Viêm da dầu ở cánh mũi: Biểu hiện và cách chữa dứt điểm

Viêm da dầu ở cánh mũi là tình trạng tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ khiến vùng da xung quanh hai bên cánh mũi tiết ra nhiều dầu nhờn, cặn bã. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ tạo điều kiện cho bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập vào gây ra bít tắc lỗ chân lông và khiến bệnh càng nặng hơn. Bệnh dù không làm ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng có thể tác động tiêu cực đến ngoại hình, da ửng đỏ, bong tróc khó chịu. 

Viêm da dầu ở cánh mũi
Viêm da dầu ở cánh mũi là tình trạng tuyến bã nhờn hoạt động quá mức dẫn đến viêm nhiễm

Bệnh viêm da dầu ở cánh mũi là gì?

Viêm da dầu hay còn được gọi là viêm da tiết bã là một trong những thể bệnh lâm sàng của bệnh chàm Eczema. Đây là một trong những bệnh da liễu mạn tính gây ra các triệu chứng khó chịu. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, bệnh được đánh giá có liên quan mật thiết đến sự tăng sinh số lượng vi nấm Malassezia, làm suy giảm chức năng bảo vệ da khi mồ hôi tiết ra quá mức.

Viêm da dầu ở cánh mũi là vị trí phát bệnh phổ biến nhất. Bệnh xảy ra chủ yếu là do tuyến bã nhờn hai bên mũi hoạt động mạnh quá mức. Những triệu chứng bệnh có thể khu trú hoặc lan tỏa rộng đến những vùng da lân cận như mép, cằm, cung mày và hai bên má. Các chuyên gia da liễu đánh giá viêm da dầu ở cánh mũi thường có mức độ nhẹ hơn so với viêm da dầu ở da đầu hay nửa người phía trên và cũng dễ điều trị hơn những vị trí khác.

Tuy là bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng việc điều trị viêm da dầu ở cánh mũi không dễ để điều trị khỏi dứt điểm. Nếu chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ giúp kiểm soát tốt các triệu chứng, phòng ngừa tái phát càng lâu càng tốt. Ngược lại, nếu người bệnh chủ quan không điều trị kịp thời chính là điều kiện thuận lợi để bệnh bùng phát và gây nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và ngoại hình.

Triệu chứng điển hình của viêm da dầu ở cánh mũi

Bệnh viêm da dầu ở cánh mũi thường xảy ra chủ yếu ở người lớn tuổi, người trưởng thành và hiếm có trường hợp xảy ra ở trẻ em. Những triệu chứng viêm nhiễm xuất hiện chủ yếu ở vùng chữ T, vì đây là trung khu tuyến nhờn hoạt động rất mạnh mẽ, có cấu tạo đặc trưng với những khe rãnh nên bụi bẩn và dầu nhờn tiết ra khó được làm sạch, dễ bám lại.

Viêm da dầu ở cánh mũi
Da tiết nhiều dầu nhờn là triệu chứng điển hình của bệnh viêm da dầu ở cánh mũi

Một số dấu hiệu điển hình của bệnh viêm da dầu ở cánh mũi như:

  • Vùng da chữ T và xung quanh mũi ửng đỏ bất thường.
  • Da khô ráp, căng rát, nứt nẻ khó chịu, mặc dù không gây ngứa ngáy nhưng lại gây ra cảm giác đau rát, châm chích nhẹ trên da.
  • Hai bên cánh mũi tróc vảy trắng đục như gàu, triệu chứng này cứ lặp đi lặp lại thường xuyên.
  • Tuyến dầu tăng sinh quá mức khiến da bóng nhờn, rít khó chịu. Ban đầu khi vừa khởi phát triệu chứng bệnh, tình trạng này chỉ xuất hiện ở cánh mũi, càng về sau thì càng có xu hướng lan rộng đến hai má, trán, cằm, phía sau tai, xuống tận cổ…
  • Bã nhờn tiết ra nhiều, ứ đọng và gây bít tắc lỗ chân lông, hình thành các đốm mụn trứng cá.
  • Những vùng da bị tổn thương thường bằng phẳng, không xù xì, cũng không có các vết thương hở trừ trường hợp người bệnh gãi quá mạnh.

Nguyên nhân gây viêm da dầu ở cánh mũi

Theo các chuyên gia da liễu, bệnh viêm da dầu ở cánh mũi có tính chất dai dẳng, kéo dài và thường tái đi tái lại nhiều lần. Càng về những lần tái phát sau, diện tích tổn thương ngày càng mở rộng và có xu hướng lây lan sang nhiều vùng da khác nếu không được điều trị kịp thời.

Nếu tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp cho việc điều trị và chủ động phòng ngừa tái phát bệnh hiệu quả hơn. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, bệnh viêm da dầu ở cánh mũi được đánh giá có liên quan mật thiết đến các yếu tố sau:

  • Vệ sinh da mặt không kỹ lưỡng: Nhiều người có thói quen vệ sinh da mặt qua loa, không kỹ lưỡng, đặc biệt là ở khi vực xung quanh mũi. Trong khi đây lại là bộ phận mà tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ nhất. Do đó, nếu không được làm sạch đúng cách và cẩn thận, lượng dầu nhờn quá mức tích tụ ở 2 bên cánh mũi và khởi phát các triệu chứng bệnh.
  • Do thời tiết thay đổi: Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh viêm da dầu ở cánh mũi thường bùng phát nặng hơn vào mùa đông. Lý giải điều này là do mùa đông có nhiệt độ và độ ẩm xuống thấp khiến cho da mất nước, khô ráp. Bên cạnh đó, mùa đông khiến nhiều người uống ít nước cũng là nguyên nhân làm khởi phát triệu chứng bệnh.
  • Do di truyền: Các chuyên gia cho biết viêm da dầu ở cánh mũi có liên quan mật thiết đến tính di truyền. Nếu trong gia đình có cả bố hoặc mẹ đều mắc bệnh thì nguy cơ đời con của họ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với bình thường.
  • Do vi nấm Malassezia: Đây là một loại vi nấm khi xâm nhập vào trong lớp thượng bì da và tạo ra một số chất chuyển hóa. Những chất này có khả năng khởi phát phản ứng viêm nhiễm và làm tăng sinh những tế bào chết tại vùng da bị tổn thương.
  • Do chế độ ăn uống kém khoa học: Chế độ ăn uống hằng ngày ảnh hưởng rất nhiều đến làn da. Trong đó, thói quen ăn nhiều chất béo, thức ăn cay nóng, đồ ngọt, thức ăn nhanh, đồ đóng hộp… sẽ làm kích thích tuyến bã nhờn tiết ra nhiều hơn so với bình thường. Đồng thời, chức năng đào thải độc tố bị suy giảm khiến cho chất cặn bã tích tụ nhiều hơn, tạo điều kiện để nấm, vi khuẩn phát triển mạnh trên da.
  • Do loại da: Mỗi người có một cấu trúc da khác nhau như da khô, da dầu, da hỗn hợp, da nhạy cảm. Trong đó, những người có cơ địa da thiên về dầu sẽ có nguy cơ khởi phát triệu chứng viêm da dầu ở cánh mũi cao hơn so với người bình thường.
Viêm da dầu ở cánh mũi
Thói quen rửa mặt không kỹ lưỡng khiến da tích tụ nhiều bụi bẩn, dầu nhờn, bít tắc lỗ chân lông và gây viêm
  • Do rối loạn hệ miễn dịch: Đây là một trong những nguyên nhân vừa được phát hiện sau này bằng phương pháp sinh thiết. Các nhà khoa học phát hiện cơ chế hình thành bệnh có liên quan mật thiết đến sự hoạt động bất thường của hệ miễn dịch. Những phản ứng bất thường này chủ yếu tác động đến tế bào lympho T, tăng IgE trong huyết tương và kích thích cơ thể sản sinh histamine, từ đó khởi phát các triệu chứng bệnh.
  • Một số yếu tố nguy cơ khác: Nữ giới bị rối loạn nội tiết tố, sử dụng các loại mỹ phẩm kém chất lượng, chứa nhiều axit, chì và có độ pH cao, những người có tiền sử mắc các bệnh lý thần kinh như trầm cảm, căng thẳng, bệnh Parkinson hoặc những bệnh lý da liễu như viêm da cơ địa, vảy nến…

Bệnh viêm da dầu ở cánh mũi có nguy hiểm không? Có lây không?

Xét về bản chất, viêm da dầu ở cánh mũi là bệnh lý da liễu không quá nguy hiểm và có thể kiểm soát triệu chứng dễ dàng sau khi áp dụng các biện pháp điều trị. Tuy nhiên, ngược lại nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời sẽ khiến cho những tổn thương trên cánh mũi nhanh chóng lây lan sang cả gương mặt như má, cằm, cổ…

Bệnh có tính chất dai dẳng, kéo dài và dễ tái phát, những tổn thương trên da ngày càng chồng chất lên nhau và để lại sẹo, thâm, tối màu. Thậm chí, nếu bệnh có xu hướng diễn tiến nghiêm trọng mà không được điều trị sẽ làm tăng nguy cơ bội nhiễm, nhiễm trùng và làm cho da tiết dịch, lở loét. Không những vậy, bệnh xuất hiện ở 2 bên cánh mũi, một vị trí “lộ thiên” gây mất thẩm mỹ trên tổng quan khuôn mặt, khiến người bệnh e ngại, tự ti trong các mối quan hệ giao tiếp.

Các chuyên gia cũng cho biết bệnh viêm da dầu ở cánh mũi không có khả năng lây lan trực tiếp từ người này sang người khác. Vì đây là bệnh lý tự miễn có liên quan đến yếu tố di truyền, hệ miễn dịch chứ không phải do vi khuẩn, virus gây ra. Tuy nhiên, bệnh lại có khả năng lây lan sang những vùng da bình thường khiến bệnh ngày càng nặng hơn.

Phương pháp điều trị viêm da dầu ở cánh mũi hiệu quả

Trên thực tế, hiện nay không có một biện pháp đặc trị viêm da dầu ở cánh mũi nào hiệu quả. Việc điều trị chủ yếu dựa trên nguyên tắc giảm thiểu những tổn thương trên da, phòng ngừa tái phát bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống. Có khá nhiều biện pháp chữa trị, tuy nhiên căn cứ vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ, cơ địa làn da, thể trạng sức khỏe… của từng người mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

1. Áp dụng các mẹo chăm sóc da tại nhà

Với những trường hợp mắc bệnh viêm da dầu ở cánh mũi nhẹ, triệu chứng bệnh vừa khởi phát thì người bệnh có thể áp dụng ngay các biện pháp chăm sóc da đơn giản như:

Viêm da dầu ở cánh mũi
Thay đổi thói quen chăm sóc da, rửa mặt kỹ hơn bằng các sản phẩm dịu nhẹ để hạn chế triệu chứng viêm da
  • Rửa mặt đều đặn ngày 2 lần sáng và tối. Lưu ý rửa mặt thật kỹ lưỡng bằng các loại sữa rửa mặt làm sạch sâu, dịu nhẹ để loại bỏ bụi bẩn, sạch lỗ chân lông, laoi5 bỏ vảy trắng bong tróc và giảm tiết dầu nhờn.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm chiết xuất từ thiên nhiên, có kết cấu mỏng nhẹ và chất kem dễ thấm sâu, từ đó giảm thiểu tối đa các triệu chứng sưng viêm, ửng đỏ da. Ngoài ra, dưỡng da còn giúp tăng cường khả năng bảo vệ tự nhiên của làn da.
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, ăn sữa chua, uống nhiều nước hằng ngày để làn da khỏe mạnh từ bên trong cơ thể.
  • Lưu ý không dùng tay hay vật cứng cạo bỏ vảy trắng đang bong tróc trên da. Thay vào đó nên dùng nước ấm và khăn mỏng để loại bỏ tế bào chết mà không làm chảy máu, trầy xước tổn thương da.

2. Sử dụng những loại dược liệu tự nhiên theo dân gian

Trong dân gian có rất nhiều nguyên liệu tự nhiên có khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh lý da liễu nói chung và bệnh viêm da dầu ở cánh mũi nói riêng. Áp dụng biện pháp này vừa hiệu quả, an toàn vừa tiết kiệm nhiều chi phí điều trị mà cách thực hiện cũng vô cùng dễ dàng, đơn giản.

Viêm da dầu ở cánh mũi
Gel nha đam có tác dụng làm dịu da, cấp ẩm và hỗ trợ phục hồi những tổn thương trên da
  • Gel nha đam: Đây được xem là “vị cứu tinh” cho làn da đang bị tổn thương, cải thiện các triệu chứng khô ráp, hỗ trợ loại bỏ vảy bong và phục hồi làn da. Chuẩn bị một nhánh nha đam tươi, gọt bỏ vỏ xanh, làm sạch mủ và cạo lấy gel nha đam bôi trực tiếp lên cánh mũi, massge nhẹ nhàng khoảng 15 phút và rửa sạch lại bằng nước sạch, thấm khô lại bằng khăn bông.
  • Lá dâu tằm: Trong lá dâu tằm có chứa nhiều hoạt chất quý có khả năng tẩy tế bào chết, làm sáng da, mờ thâm sẹo và tái tạo phục hồi lớp màng bảo vệ da. Dùng khoảng 10 – 20 lá dâu tằm nấu cùng 200ml nước, nấu sôi lên và dùng nước lá rửa mặt mỗi ngày để phát huy công hiệu tốt nhất.
  • Mật ong: Mật ong nguyên chất có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn, ngăn ngừa quá trình lão hóa và hỗ trợ phục hồi những tổn thương trên bề mặt da. Để tăng hiệu quả điều trị, nên kết hợp mật ong cùng một ít nước cốt chanh, trộn đều hỗn hợp này theo tỷ lệ 2:1. Bôi đều lên mặt, đặc biệt là 2 bên cánh mũi, để thư giãn trong khoảng 15 phút thì rửa sạch lại bằng nước ấm.
  • Đậu đen: Đây là loại nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong nấu ăn, có tính mát và thanh nhiệt giải độc hiệu quả, từ đó cải thiện các triệu chứng viêm da dầu ở cánh mũi do tích tụ độc tố. Dùng một nắm nhỏ đậu đen rửa sạch rồi vớt ra để ráo nước. Rang đậu trên chảo đến khi ngả vàng và bốc mùi thơm. Cho đậu vào nồi nấu cùng 1 lít nước, nấu trên lửa nhỏ liu riu khoảng 10 phút thì tắt bếp, lọc lấy nước đậu đen cho vào chai bảo quản trong tủ lạnh uống đều đặn mỗi ngày.

Lưu ý: Mẹo chữa viêm da dầu ở cánh mũi bằng các loại dược liệu chỉ phù hợp với những người mắc bệnh mức độ nhẹ, những tổn thương trên da nhỏ và khu trú không lây lan.

3. Điều trị viêm da dầu ở cánh mũi bằng thuốc Tây

Đây là biện pháp được nhiều người bệnh ưu tiên áp dụng hàng đầu vì hiệu quả cao, nhanh chóng và tiện lợi. Tùy theo tình trạng bệnh của từng người mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp để sử dụng. Tuy nhiên, nhược điểm của loại thuốc này là dễ gây ra tác dụng phụ nếu lạm dụng thuốc quá mức, khiến cơ thể nhờn thuốc và làm bệnh khó chữa trị hơn.

Thuốc chữa viêm da dầu ở cánh mũi dạng bôi

Hầu hết những trường hợp mắc bệnh viêm da dầu ở cánh mũi đều được kê thuốc dạng bôi để kiểm soát các triệu chứng viêm nhiễm, chặn đứng sự phát triển của nấm Malassezia, hỗ trợ phục hồi những tổn thương trên da. Một số loại thuốc bôi thường được sử dụng trong điều trị bệnh như:

Viêm da dầu ở cánh mũi
Các loại thuốc bôi chữa viêm da dầu ở cánh mũi đem lại hiệu cao, nhanh chóng và tiện lợi
  • Thuốc chống nấm: Đây là loại thuốc có tác dụng ức chế sự hình thành và phát triển của vi nấm Malassezia. Đồng thời, thuốc còn có tác dụng ngăn ngừa các triệu chứng viêm nhiễm lan rộng. Những loại thuốc chống nấm được sử dụng trong điều trị viêm da dầu ở cánh mũi thường có chứa hoạt chất Ciclopirox và Ketoconazole.
  • Thuốc làm bong tróc vảy: Nhằm loại bỏ nhanh chóng các lớp vảy bong ở 2 bên cánh mũi, bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc bạt sừng có chứa thành phần Acid salicylic và Acid lactic. Không chỉ làm bạt sừng, thuốc còn có khả năng sát trùng và ức chế quá trình tiết chất bã nhờn.
  • Thuốc bôi chứa hoạt chất Corticoid: Loại thuốc này thường được sử kê đơn chỉ định sử dụng trong trường hợp mắc bệnh từ trung bình đến nặng. Thuốc có tác dụng chống bội nhiễm, tẩy tế bào chết, giảm thiểu các triệu chứng gây kích ứng và kiểm soát nhanh chóng những triệu chứng của bệnh viêm da dầu ở cánh mũi.
  • Thuốc bôi chống viêm ức chế calcieurin: Loại thuốc này được đánh giá là lành tính hơn so với nhóm thuốc chứa corticoid. Những hoạt chất trong thuốc có khả năng kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều hoạt chất chống viêm, ngăn ngừa các triệu chứng bệnh, ổn định hệ miễn dịch cho cơ thể.

Thuốc trị viêm da dầu ở cánh mũi dạng uống

Ngoài những loại thuốc vừa kể trên, tùy theo từng trường hợp bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thêm các loại thuốc dạng uống như: thuốc kháng histamine, thuốc kháng sinh, kem dưỡng ẩm, các loại vitamin hỗ trợ… có tác dụng cải thiện các triệu chứng bệnh, tác động đến căn nguyên gây ra bệnh.

4. Bài thuốc chữa viêm da dầu ở cánh mũi theo Đông y

Không chỉ có những loại thuốc Tây chữa viêm da dầu ở cánh mũi hiệu quả,mà ngày nay theo ghi chép trong Đông y việc chữa căn bệnh này bằng các biện pháp Đông y cũng được nhiều người bệnh ưu tiên sử dụng. Ưu điểm của biện pháp này là đem lại hiệu quả cao, an toàn, lành tính, ít gây ra tác dụng phụ, phòng ngừa tái phát bệnh lâu dài.

Tuy nhiên, những bài thuốc Đông y thường sử dụng thảo dược tự nhiên nên tác dụng thường đến khá chậm. Do đó, nếu đã quyết định điều trị bằng biện pháp này thì người bệnh phải kiên trì áp dụng trong thời gian dài để ổn định các hoạt động của các tạng phủ.

Viêm da dầu ở cánh mũi
Chữa viêm da dầu ở cánh mũi bằng thuốc Đông y hiệu quả, lành tính nhưng lại tốn nhiều thời gian, công sức

Gợi ý một số bài thuốc Đông y chữa viêm da dầu ở cánh mũi phổ biến như:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị lá trầu không, mò trắng, ích nhĩ tử, ô liên rô, tang bạch bì mỗi loại 15g. Đem rửa sạch các nguyên liệu và cho vào siêu thuốc nấu cùng 300ml nước, nấu khoảng 20 phút thì tắt bếp, lọc lấy nước thuốc đổ ra chén, đợi nguội bớt thì dùng để bôi lên vùng cánh mũi bị tổn thương.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị bồ công anh, hoa nhẫn đông, địa sinh, dâu tằm, khổ sâm, đan sâm mỗi thứ 20g. Sắc lấy nước uống mỗi ngày 2 lần.

Hướng dẫn chăm sóc và phòng ngừa tái phát viêm da dầu ở cánh mũi

Viêm da dầu ở cánh mũi là bệnh lý da liễu mạn tính, dễ tái đi tái lại nhiều lần. Tuy bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây nhiều sự khó chịu trên da mặt, mất thẩm mỹ, suy giảm chất lượng cuộc sống và khiến người bệnh tự ti trong giao tiếp. Vì vậy, sau khi các triệu chứng bệnh đã thuyên giảm, ổn định, người bệnh cần chú ý trong chăm sóc và chủ động phòng ngừa tái phát:

  • Vệ sinh da mặt hằng ngày bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ, làm sạch sâu. Bên cạnh đó, bôi lem dưỡng ẩm lên da, hằng ngày khi ra ngoài nên bôi kem chống nắng và đeo khẩu trang che chắn kỹ lưỡng mỗi khi ra ngoài.
  • Chú ý trong việc sử dụng mỹ phẩm, tốt nhất nên hạn chế trang điểm trong thời gian này nhằm tránh nguy cơ kích ứng da mặt cũng như khởi phát triệu chứng của viêm da dầu ở cánh mũi.
  • Thay đổi chế độ ăn uống, ưu tiên chọn lựa các loại thực phẩm lành tính như vitamin khoáng chất như rau xanh, củ quả, trái cây, tránh ăn những món đồ ngọt, chiên xào nhiều dầu mỡ để hạn chế tối đa da mặt tiết ra bã nhờn.
  • Nếu sử dụng thuốc Tây nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý kết hợp các loại thuốc lại với nhau, không lạm dụng thuốc, còn nếu dùng các loại thuốc bôi cần lưu ý vệ sinh da sạch sẽ trước khi bôi.
  • Kiểm soát căng thẳng, thoải mái và thư giãn hết mức, xây dựng thói quen sinh hoạt điều độ, ngủ nghỉ đúng giờ giấc, không thức khuya, vận động hằng ngày để cải thiện sức đề kháng chống lại mọi bệnh tật.
Viêm da dầu ở cánh mũi
Bôi kem dưỡng ẩm hằng ngày là cách hiệu quả giúp phòng ngừa tái phát viêm da dầu ở cánh mũi, đặc biệt là vào mùa đông

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh viêm da dầu ở cánh mũi cũng như cách xử lý bệnh hiệu quả, an toàn. Các triệu chứng bệnh có thể dễ dàng kiểm soát nhưng lại dễ tái phát. Vì vậy, tốt nhất người bệnh nên chú ý trong việc chăm sóc và phòng ngừa để tránh ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày.

Có thể bạn quan tâm

The post Viêm da dầu ở cánh mũi: Biểu hiện và cách chữa dứt điểm appeared first on Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dược Liệu Đinh Hương - Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ Chữa Viêm: Hỗ Trợ Cân Bằng và Sức Khỏe Vùng Kín

Hướng Dẫn Sử Dụng Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ Đúng Cách và Hiệu Quả Nhất