Bệnh á sừng ở chân: Nguyên nhân, Cách chữa, Phòng ngừa
Bệnh á sừng ở chân là tình trạng những tổn thương xuất hiện ở bàn chân, ngón chân, lòng bàn chân… Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể dễ bàng bị á sừng ở chân, bệnh thường bùng phát mạnh vào mùa đông với nhiều triệu chứng khó chịu khiến người bệnh phải đối mặt với nhiều phiền toái trong cuộc sống hằng ngày cũng như ảnh hưởng đến ngoại hình, tâm lý.
Bệnh á sừng ở chân là gì?
Bệnh á sừng ở chân là tình trạng vùng da ở bàn chân bị tổn thương ở lớp sừng ngoài. Những tổn thương này kéo theo nhiều triệu chứng như da khô nứt nẻ, bong tróc, ửng đỏ, ngứa ngáy… khó chịu. Bất kỳ vị trí nào trên bàn chân cũng đều có thể bị á sừng như lòng bàn chân, các kẽ ngón chân, ngón chân…

Cũng tương tự như bệnh á sừng ở tay, mặt hay bất kỳ vị trí nào khác cũng vậy, bệnh đều điểm chung là rất dai dẳng, kéo dài và dễ tái phát nếu gặp điều kiện thuận lợi. Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho biết bệnh á sừng ở chân không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác nên người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm trong việc tiếp xúc, sinh hoạt và giao tiếp bình thường với mọi người xung quanh.
Tuy nhiên, bệnh lại có khả năng lây lan khá mạnh và nhanh. Những tổn thương trên da nếu không được điều trị kịp thời sẽ càng tăng nặng hơn, ngứa ngáy nhiều, nổi mụn nước… và khiến người bệnh thường xuyên gãi ngứa và dẫn đến bội nhiễm, nhiễm trùng, lây lan sang các vùng da khỏe mạnh khác.
Một số nguyên nhân phổ biến gây bệnh á sừng ở chân
Nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh á sừng ở chân cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nào tìm ra được. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết vẫn có một vài yếu tố nguy cơ cũng như tác nhân dị ứng có liên quan mật thiết đến bệnh lý này. Có thể kể đến một số yếu tố như:
- Do di truyền: Hầu hết các trường hợp mắc bệnh á sừng ở chân thường xuyên tái phát và có tính chất dai dẳng đều có liên quan đến yếu tố di truyền. Tức là bệnh có khả năng di truyền từ đời trước sang đời sau giữa những người cùng huyết thống.
- Do vệ sinh kém: Chân là bộ phận thường xuyên phải di chuyển, chà xát và tiếp xúc với các tác nhân từ môi trường. Vì vậy, nếu không giữ vệ sinh chân sạch sẽ hằng ngày chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus phát triển và xâm nhập tấn công gây nhiễm trùng, khởi phát các triệu chứng bệnh á sừng.
- Do da thiếu dưỡng chất: Vào mùa đông, làn da của chúng ta có xu hướng khô ráp và xù xì hơn do thiếu độ ẩm. Điều này càng làm tăng nguy cơ làm bong tróc da, nứt nẻ chảy máu và tạo điều kiện để các lớp á sừng ở chân bùng phát mạnh gây bệnh.
- Do rối loạn nội tiết tố: Phụ nữ mang thai, bước vào tuổi dậy thì hoặc tiền mãn kinh đều là những đối tượng có nguy cơ cao khởi phát bệnh á sừng ở chân.
- Thiếu hụt dưỡng chất: Việc cơ thể thiếu hụt một số loại dưỡng chất, đặc biệt là vitamin A, E, C, D chính là nguyên nhân hàng đầu khiến cho lớp sừng trên da kém khỏe mạnh và dễ khởi phát các triệu chứng bệnh.

Ngoài những nguyên nhân vừa kể trên, những người có thói quen tắm nước quá nóng, thường xuyên chà xát chân quá mạnh, ngồi trong máy điều hòa hoặc lò sưởi quá lâu… cũng là những yếu tố nguy cơ làm bùng phát triệu chứng bệnh á sừng ở chân.
Triệu chứng đặc trưng của bệnh á sừng ở chân
Á sừng ở chân là bệnh lý phổ biến và có thể dễ dàng nhận biết thông qua một số triệu chứng đặc trưng sau:
- Vùng da tại các vị trí như bàn chân, gót chân, lòng bàn chân, rìa bàn chân, ngón chân, trong các kẽ ngón chân,, khô ráp, xù xì, ửng đỏ, thậm chí nứt nẻ.
- Tại vị trí da bong tróc sẽ rất mỏng, da khô bong ra và dễ chảy máu, đặc biệt là vào mùa đông.
- Tình trạng bong da càng nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị kịp thời.
- Bùng phát đột ngột những cơn ngứa ngáy dữ dội do quá trình kéo da non bị tổn thương.
- Ngoài ra, vài trường hợp còn nổi mụn nước khi bệnh đã tiến triển nặng. Mụn nước rất dễ vỡ, tiết dịch và gây ngứa ngáy dữ dội.

Phương pháp điều trị á sừng ở chân phổ biến hiện nay
Có thể thấy, bệnh á sừng ở chân chủ yếu chỉ gây triệu chứng ngoài da, vì vậy việc điều trị cũng tập trung vào vùng này nhiều hơn. Nguyên tắc chung trong chữa trị các bệnh lý da liễu, trong đó có bệnh á sừng đó là điều trị triệu chứng và chăm sóc da để ổn định phòng ngừa tái phát.
1. Chữa á sừng ở chân bằng thuốc Tây
Hầu hết những trường hợp bị á sừng ở chân đều chọn lựa sử dụng thuốc Tây để điều trị. Ưu điểm của các loại thuốc tân dược là phát huy công dụng nhanh chóng, hiệu quả cao và tiện lợi. Hiện nay, thuốc Tây chữa á sừng được chia làm 2 nhóm gồm thuốc dạng bôi và thuốc dạng uống. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp.
Nhóm thuốc dạng bôi
Những người mắc bệnh á sừng đều sẽ được kê đơn nhóm thuốc dạng bôi đầu tiên để cải thiện các triệu chứng ngoài da. Thuốc bôi phát huy công dụng khá nhanh, dễ sử dụng mà lại không quá tốn kém. Một số loại thuốc dạng bôi được sử dụng phổ biến như:
- Thuốc bôi kháng viêm: Một số loại thuốc điển hình thuộc nhóm này như Gentrizone, Fucicort, Decocort… đều có chứa hoạt chất corticosteroid có khả năng giảm sưng, chống viêm và hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng bệnh tốt hơn. Nhóm thuốc này được chỉ định sử dụng phổ biến cho những người mắc bệnh á sừng ở bàn chân mức độ trung bình và nặng.
- Nhóm thuốc salicylic acid: Hoạt chất salicylic acid có khả năng sát trùng, làm giảm viêm nhiễm, ức chế quá trình sừng hóa trên da và hỗ trợ phục hồi tái tạo da mới nhanh chóng.
- Thuốc chống nấm: Nhóm thuốc này thường được bào chế dưới dạng thuốc mỡ như Nizoral, Griseofulvin, dẫn xuất Imidazol… có tác dụng hỗ trợ đặc trị cho những người bị á sừng do nhiễm nấm ngoài da.
- Thuốc điều hòa hệ miễn dịch: Một số loại thuốc phổ biến trong nhóm này như Tacrolimus, Pimecrolimus… có tác dụng ức chế hiện tượng phản ứng quá mức của hệ miễn dịch khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.

Nhóm thuốc uống
Với những trường hợp mắc bệnh á sừng ở chân nặng, có nguy cơ gây biến chứng thì tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ kê đơn một số nhóm thuốc sau đây:
- Thuốc kháng sinh: Một số trường hợp mắc bệnh á sừng ở chân do bội nhiễm, nhiễm trùng, nhiễm khuẩn hoặc các vi nấm thì sẽ phải sử dụng thuốc kháng sinh để cải thiện triệu chứng bệnh.
- Thuốc chống viêm: Đây là nhóm thuốc có chứa thành phần corticoid được sản xuất dưới dạng thuốc uống. Thuốc này thường được chỉ định sử dụng từ 5 – 10 ngày nhằm kiểm soát các triệu chứng dị ứng và ngăn ngừa viêm nhiễm.
- Thuốc kháng histamine H2: Nhóm thuốc này có tác dụng làm dịu và cắt nhanh cơn ngứa ngáy trên bề mặt da chân bị á sừng. Tuy nhiên, do tác dụng của thuốc khá mạnh nên người bệnh cần lưu ý tuân thủ liều dùng để tránh các tác dụng phụ như buồn nôn, buồn ngủ hay gặp một số triệu chứng về tim mạch hoặc cao huyết áp.
Sử dụng kem dưỡng ẩm
Bên cạnh sử dụng các loại thuốc bôi, thuốc uống thì thoa kem dưỡng ẩm cũng là một trong những bước quan trọng không thể thiếu. Kem dưỡng ẩm rất cần thiết với những trường hợp da bị ngứa ngáy, bong tróc và khô ráp. Bôi kem dưỡng ẩm hằng ngày sẽ giúp cấp đủ độ ẩm cho làn da, cắt giảm cơn ngứa ngáy cũng như tăng sức đề kháng cho da, giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm trùng.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm kem dưỡng ẩm tốt, cải thiện nhanh chóng triệu chứng khô ráp và bong tróc trên da. Tuy nhiên, người bệnh cần hết sức cân nhắc và chọn lựa sản phẩm có thương hiệu, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Bên cạnh đó, nên ưu tiên sản phẩm dịu nhẹ, không chứa hương liệu và cồn. Nên tìm hiểu kỹ và chọn những sản phẩm có chứa thành phần Aqua, Ure hoặc Acid lactic vì chúng có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh á sừng ở chân hiệu quả.

Nếu vẫn còn băn khoăn chưa biết nên chọn sản phẩm kem dưỡng ẩm nào cho phù hợp, hãy thử tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu. Hiện nay một số dòng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ với làn da mà vẫn cấp ẩm tốt như thương hiệu Cetaphil, CeraVe, Vichy, Neutrogena, La Roche-Posay, Paula’s Choice, Hope’s Relief…
Lưu ý: Sử dụng các loại thuốc Tây chữa á sừng ở chân đem lại hiệu quả nhanh chóng và tiện lợi, dễ sử dụng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý mua thuốc hoặc tăng giảm liều khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Nếu xảy ra bất kỳ vấn đề bất thường nào hãy sớm đến bệnh viện để được tư vấn kịp thời.
2. Chữa bệnh á sừng ở chân bằng Đông y
Đây cũng là một trong những biện pháp chữa bệnh á sừng ở chân hiệu quả, được đông đảo người bệnh áp dụng. Vì bản chất của bệnh á sừng rất dai dẳng, dễ tái phát mà các loại thuốc tân dược chỉ có thể điều trị các triệu chứng ngoài da nên nhiều người đã tìm đến những bài thuốc Đông y để đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn.
Những bài thuốc Đông y sử dụng các loại dược liệu tự nhiên, lành tính nên rất phù hợp với những người có nhu cầu sử dụng để điều trị lâu dài vì ít gây ra tác dụng phụ. Một số bài thuốc chữa bệnh á sừng ở chân hay bạn có thể tham khảo và áp dụng như:
- Bài thuốc 1: Bài thuốc này có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và thải độc cơ thể. Chuẩn bị các nguyên liệu gồm bồ công anh, lá đơn đỏ, tang bạch bì, ké đầu ngựa và kim ngân hoa. Đem sắc các dược liệu trên cùng với một lượng nước vừa phải, sắc cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi cạn xuống còn một nửa thì tắt bếp. Lọc lấy phần nước thuốc cho ra chén, chia làm 3 phần và uống hết trong ngày.
- Bài thuốc 2: Bài thuốc này có tác dụng tăng khả năng chống viêm, kháng khuẩn và ức chế những tổn thương không lan rộng. Chuẩn bị mò trắng, lá trầu không và ích nhĩ tử đem sắc cùng 500ml nước. Khi nước trong siêu cạn xuống còn một nửa thì tắt bếp, đổ nước thuốc ra chén và uống hết trong ngày.
Lưu ý: Những bài thuốc Đông y sử dụng dược liệu tự nhiên mặc dù có công dụng chữa bệnh tốt nhưng hiệu quả thường đến khá chậm. Vì vậy, nếu muốn áp dụng người bệnh cần phải hết sức kiên trì, sử dụng trong thời gian dài mới đạt được hiệu quả cao như mong muốn.
3. Mẹo chữa á sừng ở chân bằng các loại thảo dược trong dân gian
Theo y học dân gian, chữa á sừng ở chân bằng các loại thảo dược có sẵn trong vườn nhà là một mẹo rất hay mà cho đến nay vẫn còn rất nhiều người áp dụng. Ưu điểm của những mẹo này là đem lại hiệu quả rõ rệt mà vẫn tiết kiệm được thời gian công sức và tiền bạc, cách làm lại không quá khó, có thể thực hiện tại nhà.
Chữa á sừng ở chân bằng lá lốt
Lá lốt là nguyên liệu được dùng phổ biến trong nấu ăn, tuy nhiên trong dân gian cũng lưu truyền không ít mẹo chữa bệnh từ loại dược liệu thiên nhiên này. Trong lá lốt có chứa nhiều hoạt chất kháng sinh tự nhiên giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng ngứa ngáy, da bong tróc, nứt nẻ và chảy máu.

Cách thực hiện
- Dùng 30g lá lốt tươi làm sạch, ngâm nước muối và vớt ra để ráo.
- Đun sôi nồi nước 1 lít và cho lá lốt vào nấu khoảng 7 – 10 phút cho các dược chất trong lá lốt tiết hết ra ngoài rồi tắt bếp.
- Đổ nước ra thau và đợi cho nguội bớt thì dùng để ngâm rửa bàn chân. Khuyến khích thực hiện mỗi ngày để đạt được hiệu quả như mong muốn.
Ngâm chân bằng nước lá chè xanh
Chắc hẳn ai cũng hiểu rõ những lợi ích tuyệt vời của lá chè xanh đối với sức khỏe con người. Trong đó, dùng lá chè xanh chữa bệnh á sừng ở chân là mẹo đơn giản nhưng hiệu quả, có thể thực hiện ngay tại nhà. Chè xanh là loại dược liệu có chứa thành phần chất chống oxy hóa cùng nhiều loại vitamin khoáng chất có khả năng làm dịu và phục hồi những tổn thương, tái tạo tế bào da mới.
Cách thực hiện
- Dùng một nắm lá chè xanh còn tươi và non, rửa sạch rồi ngâm qua nước muối loãng nhằm diệt sạch khuẩn.
- Vớt lá chè xanh ra để ráo, sau đó cho vào nồi nước 2 lít, đun trên lửa vừa khoảng 10 phút để các dược chất trong chè xanh tiết ra hết.
- Đổ ra thau nước, đợi cho nguội bớt thì dùng để ngâm chân, vừa ngâm vừa kết hợp massage nhẹ nhàng khoảng 30 phút.
- Để tăng hiệu quả điều trị bạn có thể dùng bã lá chè xanh để chà xát nhẹ nhàng lên da.
- Rửa sạch lại với nước và thấm khô bằng khăn bông.
Hướng dẫn biện pháp phòng ngừa tái phát bệnh á sừng ở chân
Á sừng ở chân là bệnh lý da liễu lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, không nên vì vậy mà người bệnh lơ là chủ quan trọng việc điều trị. Bởi bệnh càng kéo dài sẽ càng gây ra nhiều phiền toái ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hằng ngày cũng như khiến bạn tự ti và e ngại vì vùng da chân bong tróc, sần sùi…
Để chủ động phòng ngừa bệnh á sừng ở chân, người bệnh nên chú ý thực hiện một số biện pháp sau:
- Giữ gìn vệ sinh thân thể, đặc biệt là vùng da chân vì đây là bộ phận dễ tiếp xúc với những tác nhân gây hại.
- Ưu tiên sử dụng những sản phẩm dịu nhẹ, làm sạch sâu nhưng không chứa thành phần gây kích ứng da.
- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như hóa chất tẩy rửa, xà phòng, nguồn nước bẩn… Nếu tính chất công việc bắt buộc phải tiếp xúc với những tác nhân này, người bệnh cần chú ý che chắn, bảo vệ bằng cách đi ủng cao su.
- Không nên ngâm chân quá lâu trong nước nóng hay nước muối vì dễ làm khô da và khởi phát các triệu chứng bệnh á sừng.
- Hạn chế việc di chuyển hay cọ xát quá nhiều khi đang bị bệnh á sừng. Nếu thường xuyên mang vớ chân nhớ phải vệ sinh chân mỗi ngày, thay vớ thường xuyên để tránh tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
- Đồng thời, xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt và vận động lành mạnh để tăng cường sức đề kháng chống lại mọi bệnh tật.
- Tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ, trong quá trình điều trị nếu có bất kỳ vấn đề bất thường nào hãy dừng điều trị và đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.

Bệnh á sừng ở chân là bệnh lý da liễu rất phổ biến và gần như không có ai phải đối mặt với sự nguy hiểm đe dọa tính mạng. Vì thế nên người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm và tập trung điều trị. Chỉ cần kiểm soát được triệu chứng ngoài da và chú ý trong chăm sóc vệ sinh da hằng ngày để phòng ngừa tái phát thì căn bệnh này sẽ không phải là mối lo ngại quá lớn đối với sức khỏe của bạn.
Có thể bạn quan tâm
The post Bệnh á sừng ở chân: Nguyên nhân, Cách chữa, Phòng ngừa appeared first on Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc.
Nhận xét
Đăng nhận xét