Bong tróc da đầu ngón tay là bệnh gì? Làm sao chữa khỏi?

Bong tróc da đầu ngón tay là tình trạng không hiếm gặp, vì đây vốn là vùng da mỏng rất nhạy cảm và thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân bên ngoài. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không? Cách xử lý như thế nào hiệu quả?

Bong tróc da đầu ngón tay
Bong tróc da đầu ngón tay rất phổ biến vì đây vốn là vùng da nhạy cảm, thường xuyên tiếp xúc các tác nhân bên ngoài

Bong tróc da đầu ngón tay là gì?

Bong tróc da là tình trạng thường xuyên xảy ra, chủ yếu ở các vị trí như bàn tay, bàn chân, môi… Trong đó, tình trạng bong tróc da đầu ngón tay là phổ biến nhất do đây là vùng da nhạy cảm, mỏng manh và tiếp xúc với các tác nhân gây hại từ bên ngoài. Tình trạng này không quá nguy hiểm, hoàn toàn có thể khắc phục được nếu biết cách chăm sóc và hạn chế tiếp xúc với những tác nhân kích ứng.

Thông thường, bong tróc da đầu ngón tay xuất phát từ tình trạng da khô do thời tiết thay đổi đột ngột, hanh khô và nhiệt độ xuống thấp. Bên cạnh đó, tắm nước quá nóng hoặc sử dụng các loại dung dịch rửa tay, sữa tắm, sữa rửa mặt… chứa thành phần dị ứng cũng có thể gây ra bong tróc da đầu ngón tay.

Ngoài bong tróc da đầu ngón tay, tình trạng da khô thường kèm theo các triệu chứng khác như: ngứa ngáy, căng đau, nứt nẻ, ửng đỏ, sạm màu… Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, từ người lớn cho đến trẻ em, trong đó phổ biến nhất là ở trẻ em vì làn da của trẻ còn rất mỏng manh và non nớt, dễ bị các tác nhân có hại tấn công và gây bệnh.

Bong tróc da đầu ngón tay có liên quan đến bệnh gì?

Vùng da ở đầu ngón tay vốn rất nhạy cảm, thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân bên ngoài nên việc dễ mắc các bệnh lý da liễu cũng là điều bình thường. Nếu gặp phải tình trạng này, có thể bạn đã mắc phải các bệnh lý sau đây:

  • Bệnh á sừng: Á sừng là một trong những bệnh lý da liễu thường gặp ở mọi đối tượng. Đây là tình trạng lớp sừng da ở đầu ngón tay chuyển hóa dở dang và bong tróc ra kèm theo các triệu chứng như ngứa ngáy, đỏ da, sưng tấy, nhiễm khuẩn.
  • Chàm eczema ở tay: Bệnh này còn được gọi là bệnh viêm da bàn tay gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như xuất hiện các mảng bong tróc, sưng viêm kèm theo ngứa ngáy khó chịu. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh là do di truyền từ bố mẹ hoặc da tay tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, chất kích thích gây làm khởi phát triệu chứng dị ứng.
  • Bệnh vảy nến: Vảy nến cũng là một trong những bệnh lý da liễu có xuất hiện triệu chứng bong tróc da. Đây là dạng bệnh tự miễn, do hệ miễn dịch nhầm lẫn và tấn công ngược lại các tế bào khỏe mạnh. Ngoài bong tróc da đầu ngón tay thì vảy nến còn xuất hiện ở một số bộ phận khác như đầu gối, khuỷa tay kèm theo một số triệu chứng khác như da nổi từng mảng đỏ, dày sừng, trường hợp bệnh nặng hơn có thể sưng tấy, viêm nhiễm.
  • Viêm da cơ địa: Đây là căn bệnh ngoài da có tính chất mạn tính, nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây ra các triệu chứng như bong vảy, da sần sùi ửng đỏ rối loạn sắc tố da, ngứa ngáy khiến người bệnh gãi nhiều dẫn đến bong da ở đầu ngón tay.
  • Viêm da tiếp xúc: Đây là căn bệnh xảy ra do da tiếp xúc với các chất dị ứng như nickel, độc tố từ các loại cây như sồi độc, đinh hương độc… Các triệu chứng điển hình của bệnh như xuất hiện mụn nước, chảy dịch khi vừa bùng phát, nhưng đến giai đoạn nặng thì bệnh có thể kèm theo tình trạng da khô ráp, bong tróc nhiều.
Bong tróc da đầu ngón tay
Bong tróc da đầu ngón tay có thể là triệu chứng của các bệnh da liễu như viêm da cơ địa, vảy nến, viêm da tiếp xúc…

Ngoài những bệnh lý da liễu có triệu chứng bong tróc da đầu ngón tay thì tình trạng này còn xảy ra khi gặp phải các tác nhân sau đây:

  • Rửa tay nhiều quá mức, nhất là rửa bằng nước rửa tay, xà phòng thường xuyên vô tình làm bào mòn lớp lipid trên bề mặt da tay và gây ra kích ứng, bong tróc. Tình trạng này còn nặng hơn nếu bạn rửa tay bằng nước nóng và lau tay bằng khăn giấy kém chất lượng.
  • Để da tay tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất như chất tạo mùi, chất bảo quản formaldehyd, thuốc bôi kháng khuẩn, Isothiazolinone, Cocamidopropyl betaine… hoặc hóa chất trong các sản phẩm làm đẹp cũng có thể gây ra bong tróc da đầu ngón tay.
  • Để da tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến da tay bong tróc nặng nề. Trước khi xảy ra bong tróc thì da sẽ ửng đỏ, nóng lên, sạm đi do cháy nắng.
  • Thói quen mút ngón tay thường xuyên cũng là nguyên nhân khiến da bong tróc. Thói quen này không chỉ phổ biến ở trẻ nhỏ mà một số người lớn cũng mắc phải.
  • Do thừa hoặc thiếu một loại vitamin nào đó trong cơ thể cũng là một trong những nguyên nhân khiến da ở đầu ngón tay bị bong tróc, mỏng hơn, nứt nẻ và chảy máu. Phổ biến nhất là thiếu vitamin B3 (niacin) gây bệnh pellagra với các triệu chứng như tiêu chảy, suy giảm trí nhớ và viêm da.
  • Mắc bệnh exfoliative keratolysis hoặc bệnh kawasaki cũng khiến da ray gặp phải tình trạng bong tróc dữ dội.

Bong tróc da đầu ngón tay có trị khỏi được không?

Trên thực tế, bong tróc da đầu ngón tay chỉ là một tình trạng ngoài da điển hình và có thể là một trong các triệu chứng của các bênh lý da liễu phổ biến như vừa kể trên. Do đó, chỉ cần người bệnh chủ động thăm khám tại bệnh viện để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra thì việc chữa trị bệnh sẽ không quá khó khăn.

Bên cạnh đó, để xử lý triệu chứng bong tróc da đầu ngón tay người bệnh cần nắm rõ các trường hợp sau:

  • Da tái tạo đến đâu thì bong da đến đó.
  • Da xuất hiện thành từng vảy, kết thành mảng dày sau đó mới bong da.
  • Da chưa kịp tái tạo đã xuất hiện dấu hiệu bong da.
Bong tróc da đầu ngón tay
Bong tróc da đầu ngón tay có chữa khỏi không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cách chăm sóc da, thói quen ăn uống, sinh hoạt…

Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ tư vấn phương án điều trị phù hợp nhất. Việc điều trị bong tróc da đầu ngón tay chủ yếu thông qua biện pháp kích thích mầm bệnh ẩn, chăm sóc dưỡng ẩm da để tạo kháng thể và ức chế quá trình thay da ở vị trí đầu ngón tay.

Việc bong tróc da đầu ngón tay có chữa khỏi được không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như cách chăm sóc da, thói quen ăn uống, sinh hoạt hằng ngày như thế nào. Để duy trì kết quả điều trị dài lâu và phòng ngừa tái phát, người bệnh cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, hạn chế tiếp xúc với thời tiết hanh khô, bôi kem dưỡng ẩm hằng ngày để giúp làm dịu da.

Phương pháp điều trị bong tróc da đầu ngón tay hiệu quả

Có rất nhiều biện pháp được áp dụng phổ biến trong điều trị xử lý tình trạng bong tróc da đầu ngón tay.

1. Áp dụng các biện pháp chữa trị tại nhà

Nếu tình trạng bong tróc da đầu ngón tay được các bác sĩ chẩn đoán không quá nguy hiểm, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp chữa trị tại nhà đơn giản và hiệu quả như:

  • Nước ấm: Đây được xem là phương pháp đơn giản nhất để khắc phục tình trạng bong tróc da đầu ngón tay ngay tại nhà hiệu quả mà lại rất dễ thực hiện. Nước ấm sẽ giúp làm mềm da, loại bỏ lớp da đang bong tróc dễ dàng hơn mà lại rất an toàn.
  • Gel nha đam: Gel nha đam có khả năng làm giảm nhanh chóng các triệu chứng kích ứng ngoài da như ngứa ngáy, nóng rát và bong tróc da đầu ngón tay. Dùng một nhánh nha đam tươi, gọt bỏ vỏ và rửa sạch, cạo lấy phần gel nhớt bên trong để bôi lên vùng da bị tổn thương, để nghỉ khoảng 15 phút thì rửa sạch lại bằng nước ấm.
  • Mật ong: Trong bất kỳ trường hợp nào bị kích ứng ngoài da, ngứa da, đỏ da hay bong tróc, sau khi sử dụng mật ong cũng đều phục hồi nhanh chóng. Mật ong có đặc tính như một loại kem dưỡng ẩm tự nhiên, hoàn toàn không chứa tác dụng phụ cho làn da. Hằng ngày, sau khi rửa sạch tay và bôi một lớp mỏng mật ong lên ngón tay bị bong da, để nghỉ khoảng 30 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm. Kiên trì thực hiện mỗi ngày để đạt được hiệu quả rõ rệt.
  • Dầu dừa: Từ lâu dầu dừa đã là nguồn nguyên liệu tự nhiên được sử dụng phổ biến trong chăm sóc da, đặc biệt hữu ích với da khô ráp, bị bong tróc. Thực hiện bôi dầu dừa lên da ngày 2 lần để đạt được kết quả tốt nhất. Nếu không có dầu dừa bạn cũng có thể thay thế bằng dầu oliu hay tinh dầu tràm trà.
  • Chuối: Dùng chuối để cải thiện tình trạng bong tróc da đầu ngón tay là mẹo dân gian rất hay nhưng ít người biết đến. Bạn nghiền nát một quả chuối, trộn cùng với một ít sữa tươi không đường và mật ong rồi thoa lên vùng da bị khô, boing tróc trên các ngón tay. Các dưỡng chất trong chuối sẽ giúp cải thiện triệu chứng lột da tay hiệu quả.
Bong tróc da đầu ngón tay
Bôi gel nha đam lên vùng da bị bong tróc mỗi ngày vừa giúp giảm bong tróc vừa cấp ẩm, giảm khô ráp hiệu quả
  • Dưa chuột: Cắt dưa chuột thành từng lát mỏng rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương do bong tróc. Để da nghỉ trong khoảng 30 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm.
  • Yến mạch: Trộn bột yến mạch vào chén nước ấm, khuấy đều lên rồi ngâm tay vào trong hỗn hợp này khoảng 15 phút. Trong quá trình này người bệnh nên massage nhẹ nhàng để quá trình tẩy tế bào chết cho da vùng ngón tay được hiệu quả hơn.
  • Rượu tỏi hoặc rượu củ riềng: Nếu như những nguyên liệu trên điều trị bong tróc da đầu ngón tay thông qua việc dưỡng ẩm thì dùng rượu tỏi, rượu riềng sẽ điều trị thông qua cơ chế tiêu diệt các ổ nấm, vi khuẩn trên da, từ đó cải thiện hầu hết các triệu chứng ngoài da như giảm ngáy, bong tróc, sát trùng, thải độc giảm sưng viêm. Tỏi hoặc riềng ngâm vào rượu trắng và ủ khoảng 7 ngày là có thể sử dụng được. Kiên trì bôi rượu thuốc lên vùng da bị tổn thương ngày 3 lần để đạt được kết quả rõ rệt.
  • Lá lốt + bồ kết: Sự kết hợp của 2 nguyên liệu này được xem là biện pháp kích mầm bệnh ẩn để điều trị trong trường hợp bị bong tróc da đầu ngón tay nghiêm trọng. Hàm lượng cao hoạt chất ancaloit trong lá lốt cộng với khả năng dưỡng ẩm hiệu quả từ bồ kết giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng bong tróc da đầu ngón tay. Người bệnh có thể cho lá lốt và bồ kết (đã nướng và đập cho nhuyễn ra) nấu sôi lên, rồi dùng phần nước này để ngâm tay. Lưu ý nên đợi cho nước nguội bớt rồi hãy dùng để ngâm. Biện pháp kích mầm bệnh ẩn này chỉ được thực hiện tối đa 2 – 3 lần/ tuần.

2. Điều trị bong tróc da bằng các loại thuốc bôi

Tình trạng bong tróc da đầu ngón tay thực chất không quá đáng lo ngại, chỉ cần người bệnh biết cách chăm sóc và sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Loại thuốc chữa bong tróc da đầu ngón tay phổ biến là các chế phẩm có chứa steroid như Fucicort, Flucinar hay Gentrisone… Liều dùng thông thường của nhóm thuốc này là 1 lần/ ngày sáng hoặc tối đều được.

Bong tróc da đầu ngón tay
Nhóm thuốc bôi chứa steroid được bác sĩ chỉ định sử dụng phổ biến vì có tác dụng giảm ngứa ngáy, bong tróc da

Tùy vào từng trường hợp mắc bệnh cụ thể, nặng hay nhẹ, độ tuổi… mà bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng của nhóm thuốc này cụ thể. Lưu ý tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc, thay đổi thuốc hay lạm dụng thuốc quá thời gian mà  bác sĩ quy định để tránh gây ra các tác dụng phụ như giãn mạch máu, mỏng da, teo da, rậm lông, xuất huyết dưới da…

Kèm theo đó, người bệnh cũng có thể được chỉ định sử dụng thêm một số loại vitamin như vitamin A, E, C hoặc vitamin nhóm B để hỗ trợ cải thiện hiệu quả tình trạng bong tróc da đầu ngón tay.

Một số lưu ý khi chăm sóc và điều trị phòng ngừa bong tróc da đầu ngón tay

Tình trạng bong tróc da đầu ngón tay đeo bám rất dai dẳng, dễ tái phát nếu gặp phải các tác nhân thuận lợi. Vì vậy, để duy trì kết quả điều trị cũng như chủ động phòng ngừa tái phát càng lâu càng tốt, người bệnh cần chú ý thực hiện một số vấn đề sau:

  • Đeo bao tay trong suốt quá trình dọn dẹp, lau dọn nhà cửa nếu có sử dụng các loại hóa chất tẩy rửa như nước rửa chén, nước lau sàn, nước chà bồn cầu… Nếu có thể nên ưu tiên chọn lựa những sản phẩm tẩy rửa có nguồn gốc từ thiên nhiên để bảo vệ và chăm sóc da tốt nhất.
  • Khi để da tay tiếp xúc với nước nên sử dụng nước mát hoặc nước ấm thay vì nước nóng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, giàu dưỡng chất, đặc biệt ưu tiên các loại thực phẩm tốt cho làn da như rau củ, trái cây tươi, các loại đậu, hạt, sữa chua, cá béo…
  • Uống nhiều nước là cách đơn giản nhất để cải thiện hiệu quả các triệu chứng ngoài da, trong đó có tình trạng bong tróc da đầu ngón tay.
  • Bôi kem dưỡng ẩm dành riêng cho da tay hằng ngày để làm dịu da, cấp ẩm, tăng cường sức mạnh cho hàng rào bảo vệ da và tránh tình trạng da khô quá mức làm khởi phát triệu chứng bong tróc.
Bong tróc da đầu ngón tay
Sử dụng găng tay khi rửa chén hay tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy rửa khác

Thực chất tình trạng bong tróc da đầu ngón tay không quá nguy hiểm, tuy nhiên bệnh lại có tính chất dai dẳng, dễ tiến triển nghiêm trọng hơn theo thời gian và gây nhiều ảnh hưởng phiền phức đến đời sống sinh hoạt hằng ngày cũng như ngoại hình, tâm lý của người bệnh. Vì vậy, ngay từ thời điểm bùng phát triệu chứng bệnh, bạn nên chủ động thăm khám tại bệnh viện để được bác sĩ tư vấn phương án chăm sóc, điều trị đúng đắn và an toàn nhất.

Có thể bạn quan tâm

The post Bong tróc da đầu ngón tay là bệnh gì? Làm sao chữa khỏi? appeared first on Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Lác Đồng Tiền Ở Trẻ Em: Nguy Hiểm, Nguyên Nhân và Cách Chữa

6 Cách Sử Dụng Ngải Cứu Trị Tràn Dịch Khớp Gối

7 Loại Siro Ho Hiệu Quả Cho Người Lớn