Da tay bị bong tróc là thiếu chất gì? Cách bổ sung khắc phục

Da tay bị bong tróc, khô rát, nứt nẻ… có thể là dấu hiệu của việc cơ thể thiếu chất dinh dưỡng. Nếu không được khắc phục kịp thời có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cùng nhiều hệ lụy khác. Vậy da tay bị bong tróc là thiếu chất gì? Cách bổ sung khắc phục như thế nào để da tay khỏe mạnh như bình thường?

Nguyên nhân khiến da tay bị bong tróc

Bong tróc da tay, chủ yếu ở đầu ngón tay là tình trạng rất phổ biến, có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, từ người lớn cho đến trẻ em. Các chuyên gia da liễu cho biết tình trạng này không gây nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng nếu không được khắc phục sớm có thể gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe.

Da tay bị bong tróc là thiếu chất gì?
Da tay bị bong tróc là tình trạng phổ biến có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào

Những trường hợp gặp phải triệu chứng da tay bị bong tróc có thể là do:

  • Viêm da cơ địa thường xảy ra với những người có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng với hải sản hoặc bất kỳ loại món ăn lạ nào.
  • Viêm da tiếp xúc do người bệnh tiếp xúc với những chất dị ứng như hóa chất, nước tẩy rửa khiến da bị bào mòn dẫn đến tình trạng bong da tay.
  • Bong da tay do rối loạn dây thần kinh thực vật khiến cho mồ hôi tay tăng sinh quá mức không thể kiểm soát.
  • Da tay tiếp xúc với sự thay đổi của thời tiết, gió lạnh hanh khô, nhiệt độ thấp hoặc ánh nắng mặt trời bỏng rát  có thể khiến cho da tay bị khô lại, bong tróc và nứt nẻ.
  • Ngoài ra, một số bệnh lý bị da liễu gây ra triệu chứng bong da tay như bệnh chàm Eczema, bệnh Pellagra, vảy nến, tổ đỉa, ghẻ lở, nhiễm nấm…

Da tay bị bong tróc là thiếu chất gì?

Có thể thấy, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Bên cạnh những nguyên nhân bệnh lý thì việc cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng như A, B, C… sẽ gây ra triệu chứng này. Với mỗi loại chất mà cơ thể bị thiếu thì làn da sẽ có những biểu hiện khác nhau như:

1. Vitamin B3

Vitamin B3 hay còn được gọi là Niacin là một trong những loại vitamin quan trọng đối với sức khỏe của làn da. Thiếu hụt loại vitamin này sẽ khiến da xỉn màu, trở nên khô ráp và cứng hơn, lớp thượng bì ở các đầu ngón tay dày lên trông thấy, dần dần các nếp gấp bị xóa mất. Kèm theo đó là tình trạng đau rát tại các vết nứt giữa ngón tay, lòng bàn tay.

2. Vitamin B7

Vitamin B7 còn được gọi là hoạt chất Biotin đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của móng, tóc và làn da. Thậm chí trong từ điển ghi chép lại thì vitamin B7 còn được gọi là vitamin H, bắt nguồn từ tiếng Đức Haar và Haut với nghĩa là “tóc và da”.

Trên thực tế, có rất ít trường hợp bị thiếu vitamin B7. Tuy nhiên, nếu chẳng may thực sự cơ thể của bạn thiếu hụt loại vitamin này sẽ gây ra bong tróc da tay, khô có vảy. Nếu không được xử lý kịp thời có thể kéo theo các triệu chứng như sưng tấy, viêm da, bong vảy màu đen, rụng tóc… nặng nề. Thậm chí, một số trường hợp nặng còn gây ra khô miệng, môi nứt nẻ, trầm cảm, mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ…

Da tay bị bong tróc là thiếu chất gì?
Bị bong tróc da tay là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị thiếu hụt chất dinh dưỡng

3. Vitamin C

Vitamin C còn được gọi là Acid ascorbic là một loại vitamin quan trọng đối với sức khỏe con người. Tình trạng da tay bị bong tróc rất có thể là triệu chứng của người đang bị thiếu vitamin C với biểu hiện đặc trưng là từng nốt sần nhỏ, da bong tróc thành từng mảng.

Lúc này, người bệnh nên thay đổi chế độ ăn uống, ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin C để cải thiện nhanh chóng triệu chứng này.

4. Vitamin A

Tình trạng da tay bị bong tróc có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị thiếu hụt hoặc dư thừa vitamin A. Vitamin A là một trong những hoạt chất có khả năng chống lại quá trình oxy hóa, hỗ trợ sức khỏe cho làn da, kích thích làm lành vết thương, phục hồi sự đàn hồi của làn da và tăng cường hệ miễn dịch. Thường thì vitamin A tốt cho con người được tìm thấy dưới 2 dạng chính là beta – caroten và vitamin A.

Người bệnh có thể tăng cường bổ sung vitamin A thông qua các loại thực phẩm, còn nếu thừa vitamin A thì bạn nên cân nhắc giảm liều thuốc uống bổ sung vitamin A hoặc hạn chế sử dụng các loại kem hoặc gel bôi.

Hướng dẫn phương pháp xử lý da tay bị bong tróc

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng da tay bị bong tróc, vì vậy còn tùy theo nguyên nhân là gì và mức độ nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ tư vấn phương án điều trị phù hợp nhất. Đối với những người bị bong tróc da tay nhẹ có thể xử lý triệu chứng bằng cách bôi kem dưỡng ẩm hằng ngày.

Tuy nhiên, với những trường hợp tình trạng da tay bị bong tróc nặng với các triệu chứng như ngứa náy, đau nhức dữ dội, mệt mỏi, khó thở… Sau 1 tuần chăm sóc mà triệu chứng không được cải thiện thì người bệnh nên chủ động thăm khám tại bệnh viện để được chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị hiệu quả nhất.

1. Điều trị bằng thuốc Tây

Dùng thuốc Tây là một trong những biện pháp điều trị được đông đảo người bệnh ưu tiên chọn lựa.. Ưu điểm của phương pháp này là đem lại hiệu quả cao, nhanh chóng và thuận tiện trong việc sử dụng. Tùy theo loại bệnh da liễu gây ra triệu chứng da tay bị bong tróc mà bác sĩ sẽ kê đơn tuốc phù hợp.

Bệnh chàm da, vảy nến, á sừng, viêm da cơ địa

Á sừng, vảy nến, viêm da cơ địa… đều là những bệnh lý da liễu phổ biến, có tỷ lệ mắc cao nhưng lại rất khó để điều trị dứt điểm. Bệnh đặc trưng với các triệu chứng như da tay bị bong tróc, ngứa ngáy, ửng đỏ… Vì vậy, để khắc phục những triệu chứng này bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc sau:

Da tay bị bong tróc là thiếu chất gì?
Điều trị bong da tay bằng các loại thuốc bôi đem lại hiệu quả cao, nhanh chóng và tiện lợi
  • Kem bôi chứa hoạt chất corticoid: Đây là nhóm thuốc mỡ bôi ngoài da được chỉ định sử dụng nhằm mục đích chống viêm, kháng khuẩn. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến trong nhóm này như Dexamethasone fluocinolone, hydrocortisone, triamcinolone, betamethasone…  Mặc dù thuốc bôi này có hiệu quả rất tốt trong điều trị bệnh nhưng nếu lạm dụng trong thời gian có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ngoài ý muốn. Tốt nhất, người bệnh nên tuân thủ tuyệt đối liều dùng do bác sĩ chỉ định.
  • Thuốc dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch: Đối với những người bị da tay bị bong tróc nặng do bệnh chàm, vảy nến, viêm da nhưng không đáp ứng sử dụng nhóm thuốc dạng bôi sẽ được chỉ định đơn thuốc này. Một số loại thuốc uống hoặc tiêm tĩnh mạch được sử dụng phổ biến như thuốc kháng sinh, kháng nấm, kháng histamin H1, thuốc chứa steroid… Áp dụng biện pháp này cần đảm bảo có sự giám sát và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ da liễu để đảm bảo đạt hiệu quả như mong muốn, tránh tác dụng phụ.
  • Điều trị theo bằng liệu pháp ánh sáng: Với những trường hợp bị bệnh da liễu nhưng không đáp ứng sử dụng kem bôi hay thuốc uống sẽ được chỉ định áp dụng điều trị thêm bằng kem bôi corticosteroid nhằm tăng hiệu quả điều trị.

Bệnh pellagra

Thiếu hụt vitamin B3 là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh pellagra. Bệnh đặc trưng với các triệu chứng như da tay bị bong tróc, nứt nẻ, viêm nhiễm, lở loét, chảy máu… Việc điều trị căn bệnh này bằng thuốc chủ yếu sẽ sử dụng thuốc niacinamide hay còn được gọi là vitamin PP.

Da tay bị bong tróc là thiếu chất gì?
Thuốc niacinamide được chỉ định sử dụng chủ yếu trong điều trị bệnh pellagra
  • Liều dùng: 500mg/ 24h, chia làm 4 lần uống trong ngày.
  • Lưu ý: Chỉ uống thuốc sau khi đã ăn no. Tác dụng của thuốc khá mạnh và cũng dễ gây dị ứng, vì vậy tốt nhất nên thử thuốc trước khi sử dụng chính thức.

Ngoài những loại thuốc vừa kể trên, tùy theo từng trường hợp mà người bệnh có thể được kê đơn thêm một số loại thuốc hoặc kem dưỡng tốt cho làn da như kem dưỡng ẩm chứa kẽm, thuốc bạt sừng, làm bong vảy có chứa thành acid salicylic 5% và sử dụng kem chống nắng hằng ngày để đạt được kết quả điều trị khả quan nhất.

2. Điều trị không dùng thuốc

Ngoài cách điều trị bệnh bằng các loại thuốc chuyên khoa, người bệnh cũng có thể tự khắc phục triệu chứng da tay bị bong tróc bằng các biện pháp đơn giản, dễ dàng thực hiện ngay tại nhà thông qua việc bổ sung những dưỡng chất bị thiếu hụt thông qua các loại thực phẩm.

Bổ sung vitamin B3

Hầu hết những trường hợp bị da tay bị bong tróc đều là do thiếu vitamin B3. Do đó, chỉ cần bổ sung đầy đủ lượng vitamin B3 cần thiết là đã có thể khắc phục hiệu quả tình trạng da tay bị bong tróc.

Một số loại thực phẩm giàu vitamin B3 điển hình như: cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá mòi, cá cơm, thịt gà tây, thịt heo, thịt bò, gan, nấm, đậu phộng, gạo lứt, lúa mì, khoai tây, ngũ cốc, măng tây, bắp cải tím, quả mâm xôi, bông cải (trắng và xanh)…

Bổ sung vitamin B7

Để bù đắp hàm lượng vitamin B7 bị thiếu hụt thông qua các loại thực phẩm như: cà chua, cà rốt, hạnh nhân, ngũ cốc, cá biển, thịt gà, gan động vật, trứng, bánh mì, các loại đậu, bông cải xanh, nấm, khoai lang, sữa, cải cầu vồng, sữa dê, cá hồi…

Bổ sung vitamin C

Có rất nhiều loại thực phẩm giàu vitamin C để bạn có thể chọn lựa và bổ sung vào thực đơn ăn uống hằng ngày của mình như:

  • Các loại rau củ như cải xanh, bông cải, bắp cải, cải Brussels, ớt chuông, ớt chỉ thiên, khoai lang, đậu…
  • Các loại trái cây như đu đủ, dâu tây, kiwi, cam, xoài, dứa, ổi…
Da tay bị bong tróc là thiếu chất gì?
Có rất nhiều loại thực phẩm giàu vitamin C để bạn thêm vào thực đơn ăn uống điều trị bong da tay

Bổ sung vitamin A

Có thể kể đến một số loại thực phẩm giàu vitamin A như các loại rau củ quả có màu xanh đậm, đỏ, vàng, dầu gan cá, lòng đỏ trứng gà, cá chua, cà rốt, ớt chuông, bí đỏ, khoai lang…

3. Áp dụng các mẹo đơn giản

Bổ sung các loại vitamin bị thiếu hụt trong cơ thể là điều quan trọng cần làm để cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên, để giảm thiểu nhanh chóng sự khó chịu của triệu chứng ngay lập tức thì bạn có thể áp dụng một số mẹo đơn giản, có thể thực hiện ngay tại nhà sau đây:

  • Ngâm tay: Ngâm tay vào hỗn hợp nước ấm pha nước cốt chanh và mật ong là một trong những mẹo hay giúp giảm thiểu sự bong tróc da, sát khuẩn, dưỡng ẩm và làm cho da mềm mại hơn. Ngâm tay vào hỗn hợp này khoảng 10 phút thì rửa lại bằng nước sạch, thấm khô bằng khăn bông.
  • Dầu dừaDầu dừa là nguyên liệu tự nhiên giúp dưỡng ẩm da cực kỳ hiệu quả. Không những vậy, dầu dừa còn kích thích làm lành những tổn thương trên da. Chỉ cần kiên trì bôi dầu dừa 2 – 3 lần/ ngày vào vùng da tay bị tổn thương, để qua đêm hoặc giữ cho tránh dính nước sẽ đem lại hiệu quả rất rõ rệt.
  • Dưa chuột: Theo nghiên cứu khoa học, nước là thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất trong dưa chuột, hơn 96%. Bên cạnh đó, với đặc tính chống oxy hóa mạnh giúp nuôi dưỡng da hiệu quả. Chỉ cần cắt dưa chuột thành từng lát mỏng và đắp trực tiếp lên vùng da bị bong tróc, để da nghỉ trong khoảng 30 phút và rửa sạch lại là được.
Da tay bị bong tróc là thiếu chất gì?
Gel nha đam có khả năng dưỡng ẩm và kích thích tái tạo tế bào da mới
  • Nha đam: Tận dụng gel nha đam để bôi lên da hằng ngày, nhất là vùng da bị bong tróc. Các tinh chất vitamin khoáng chất trong nha đam có tác dụng kích thích tái tạo các tế bào da mới.
  • Mật ong: Mật ong là nguồn nguyên liệu tự nhiên cực kỳ tốt cho sức khỏe và làn da. Với đặc tính sát khuẩn, chống viêm và cấp ẩm nhanh giúp làn da nhanh chóng trở nên mềm mịn, giảm bong tróc và ngăn ngừa viêm nhiễm. Vệ sinh da bằng dung dịch sát khuẩn, bôi lên da một lớp mỏng mật ong rồi massage nhẹ nhàng rồi để yên trong khoảng 15 phút thì rửa lại bằng nước ấm.
  • Sữa: Theo các chuyên gia, những loại sữa có chứa hàm lượng chất béo cao thường có khả năng cải thiện tình trạng bong tróc da tay hiệu quả hơn. Trộn đều hỗn hợp sữa với mật ong theo tỷ lệ 2:1 rồi xoa đều lên vùng da bị tổn thương. Để da thư giãn khoảng 15 phút rồi rửa sạch lại với nước ấm.
  • Dầu oliu: Trong dầu oliu có chứa hàm lượng cao vitamin E có tác dụng dưỡng ẩm da tốt. Chuẩn bị thau nước ấm, cho vào vài giọt tinh dầu oliu và ngâm tay.

4. Các biện pháp phòng ngừa hỗ trợ

Bên cạnh những phương pháp vừa kể trên, người bệnh cũng có thể chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa tái phát như:

  • Hạn chế để da tay tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm, các loại hóa chất tẩy rửa độc hại…
  • Khi thời tiết chuyển lạnh nên bảo vệ tay bằng cách đeo găng giữ ấm. Nếu phải tiếp xúc hóa chất phải đeo găng tay cao su.
  • Chăm sóc da hằng ngày bằng cách bôi kem hoặc serum dưỡng ẩm da tay, ưu tiên loại có chứa thành phần acid salicylic 5%.
  • Tẩy da chết đều đặn mỗi lần 1 tuần để loại bỏ những lớp tế bào thừa thải gây ra tình trạng bong tróc.
Da tay bị bong tróc là thiếu chất gì?
Đeo găng tay khi tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa để tránh khởi phát tình trạng bong tróc da

Tóm lại da tay bị bong tróc do thiếu hụt một số loại vitamin như A, B, C, E, D… có thể dễ dàng khắc phục thông qua việc bổ sung từ thực phẩm. Còn nếu xuất phát từ các nguyên nhân bệnh lý da liễu, tốt nhất người bệnh nên chủ động thăm khám tại bệnh viện càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và tư vấn phương hướng điều trị hiệu quả nhất.

Có thể bạn quan tâm

The post Da tay bị bong tróc là thiếu chất gì? Cách bổ sung khắc phục appeared first on Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Lác Đồng Tiền Ở Trẻ Em: Nguy Hiểm, Nguyên Nhân và Cách Chữa

6 Cách Sử Dụng Ngải Cứu Trị Tràn Dịch Khớp Gối

7 Loại Siro Ho Hiệu Quả Cho Người Lớn