Viêm da tiếp xúc bôi thuốc gì? Các loại thuốc phổ biến
Viêm da tiếp xúc là tình trạng da bị kích ứng/ dị ứng do tiếp xúc với một số tác nhân từ môi trường, thời tiết… Bệnh đặc trưng với các triệu chứng như da ửng đỏ, nổi mụn nước và ngứa ngáy khó chịu tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Điều trị viêm da tiếp xúc chủ yếu bằng cách loại bỏ tác nhân dị ứng và dùng thuốc theo toa của bác sĩ. Vậy viêm da tiếp xúc bôi thuốc gì?
Gợi ý các loại thuốc bôi trị viêm da tiếp xúc phổ biến
Viêm da tiếp xúc hay còn được gọi là bệnh chàm tiếp xúc. Đây là tình trạng da phát sinh các triệu chứng dị ứng khi tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân dị ứng. Ban đầu, bệnh sẽ gây ra tình trạng ngứa ngáy, da ửng đỏ, đau rát khó chịu, nếu người bệnh thường xuyên dùng tay cào gãi lên vùng da bị tổn thương khiến da trầy xước, viêm nhiễm.
Nếu không được điều trị kịp thời, những tổn thương trên da bị khô lại và để lại sẹo xấu trên da, làm giảm tính thẩm mỹ và ngoại hình của người bệnh. Còn nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách, những tổn thương trên da sẽ nhanh chóng phục hồi trong vòng 1 – 4 tuần.
Các triệu chứng viêm da tiếp xúc cấp tính có thể được cải thiện nhanh chóng bằng các loại thuốc bôi. Vì hầu hết các trường hợp bị viêm da tiếp xúc xảy ra do tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như mỹ phẩm kém chất lượng, hóa chất công nghiệp, xà phòng, kim loại, mủ nhựa thực vật, nọc độc côn trùng…
Thuốc bôi được đánh giá cao về hiệu quả giảm triệu chứng, phát huy tác dụng nhanh chóng và dễ sử dụng. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất và tránh những rủi ro ngoài ý muốn, bạn cần tuân thủ sử dụng đúng loại thuốc, liều dùng và tần suất sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Dưới đây là một số loại thuốc bôi chữa bệnh viêm da tiếp xúc thường được kê đơn sử dụng phổ biến gồm:
1. Dung dịch thuốc bôi có khả năng sát khuẩn
Đây là nhóm thuốc bôi được các chuyên gia khuyến khích sử dụng trong điều trị bệnh viêm da tiếp xúc thể nhẹ, khi các triệu chứng vừa khởi phát. Thuốc có tác dụng chính là sát trùng, diệt khuẩn, làm dịu da và giảm bớt cảm giác ngứa ngáy. Không những vậy, nhóm thuốc náy còn có khả năng thúc đẩy quá trình phục hồi các tổn thương trên da.
Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến trong nhóm này điển hình như:
Kẽm oxide 10%
- Đây là loại thuốc bôi có chứa thành phần chính là kẽm oxide 10% có khả năng tăng cường bảo vệ sức khỏe làn da, làm dịu da, giảm ngứa ngáy và chống khuẩn. Liều dùng khuyến khích sử dụng 2 – 3 lần/ ngày.
- Những người có cơ địa dị ứng với hoạt chất pyrazol nên tránh sử dụng nhóm thuốc này. Lưu ý trước khi bôi thuốc lên da phải rửa tay thật sạch để tránh gây tình trạng bội nhiễm.
Hồ nước
- Trong hồ nước có chứa các thành phần chính gồm Glycerin, kẽm oxit, bột Talc và nước cất có khả năng làm dịu da, giảm ngứa, sát khuẩn và ức chế sự lây lan của những tổn thương, tăng hàng rào bảo vệ da. Đồng thời, thuốc còn giúp tổn thương nhanh chóng khô lại, làm se vết thương và giảm tình trạng sung huyết.
- Liều dùng khuyến cáo của hồ nước là 2 lần/ ngày. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý sử dụng đúng cách, tránh lạm dụng quá mức để giảm thiểu nguy cơ bội nhiễm.
Dung dịch Jarish
- Theo các chuyên gia, trong dung dịch Jarish có chứa thành phần chính là Acid boric có khả năng sát trùng, diệt khuẩn, ức chế sự phát triển và hoạt động của các ổ vi khuẩn, virus, nấm men.
- Loại thuốc bôi này được chỉ định sử dụng chủ yếu khi mắc bệnh vảy nến, chàm da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng… do tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên.
- Liều dùng khuyến khích đối với dung dịch này là từ 2 – 3 lần/ ngày để giảm thiểu mức độ tổn thương trên da, ngăn chặn viêm nhiễm.
Thuốc tím
- Trong thuốc tím có chứa thành phần chính là kali permanganat. Đây là chất chống oxy hóa có khả năng tiêu diệt nấm, các loại vi khuẩn gram âm/ gram dương.
- Thuốc này được chỉ định sử dụng trong trường hợp bị viêm da tiếp xúc bội nhiễm nhằm kiểm soát tình trạng nhiễm trùng.
- Liều dùng đều đặn hằng ngày từ 1 – 2 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất. Lưu ý sau khi bôi thuốc phải để da thông thoáng nhằm tránh gây ra tình trạng kali huyết.
Dung dịch thuốc bôi ngoài da Hexamidine và Chlorhexidine
- Dung dịch thuốc bôi Hexamidine và Chlorhexidine có khả năng làm tiêu viêm, hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn tại vùng da bị tổn thương.
- 2 loại thuốc thuộc nhóm này được sản xuất dưới dạng dung dịch sát khuẩn dùng cho những tổn thương đặc trưng như viêm lở loét do bị vỡ mụn nước.
2. Thuốc kem bôi trị viêm da tiếp xúc chứa corticoid
Thuốc chứa corticoid là một trong những loại thuốc được sử dụng điều trị chủ yếu trong điều trị các bệnh lý da liễu, trong đó có bệnh viêm da tiếp xúc. Theo các chuyên gia, corticoid là hoạt chất hoạt động và phát huy hiệu quả tương tự như hormone cortisone, từ đó giúp ức chế nguy cơ phát sinh các triệu chứng dị ứng và ngăn ngừa viêm nhiễm.
Tùy vào từng trường hợp cụ thể, mức độ bệnh nặng hay nhẹ, các triệu chứng lâm sàng mà bác sĩ sẽ kê đơn tên loại thuốc phù hợp. Cụ thể như:
- Nhóm 1: Nhóm thuốc này có chứa thành phần corticoid cao và có tác dụng cực mạnh. Có thể kể đến một số loại thuốc như Clobetason propionate, Betamethason dipropionat…
- Nhóm 2: Đây là nhóm thuốc có thành phần corticoid phát huy tác dụng mạnh, điển hình như thuốc Fluocinolon acetonid, Desoximetasone, Hydrocortison butyrate, Betamethasone valerat…
- Nhóm 3: Chứa thành phần corticoid tác dụng điều trị triệu chứng trung bình như Triamcinolon acetonid, Alcloetasone.
- Nhóm 4: Hoạt chất Corticoid tỷ lệ thấp và tác dụng yếu như Dexamethason, Hydrocortison acetat, Prednisolon.
Lưu ý: Mặc dù được đánh giá cao về hiệu quả nhưng lại tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Nếu lạm dụng quá mức nhóm thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn như teo da, giãn mạch, nhiễm trùng, thậm chí là khó thở, sốc phản vệ… Do đó, người bệnh cần tuân thủ liều dùng, sử dụng trong thời gian ngắn, giảm liều dần dần khi thấy các triệu chứng đã thuyên giảm.
3. Nhóm thuốc bạt sừng chứa hoạt chất acid salicylic
- Đây là nhóm thuốc được chỉ định sử dụng kết hợp với nhóm thuốc chứa corticoid để tăng hiệu quả điều trị.
- Thuốc được chỉ định sử dụng chủ yếu trong trường hợp bị viêm da tiếp xúc giai đoạn mãn tính có tác dụng sát trùng, làm sạch da và loại bỏ các tế bào chất tại vùng da bị tổn thương.
- Nhóm thuốc này được bào chế dưới dạng kem bôi và thuốc mỡ. Một số loại phổ biến như acid salicylic, diprosalic, dibetalic, betnoval, benzosali…
- Lưu ý nếu tình trạng viêm da tiếp xúc có dấu hiệu bội nhiễm thì không nên sử dụng nhóm thuốc này.
4. Nhóm thuốc bôi kháng sinh
Những trường hợp bị viêm da tiếp xúc đã bị bội nhiễm sẽ được chỉ định sử dụng nhóm thuốc bôi kháng sinh bôi ngoài da. Thuốc có tác dụng hỗ trợ giảm sưng viêm, chống khuẩn hiệu quả trên vùng da bị tổn thương. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ được kê đơn sử dụng trong toa thuốc của bác sĩ, tránh tự ý mua thuốc và lạm dụng quá mức để tránh tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Lưu ý, trước khi bôi thuốc người bệnh nên vệ sinh vùng da bị tổn thương bằng dung dịch sát khuẩn thông dụng. Sau khi bôi thuốc nên để da thông thoáng, không băng kín vết thương để tránh tác dụng phụ. Một số loại thuốc bôi điều trị viêm da tiếp xúc tại chỗ được sử dụng phổ biến như: Fucicort, Decocort cream, Derimucin, Bactroban, Tyrorur, Gentamicin 0.3%…
5. Thuốc bôi trị viêm da tiếp xúc ức chế miễn dịch
Để tăng cường hiệu quả điều trị các triệu chứng ngoài da, tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ kê đơn sử dụng kết hợp nhóm thuốc ức chế miễn dịch. Nhóm thuốc này thường được chỉ định cho những đối tượng không đáp ứng hiệu quả điều trị bằng thuốc bôi chứa corticoid.
Thuốc bôi lên da có tác dụng ức chế sự hoạt động và phát triển của những tổn thương viêm nhiễm và hỗ trợ điều hòa ổn định hệ miễn dịch. Nhờ đó giúp cải thiện nhanh chóng và hiệu quả các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát, sưng đỏ trên bề mặt da.
Nhóm thuốc này đem lại hiệu quả cao, không gây ra các tác dụng phụ như làm teo da, mỏng da, dày sừng nang lông… do bôi thuốc chứa corticoid. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, lạm dụng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, làm ác tính hóa tế bào.
Một số loại thuốc thuộc nhóm ức chế miễn dịch được sử dụng phổ biến như:
- Tacrolimus (Tacropic, Protopic…)
- Pimecrolimus (Elidel…)
6. Các loại thuốc bôi có tính chất hỗ trợ cải thiện triệu chứng
Ngoài những loại thuốc bôi trị viêm da tiếp xúc vừa kể trên, tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số loại thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị, không thay thế cho thuốc đặc trị.
Một số loại thuốc kem bôi được sử dụng phổ biến như:
- Kem Dipolac: Đây là loại thuốc bôi có chứa corticoid được sử dụng nhằm cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, sưng viêm và bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại.
- Kem Gentrisone: Thuốc được bào chế dạng kem bôi, có chứa các thành phần chính như 100mg Clotrimazol, 6.4mg Betamethason dipropionat và 10mg Gantamicin có tác dụng làm giảm triệu chứng ngứa ngáy, đau rát khó chịu.
- Kem bôi Fucidin H: Đây là loại thuốc được nhiều người bệnh viêm da tiếp xúc ưu tiên chọn lựa vì hiệu quả cao. Thuốc có khả năng ức chế quá trình phát sinh sôi phát triển của vi khuẩn, từ đó làm giảm ngứa ngáy, giảm bong tróc hay nổi mẩn đỏ trên bề mặt da.
- Kem bôi Korcin: Loại thuốc này thường được chỉ định sử dụng trong trường bị viêm da tiếp xúc với các triệu chứng tăng nặng hơn so với ban đầu. Tuân thủ liều dùng trong thời gian nhất định sẽ giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng bệnh.
7. Kem bôi dưỡng ẩm
Nhằm làm tăng hiệu quả điều trị viêm da tiếp xúc cũng như rút ngắn thời gian sử dụng thuốc Tây, giảm thiểu tác dụng phụ, các chuyên gia thường khuyến khích sừ dụng kết hợp các loại kem bôi dưỡng ẩm ngoài da. Các loại kem bôi có tác dụng giảm triệu chứng ngứa ngáy, giảm khô bong tróc, dày sừng và chỉ được dùng khi vùng da bị tổn thương đã khô lại, không rỉ dịch.
Bôi kem dưỡng ẩm đều đặn hằng ngày có khả năng cải thiện các triệu chứng lâm sàng, kích thích phục hồi những tế bào bị tổn thương và làm lành tái tạo các mô đã bị tổn thương. Không những vậy, kem dưỡng ẩm còn giúp làm tăng cường hàng rào bảo vệ tự nhiên trên bề mặt da.
Trong các loại kem này không chỉ có chứa hoạt chất cấp ẩm, làm dịu da mà còn chứa một số thành phần sát trùng (Zinc oxide), tái tạo phục hồi da (Panthenol, Niacinamide, Glycerin), giảm ngứa ngáy (Oat extract), làm bạt sừng (PHA, BHA…). Bên cạnh đó, sử dụng kem dưỡng ẩm đều đặn thường xuyên giúp hỗ trợ phòng ngừa nhiễm trùng, giảm hình thành các đốm thâm sẹo trên da.
Một số loại kem bôi dưỡng ẩm được sử dụng phổ biến như: Physiogel cream, Lacticare – HC lotion, A-derma Exomega, Panthenol cream… Lưu ý không sử dụng kem bôi dưỡng ẩm lên vùng da bị bội nhiễm, rỉ dịch, có vết thương hở, chảy máu, nổi mụn nước, mụn mủ… vì sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, khiến da chậm lành hơn.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc bôi trị viêm da tiếp xúc
Sử dụng thuốc bôi trị viêm da tiếp xúc là biện pháp được đánh giá cao về hiệu quả cải thiện triệu chứng bệnh, ngăn ngừa bội nhiễm. Tuy nhiên, để đảm bảo những tổn thương không lây lan trên diện rộng, duy trì sức khỏe trên làn da và hạn chế tối đa tác dụng phụ của các loại thuốc bôi, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Việc sử dụng bất kỳ loại thuốc bôi nào cũng phải tuân thủ theo toa thuốc của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc ở ngoài và sử dụng tùy tiện không theo liều lượng phù hợp, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì đây là đối tượng có làn da mỏng manh, mẫn cảm.
- Thuốc bôi dùng trên da đem lại tác dụng nhanh chóng, hiệu quả tuy nhiên rất dễ gây ra tác dụng phụ nếu lạm dụng quá mức. Vì vậy, việc sử dụng cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ.
- Chú ý trước khi bôi thuốc lên da người bệnh phải tiến hành vệ sinh da sạch sẽ bằng các dung dịch sát khuẩn để tránh nguy cơ biến chứng bội nhiễm.
- Nếu có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần thuốc nào đó, cần thông báo cho bác sĩ để được cân nhắc chỉ định sử dụng loại thuốc khác phù hợp hơn.
- Riêng đối với nhóm thuốc bôi chứa corticoid, tuyệt đối không được lạm dụng vì tác dụng phụ của thuốc rất mạnh.
- Dùng thuốc bôi đặc trị viêm da tiếp xúc kết hợp với kem dưỡng ẩm, kem chống nắng, che chắn và đeo khẩu trang, không để vùng da bị tổn thương tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân dị ứng.
- Tránh xa các tác nhân dị ứng như phấn hoa, lông động vật, hóa chất, mỹ phẩm, thời tiết thay đổi, nhựa thực vật, nọc độc côn trùng…
- Đồng thời, hạn chế cào gãi hay chà xát mạnh lên vùng da bị tổn thương và xây dựng thói quen sinh hoạt, ăn uống khoa học, lành mạnh để đạt được hiệu quả cao và phòng ngừa tái phát bệnh càng lâu càng tốt.
Hy vọng những thông tin được tổng hợp trong bài viết trên đã giúp quý bạn đọc đã nắm được những kiến thức cơ bản về vấn đề “viêm da tiếp xúc bôi thuốc gì?”. Lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc bôi cần chú ý cách sử dụng, liều dùng và tần suất sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, tránh tác dụng ngoài ý muốn.
Có thể bạn quan tâm
The post Viêm da tiếp xúc bôi thuốc gì? Các loại thuốc phổ biến appeared first on Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc.
Nhận xét
Đăng nhận xét