Ngoài biện pháp can thiệp bằng Tây y, nhiều người đã sử dụng các mẹo chữa dân gian để giảm triệu chứng do bệnh ho gà gây ra. Nguyên liệu được dùng có nguồn gốc từ tự nhiên, do đó khá an toàn, ít gây ra phản ứng phụ hơn thuốc Tây. Tuy nhiên hiệu quả chữa bệnh còn dựa vào cơ địa của mỗi bệnh nhân. Điều trị bằng phương pháp dân gian chỉ phù hợp cho tình trạng nhẹ. Tham khảo:

Điều trị bằng phương pháp dân gian
Mẹo chữa dân gian áp dụng cho tình trạng ho gà nhẹ, trẻ lớn hoặc người trưởng thành, trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi cần điều trị theo dõi y tế
  • Dùng tỏi: Tỏi chứa các chất kháng sinh tự nhiên giúp tiêu diệt hại khuẩn cho cơ thể, giảm viêm nhiễm, cải thiện tình trạng ho gà. Theo đó, người bệnh chỉ cần nhai trực tiếp téo tỏi sống, nuốt từ từ để tinh chất thẩm thấu.
  • Uống trà gừng: Gừng có tính ấm, giúp làm dịu cổ họng, giảm ho. Đặc biệt trong củ gừng còn chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, giảm đau, diệt vi khuẩn gây bệnh, hạ thân nhiệt. Sử dụng một củ gừng tươi, rửa sạch sau đó thái mỏng. Cho vài lát gừng vào ấm nước sôi, hãm như hãm trà, vài phút rót lấy nước trà gừng uống khi bị ho. Có thể pha thêm mật ong để tăng thêm hiệu quả.

Ngoài hai cách làm này, người bệnh có thể áp dụng một số cách chữa dân gian với thảo dược khác như cây cỏ mực, nhọ nồi, lá hẹ, hoa đu đủ đực,… Tuy nhiên lưu ý phương pháp này thích hợp đối với tình trạng bệnh ho gà nhẹ, cho người trưởng thành. Nếu trường hợp người bệnh là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, nên đưa bé thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Sử dụng thuốc Đông y

Theo Đông y, bệnh ho gà hay còn gọi là bách nhật khái, kinh khái, nguyên nhân gây bệnh do tà khí xâm nhập vào đường hô hấp ảnh hưởng đến phế dẫn đến các cơn ho khó chịu. Dùng thuốc Đông y chữa bệnh ho gà cũng là lựa chọn của nhiều người.

Điều trị bằng phương pháp dân gian
Điều trị chứng ho gà bằng thuốc Đông y theo hướng dẫn của thầy thuốc

Thuốc có nguyên liệu thiên nhiên, lành tính, giúp giảm ho và điều trị khắc phục các vấn đề khác của cơ thể. Tùy vào tình trạng của mỗi bệnh nhân, thầy thuốc sẽ kê toa thuốc phù hợp. Dưới đây là một số bài thuốc được dùng trong điều trị bệnh ho gà theo Đông y:

  • Bài thuốc 1: Các vị thuốc như 4gram mỗi loại ngũ vị tử ma hoàng, quế chi, cam thảo, bán han, 8gram bạch thược, 2gram mỗi vị can khương, tế tân. Nguyên liệu rửa sạch sắc lấy nước uống theo hướng dẫn.
  • Bài thuốc 2: Các vị thuốc như 3gram ma hoàng, 6gram hạnh nhân, 10gram thạch cao, 2gram cam thảo, 4gram bách bộ, 6gram hoàng cầm, 5gram chi tử sao đen, rễ cỏ tranh. Nguyên liệu sắc lấy nước uống theo hướng dẫn.

Người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của thầy thuốc. Trong quá trình sử dụng không tự ý kết hợp với các loại thuốc khác. Đồng thời nên chăm sóc, điều chỉnh các thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày để giúp việc điều trị diễn ra an toàn, hiệu quả hơn.

Các biện pháp phòng bệnh ho gà

Bệnh ho gà là dạng nhiễm khuẩn đường hô hấp phổ biến, thường gặp ở trẻ nhỏ. Nếu không sớm điều trị, viêm nhiễm có thể làm ảnh hưởng đến các cơ quan khác, thậm chí có nguy cơ gây tử vong. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo phụ huynh nên đưa con tiêm phòng bệnh ngay từ sớm để giúp con phòng tránh các rủi ro không mong muốn.

Mỗi trẻ được chỉ định tiêm đủ 3 mũi vắc xin phòng bệnh ho gà. Đối với những em bé mới tiêm mũi đầu tiên vẫn có khả năng mắc bệnh ho gà do cơ thể chưa kịp sản sinh đủ kháng thể chống lại vi khuẩn gây bệnh. Phụ huynh cần chủ động tiêm nhắc các mũi từ 18 tháng cho đến 15 tuổi để tăng cường khả năng phòng vệ cho trẻ, tránh nguy cơ mắc bệnh ho gà.

Các biện pháp phòng bệnh ho gà
Tiêm ngừa phòng bệnh ho gà cho trẻ từ sớm giúp tránh các rủi ro gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ

Ngoài ra, về chế độ sinh hoạt và ăn uống cũng nên đảm bảo. Bố mẹ cần lưu ý một vài vấn đề sau đây để giảm rủi ro vi khuẩn ho gà xâm nhập gây hại cho trẻ em:

  • Vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ mỗi ngày, tập cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Đeo khẩu trang khi cho trẻ ra ngoài nơi công cộng, tránh viêm nhiễm lây từ người bệnh sang trẻ nhỏ.
  • Sử dụng riêng đồ dùng cá nhân cho trẻ với người lớn để tránh tình trạng lây nhiễm giữa các thành viên trong gia đình.
  • Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trẻ, cải thiện sức khỏe.

Bệnh ho gà là bệnh hô hấp thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Các triệu chứng của bệnh càng nặng càng có nguy cơ gây hại cho sức khỏe và đe dọa tính mạng của trẻ. Do đó, bạn đọc không nên chủ quan, cần thăm khám và chủ động điều trị cho trẻ. Trường hợp trẻ lớn và người trưởng thành mắc bệnh nên điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm:

The post Bệnh ho gà: Biểu hiện, Nguyên nhân, Cách điều trị appeared first on Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dược Liệu Đinh Hương - Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ Chữa Viêm: Hỗ Trợ Cân Bằng và Sức Khỏe Vùng Kín

Hướng Dẫn Sử Dụng Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ Đúng Cách và Hiệu Quả Nhất