Bệnh vảy nến có ngứa không? Chuyên gia giải đáp

Bệnh vảy nến có ngứa không là thắc mắc của nhiều người. Các chuyên gia giải đáp rằng, khi xuất hiện các tổn thương trên da người bệnh sẽ nhận thấy tình trạng ngứa ngáy kèm theo. Đó là đặc trưng của bệnh vảy nến. Tuy nhiên, việc kiểm soát cơn ngứa cũng không quá khó khăn. Bạn có thể sử dụng thuốc hoặc các mẹo chữa để xoa dịu tại chỗ cảm giác khó chịu này.

Bệnh vảy nến có ngứa không?

Bệnh vảy nến là một trong những bệnh lý da liễu mãn tính, có thể tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Mặc dù vậy, chứng bệnh này được xếp vào nhóm bệnh không quá nguy hiểm và có thể kiểm soát. Chỉ một số trường hợp mắc vảy nến thể nặng như vảy nến toàn thân hay vảy nến khớp việc điều trị sẽ có phần phức tạp hơn.

Bệnh vảy nến có ngứa không?
Bệnh vảy nến có ngứa không?

Người bệnh có thể nhận biết bệnh vảy nến thông qua những biểu hiện cơ bản như khô bong tróc vảy trắng trên da, sưng tấy từng mảng, một số trường hợp bị đau khớp nhẹ,…Chúng xuất hiện chủ yếu ở các khu vực như khuỷu tay, chân, mông, đầu gối, lưng,…Nguyên nhân gây vảy nến chủ yếu có liên quan đến hệ miễn dịch, di truyền và các tác nhân cơ học bên ngoài khác làm hình thành tổn thương trên da.

Một trong những câu hỏi được nhiều người băn khoăn đó là liệu bệnh vảy nến có ngứa không? Trước thắc mắc này, các chuyên gia chỉ ra rằng căn bệnh này hoàn toàn có khả năng gây ngứa ngáy khó chịu. Đây cũng được xem là một trong những biểu hiện đặc trưng để nhận diện bệnh vảy nến. Theo thống kê, có đến 70%-90% bệnh nhân mắc vảy nến sẽ gặp phải triệu chứng ngứa ngáy ngoài da, đặc biệt là khu vực bong tróc vảy.

Tùy vào mức độ tổn thương trên da mà cơn ngứa bùng phát nhẹ đến nặng. Một số người sẽ trải qua cơn ngứa ngáy trong vài ngày đến khi vảy nến được khống chế. Cũng có trường hợp bệnh nhân bị ngứa ngáy cả ngày lẫn đêm, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt cuộc sống và giấc ngủ, kéo theo các vấn đề sức khỏe khác.

Tuy nhiên, bạn đọc cũng nên hiểu rằng đây là một phản ứng bình thường của cơ thể để chống lại tình trạng viêm, nhiễm trùng đang xảy ra dưới tác hại của bệnh vảy nến. Nếu kiểm soát và điều trị bệnh hiệu quả, triệu chứng khó chịu cũng sẽ thuyên giảm theo. Các khu vực thường bị ngứa nặng nhất tập trung phổ biến ở vùng mặt, lưng, ngực và ở những chỗ có nếp gấp như khuỷu tay, chân, đầu gối hoặc bụng.

Bệnh vảy nến có ngứa không?
Các chuyên gia giải đáp thắc mắc: “Bệnh vảy nến có ngứa không?”

Khi bị ngứa, nhiều người thường giải quyết bằng cách cào gãi. Thế nhưng hành động này lại càng tăng nguy cơ lan rộng vảy nến và dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng. Do đó, các chuyên gia khuyên người bệnh không nên cào gãi khi bị ngứa. Thay vào đó có thể áp dụng các biện pháp điều trị vảy nến nhằm kiểm soát cơn ngứa và đẩy lùi chứng bệnh này an toàn và hiệu quả hơn.

Cách giảm cơn ngứa do bệnh vảy nến gây ra

Vậy làm thế nào để giảm cơn ngứa ngáy vảy nến? Để kiểm soát triệu chứng khó chịu do bệnh da liễu “cứng đầu” này gây ra, bạn đọc có thể sử dụng thuốc bôi da theo hướng dẫn của bác sĩ, áp dụng mẹo chữa dân gian với thảo dược, hoặc điều trị theo phương pháp Đông y.

Tuy nhiên với cách thức nào cũng vậy, bạn đọc cần đảm bảo yếu tố an toàn, tránh làm ảnh hưởng đến làn da, nhất là vấn đề vệ sinh khiến làn da vảy nến trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến biến chứng không mong muốn. Do đó, trong quá trình điều trị vảy nến, bạn nên tìm hiểu phương pháp an toàn trước khi áp dụng. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn đọc đẩy lùi cơn ngứa ngáy do vảy nến gây ra:

Cấp ẩm cho da mỗi ngày

Làn da bị vảy nến thường khô, sần sùi và bong tróc từng mảng trắng do những tế bào da dày sừng, chết đi và nằm xếp chồng lên nhau dẫn đến ngứa ngáy khó chịu. Do đó, để kiểm soát tình trạng này, người bệnh nên tăng cường cấp ẩm cho da hàng ngày để giảm khô và bong tróc, từ đó sẽ cải thiện cơn ngứa ngáy đáng kể.

Sử dụng kem dưỡng ẩm cho da là một trong những cách giúp giảm ngứa được nhiều người áp dụng. Không chỉ khắc phục tình trạng khô da, dùng kem dưỡng ẩm còn giúp cân bằng độ ẩm, cải thiện vùng da đang tổn thương, thúc đẩy quá trình phục hồi làn da, hạn chế để lại sẹo. Tuy nhiên, người bệnh nên dùng kem dưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Cách giảm cơn ngứa do bệnh vảy nến gây ra
Sử dụng sản phẩm cấp ẩm cho da phù hợp giúp giảm khô da, bong tróc và ngứa ngáy

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dạng kem bôi da, sản phẩm cấp ẩm dưới dạng tinh chất,…Để lựa chọn sản phẩm phù hợp với làn da, bạn đọc nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu trước khi dùng. Mục đích tránh tình trạng dùng sản phẩm không phù hợp hoặc kém chất lượng khiến bệnh vảy nến nghiêm trọng hơn. Do đó, bạn nên lưu ý một số vấn đề trong việc chọn lựa sản phẩm cấp ẩm như:

  • Kiểm tra nguồn gốc, xuất sứ của sản phẩm. Ưu tiên những sản phẩm có chiết xuất từ thiên nhiên để tránh gây kích ứng cho da.
  • Thử sản phẩm trên một vùng da nhỏ trước khi sử dụng cho toàn bộ khu vực da, tránh tình trạng dị ứng ảnh hưởng đến tình trạng bệnh da liễu.
  • Khi sử dụng chỉ nên thoa một lượng vừa đủ, không nên lạm dụng cũng có thể ảnh hưởng làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Chú ý vấn đề vệ sinh da trước khi thoa sản phẩm cấp ẩm để tránh gây nhiễm khuẩn nguy hại.

Dùng biện pháp dân gian giảm ngứa

Ngoài dùng các sản phẩm dưỡng da, cấp ẩm được bày bán trên thị trường, bạn cũng có thể sử dụng mẹo chữa dân gian để giảm ngứa tại nhà. Phương pháp này phù hợp cho nền da bị vảy nến nhẹ, trung bình. Kiểm soát bệnh tại nhà bằng các thảo dược dễ tìm giúp bạn tiết kiệm được kha khá chi phí. Đồng thời, vì là thảo dược thiên nhiên nên ít gây phản ứng phụ cho da. Một số gợi ý cho bạn đọc như sau:

– Chườm lạnh hoặc tắm nước mát:

Mẹo giảm ngứa do vảy nến gây ra bằng phương pháp chườm lạnh được nhiều người áp dụng. Tận dụng nhiệt độ của nước làn da sẽ được làm dịu nhanh chóng, đồng thời ức chế phản ứng viêm và đẩy lùi cơn ngứa hiệu quả. Cách thực hiện đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị một chiếc khăn bông mềm, sau đó nhúng vào nước đá lạnh. Tiếp đến vắt khô khăn rồi áp lên vùng da vảy nến trong 5 – 10 phút, lặp lại nhiều lần đến khi cảm thấy cơn ngứa cải thiện.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng nước mát để tắm trong trường hợp vảy nến nằm ở vị trí tay khó với tới. Việc tắm nước mát sẽ giúp kiểm soát cơn ngứa hiệu quả, giảm tình trạng khô và bong tróc da. Hạn chế tắm nước nóng, vì theo các bác sĩ việc tiếp xúc với nước nóng có thể khiến da mất nước nhanh hơn, tăng nguy cơ ngứa, khô rát da nặng nề hơn.

– Sử dụng dầu dừa cấp ẩm, giảm ngứa ngáy:

Ngoài biện pháp chườm lạnh và tắm nước mát giảm ngứa tại chỗ, bạn có thể sử dụng một ít dầu dừa bôi lên vùng da đang bị vảy nến để làm dịu cơn ngứa ngáy khó chịu. Bởi trong dầu dừa có chứa nhiều thành phần tốt cho làn da, đặc biệt là vitamin E cấp ẩm, làm mềm da. Ngoài ra, dầu dừa còn chứa các khoáng chất tự nhiên giúp cải thiện làn da sần sùi, khô bong tróc.

Cách giảm cơn ngứa do bệnh vảy nến gây ra
Dùng nguyên liệu thiên nhiên cấp ẩm, giảm ngứa giúp người bệnh giảm nguy cơ gặp tác dụng phụ

Nhiều người đã áp dụng mẹo chữa này khi bị vảy nến giúp cấp ẩm, làm sạch tế bào chết trên da, thúc đẩy khả năng tái tạo tế bào mới giúp da mau chóng phục hồi. Ngoài ra, các dưỡng chất trong dầu dừa còn hỗ trợ tiêu diệt “đám” vi khuẩn trên da, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm. Bạn thực hiện theo cách làm đơn giản sau:

  • Vệ sinh da sạch sẽ trước khi thoa dầu dừa, thấm khô da với khăn bông mềm.
  • Tiếp đến bạn cho một lượng dầu dừa vừa đủ, massage trực tiếp lên khu vực da cần điều trị.
  • Lưu dầu dừa trên da thêm khoảng 20-30 phút rồi rửa lại.

Trường hợp cơn ngừa thường xuyên xuất hiện, bạn nên duy trì mỗi ngày bôi 3-4 lần. Nếu chỉ ngứa nhẹ mỗi ngày bạn có thể duy trì áp dụng 2 lần sáng và tối. Bạn vẫn nên tiếp tục bôi dầu dừa ngay cả khi vảy nến đã được kiểm soát, bôi cách ngày giúp hạn chế nguy cơ tái phát vảy nến.

– Sử dụng giấm táo cải thiện cơn ngứa:

Sử dụng giấm táo chữa vảy nến cũng là mẹo được nhiều người áp dụng. Nhờ vào tính axit tự nhiên, giấm táo sẽ giúp bạn lấy đi lớp tế bào chết trên da, chống oxy hóa và thúc đẩy quá trình tái tạo diễn ra nhanh chóng hơn. Ngoài ra, giấm táo cũng sẽ hỗ trợ việc giảm ngứa ngáy, giúp làm mềm da và ngăn nguy cơ nhiễm khuẩn. Do đó, khi cơn ngứa xuất hiện bạn có thể áp dụng mẹo chữa sau:

  • Dùng một lượng giấm táo vừa đủ (loại nguyên chất) sau đó pha loãng với một ít nước.
  • Sau khi vệ sinh bề mặt da sạch sẽ, bạn sử dụng miếng bông thấm nước giấm loãng rồi áp lên vùng da vảy nến.
  • Để khoảng 5-10 phút rửa lại da với nước sạch.

Với cách làm này bạn nên kiên trì áp dụng mỗi ngày 1 lần để sớm đạt được kết quả tốt nhất. Không nên thoa giấm táo lên vùng da có vết thường hở, đang bị nứt nẻ chảy máu có thể gây đau rát nghiêm trọng hơn.

Can thiệp dùng thuốc trị vảy nến

Ngoài sử dụng các thảo dược thiên nhiên để kiểm soát cơn ngứa ngáy do vảy nến gây ra, bạn có thể sử dụng thuốc tân dược dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Đây là biện pháp áp dụng cho tình trạng vảy nến có biểu hiện nặng nề hơn, ngoài ra còn dành cho bệnh nhân mong muốn kiểm soát sớm vảy nến. Bởi đa số thuốc tân dược điều có dược tính mạnh, thời gian phát huy hiệu quả nhanh hơn thảo dược thiên nhi

Cách giảm cơn ngứa do bệnh vảy nến gây ra
Sử dụng thuốc trị vảy nến dạng bôi, uống hoặc tiêm theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ

Hiện nay, bác sĩ thường kê toa cho người bệnh sử dụng thuốc trị vảy nến như:

  • Thuốc kháng histamin: Tác dụng giảm ngứa do cho bệnh nhân mắc bệnh vảy nến nhờ vào cơ chế kiểm soát ảnh hưởng của histamin và ức chế phản ứng viêm trong cơ thể.
  • Kem bôi chứa capsaicin: Tác dụng kiểm soát cơn ngứa nhờ vào cơ chế hoạt động tác động đến dây thần kinh cảm giác, làm tê liệt chúng giúp giảm cơn khó chịu tại vùng da vảy nến. Ngoài ra, kem còn giúp chống viêm cho người bệnh. Tránh bôi vào vết thương hở và không để kem dính vào mắt, bộ phận sinh dục.
  • Thuốc chứa axit salicylic: Thuốc giúp làm mềm lớp vảy sừng trên da, cải thiện tình trạng bong tróc và giảm ngứa ngáy.

Sử dụng thuốc hoặc các dược phẩm kiểm soát vảy nến theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc người có chuyên môn. Không lạm dụng thuốc có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Trong thời gian điều trị, nếu nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường nên thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ xử lý kịp thời, tránh rủi ro.

Thói quen ăn uống giảm ngứa

Ngoài tìm kiếm phương pháp giảm ngứa ngáy khó chịu do bệnh vảy nến gây ra, bạn nên lưu ý đến chế độ ăn uống. Có thể nói, dinh dưỡng là phần quan trọng giúp kiểm soát bệnh cũng như thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương trên da. Một số thực phẩm bạn ăn hàng ngày có thể là chất xúc tác khiến tình trạng ngứa ngáy nghiêm trọng hơn.

Chính vì thế, các chuyên gia khuyến khích người bệnh trong thời gian chữa vảy nến nên hạn chế ăn những thực phẩm như thịt đỏ, sữa và các chế phẩm từ sữa, lúa mì, đậu phộng, hải sản,…Bởi chúng là nhóm thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao, đặc biệt là đối với những người đang mắc vảy nến có hệ miễn dịch rối loạn.

Cách giảm cơn ngứa do bệnh vảy nến gây ra
Kiêng ăn hải sản, đồ ăn gây dị ứng, không dùng rượu bia, thuốc lá hoặc các chất kích thích nguy hại khác

Việc cắt giảm những thực phẩm này góp phần giúp bạn kiểm soát bệnh, giảm ngứa ngáy hiệu quả hơn. Ngoài ra, bạn nên bổ sung vào thực đơn các thực phẩm dinh dưỡng phù hợp như rau xanh, trái cây tươi, thịt trắng,…cung cấp dưỡng chất cho cơ thể, ổn định hệ miễn dịch và tăng cường sức đề kháng. Đồng thời, uống nhiều nước lọc để cơ thể đào thải độc tố hiệu quả hơn.

Hạn chế căng thẳng, stress

Một trong những nguyên nhân khiến cơn ngứa ngáy do vảy nến gây ra kéo dài và tái phát thường xuyên có liên quan đến tình trạng căng thẳng, stress, lo âu,…quá mức. Dễ thấy là những người thường xuyên chịu áp lực tâm lý sẽ gặp các vấn đề sức khỏe thường xuyên hơn những người bình thường, có tinh thần ổn định, lạc quan.

Do đó, để kiểm soát cơn ngứa hiệu quả, bạn nên sắp xếp lại thói quen làm việc và dành thời gian để cơ thể nghỉ ngơi. Thả lỏng đầu óc, thư giãn giúp hệ thần kinh giảm áp lực. Chuyên gia khuyến khích người bệnh nên duy trì trạng thái lạc quan, thoải mái sẽ giúp kết quả điều trị bệnh nói chung, bệnh vảy nến nói riêng sớm đạt hiệu quả tốt nhất. Một số vấn đề cơ bản bạn cần lưu ý như:

  • Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi cân đối, hợp lý.
  • Hạn chế căng thẳng, nên giữ tinh thần lạc quan.
  • Đảm bảo ngủ đủ giấc, không nên thức quá khuya.
  • Tham gia thể dục, thể thao, hoặc các hoạt động thư giãn thần kinh để tăng hiệu quả điều trị vảy nến.

Qua bài viết trên đây, hy vọng bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc” “Bệnh vảy nến có ngứa không?”. Vảy nến là bệnh da liễu có triệu chứng phổ biến là ngứa ngáy, bong tróc da. Do đó khi mắc bệnh, bạn nên chú ý vấn đề vệ sinh da, tránh gây viêm nhiễm, nhất là tránh cào gãi vùng da đang tổn thương. Áp dụng các biện pháp giảm ngứa an toàn, tránh nguy cơ viêm nhiễm nghiêm trọng hơn. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc người có chuyên môn trước khi điều trị để đạt hiệu quả tốt, đảm bảo an toàn cho làn da và sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

The post Bệnh vảy nến có ngứa không? Chuyên gia giải đáp appeared first on Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Lác Đồng Tiền Ở Trẻ Em: Nguy Hiểm, Nguyên Nhân và Cách Chữa

6 Cách Sử Dụng Ngải Cứu Trị Tràn Dịch Khớp Gối

7 Loại Siro Ho Hiệu Quả Cho Người Lớn