Nổi mề đay sau sinh: Dấu hiệu, Cách điều trị và phòng ngừa

Nổi mề đay sau sinh thường xảy ra do rối loạn tiết tố, dị ứng thức ăn, thời tiết, căng thẳng quá mức,… Các triệu chứng bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng ngứa ngáy kèm theo nổi ban đỏ, viêm da và các sẩn cục trên da. Nổi mề đay sau sinh nếu không được kiểm soát sớm sẽ tiến triển thành mãn tính, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Nổi mề đay sau sinh và dấu hiệu nhận biết

Nổi mề đay là một trong những vấn đề da liễu phổ biến, có thể khởi phát ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Mề đay là phản ứng viêm của mạch máu ở tầng trung bì, từ đó gây xuất hiện những sẩn cục, viêm đỏ và ngứa ngáy. Theo các chuyên gia đầu ngành, phản ứng này thường là hệ quả của những tác nhân gây kích thích như rối loạn nội tiết, dị ứng thức ăn, thời tiết, mủ nhựa thực vật, sử dụng thuốc, căng thẳng quá mức,…

Nổi mề đay sau sinh: Dấu hiệu, Cách điều trị và phòng ngừa
Nổi mề đay sau sinh thường xảy ra do rối loạn tiết tố, dị ứng thức ăn, thời tiết, căng thẳng quá mức

Số liệu thống kê cho thấy, mề đay mẩn ngứa có khoảng 20% dân số, trong đó phổ biến ở đối tượng phụ nữ mang thai, sau sinh và người có cơ địa nhạy cảm. Tình trạng nổi mề đay sau sinh khá phổ biến ở các mẹ bỉm sữa và xảy ra ở trường hợp sinh thường và sinh mổ.

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh nổi mề đay sau sinh:

  • Trên da xuất hiện các sẩn, mảng phát ban có màu hồng nhạt hoặc màu đỏ, kích thước và hình dáng khá đa dạng.
  • Tổn thương do bệnh nổi mề đay mẩn ngứa gây ra có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể nhưng thường khởi phát từ 1 vị trí cụ thể và dần lan rộng sang những vùng da xung quanh.
  • Sau một vài phút, các ban đỏ sẽ xuất hiện rõ và có ranh giới với vùng da xung quanh, ấn vào cảm giác cứng chắc, nổi cộm và có bờ tròn.
  • Một số trường hợp có thể xuất hiện những mảng sẩn lớn và gây ngứa ngáy dữ dội, kèm theo biểu hiện nóng rát. Bên cạnh đó, nổi mề đay sau sinh cũng có thể biểu hiện qua những đốm ban đỏ nhỏ, nổi sát nhau và kèm theo tình trạng nóng rát, ngứa ngáy và đau nhức nhẹ.
  • Bên cạnh tổn thương da và những biểu hiện ngứa ngáy đi kèm, nổi mề đay ở phụ nữ sau sinh có thể gây ra những triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, sốt nhẹ, uể oải,…

Mề đay là bệnh da liễu có các biểu hiện đa dạng và phong phú. Do đó, một số ít trường hợp, bệnh lý còn có thể gây ra những biểu hiện khác ngoài những thông tin được đề cập trong bài viết. Tuy nhiên, số liệu thống kê cho thấy, những dạng tổn thương lâm sàng trên xuất hiện với 80% trường hợp bị nổi mề đay mẩn ngứa.

Nguyên nhân dẫn đến nổi mề đay sau sinh

Nổi mề đay thực chất là phản ứng viêm cấp – mãn tính của tầng trung bì khi da phóng thích histamine. Đây là một chất hóa học trung gian trong phản ứng dị ứng, đồng thời là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng da ngứa ngáy, viêm đỏ khó chịu. Tuy nhiên, da chỉ phóng thích chất trung gian gây dị ứng này khi có các yếu tố kích thích.

Nguyên nhân dẫn đến nổi mề đay sau sinh
Rối loạn nội tiết là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa ở phụ nữ sau sinh

Đối với phụ nữ sau sinh, các triệu chứng nổi mề đay có thể khởi phát do các nguyên nhân sau:

  • Rối loạn nội tiết: Đây được xem là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa ở phụ nữ sau sinh. Thông thường, nội tiết cần 3 – 6 thánh để ổn định. Do đó, sau khi sinh mẹ bỉm có thể bị nổi mề đay mẩn ngứa do nồng độ hormone progesterone, estrogen và prolactin vẫn chưa được ổn định, cân bằng.
  • Cơ thể tiết nhiều mồ hôi: Đổ nhiều mồ hôi sau khi sinh thường là hệ quả của hormone giảm thấp và chưa thể phục hồi. Không chỉ gây ra cảm giảm bứt rứt, khó chịu, tình trạng này còn kích thích các triệu chứng nổi mề bùng phát mạnh. Nếu bắt nguồn từ việc bài tiết nhiều mồ hôi, mề đay thường tập trung ở vùng bụng, lưng, cổ, ngực, vùng da dưới bẹn và cánh tay.
  • Căng thẳng quá mức, áp lực: Sự thay đổi đột ngột của hormone và áp lực từ việc chăm sóc con cái, thời gian biểu không khoa học,… là nguyên nhân chính gây ra rối loạn lo âu, căng thẳng ở phụ nữ sau sinh. Rất ít trường hợp biết rằng ngoài các yếu tố ngoại sinh, mề đay mẩn ngứa còn có thể là hệ quả của vấn đề tâm lý. Do đó, biểu hiện nổi mề đay sau sinh cũng có thể bùng phát khi mẹ bỉm căng thẳng thần kinh quá mức, rối loạn lo âu.
  • Do quan niệm “ở cữ”: Theo kinh nghiệm dân gian, mẹ bỉm sau khi sinh nên hạn chế tiếp xúc với gió và cần hơ lửa than thường xuyên, giữ ấm cơ thể và không tắm gội trong 1 – 3 tháng đầu. Tuy nhiên, những quan niệm này sẽ dẫn đến tình trạng tiết nhiều mồ hôi, da không được làm sạch, ngứa ngáy, khó chịu. Những yếu tố này được xem là tác nhân dẫn đến tình trạng nổi mề đay ở phụ nữ sau sinh.
  • Do chế độ ăn uống: Mẹ bỉm sau sinh cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng nhằm cung cấp nguồn sữa dồi dào cho trẻ sơ sinh cũng như phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, việc ăn uống quá mức sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng ở gan. Từ đó, kích thích phản ứng viêm của hệ miễn dịch với protein có trong thực phẩm và bùng phát các triệu chứng nổi mề đay mẩn ngứa.
  • Ảnh hưởng của thuốc điều trị: Một số loại thuốc được sử dụng trong thời gian sinh nở cũng được xem là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nổi mề đay. Thông thường, thuốc không được xem là nguyên nhân trực tiếp khởi phát triệu chứng. Tuy nhiên, ảnh hưởng của thuốc cùng với việc rối loạn nội tiết, suy nhược thể trạng có thể kích thích các triệu chứng nổi mề đay mẩn ngứa bùng phát mạnh.
  • Một số nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên, nổi mề đay sau sinh còn có thể bùng phát do nhiều nguyên nhân khác nhau như dị ứng thức ăn, dị ứng thời tiết, tiếp xúc với mủ nhựa thực vật, dị ứng xà phòng, côn trùng, hóa chất,…

Nổi mề đay sau sinh có thể khởi phát bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Trong đó, rối loạn nội tiết tố được xem là nguyên nhân chính gây ra bệnh. Những tác động ngoại sinh và nội sinh làm tăng kích hoạt mề đay bùng phát. Khi nội tiết ổn định, các triệu chứng mề đay mẩn ngứa sẽ tự thuyên giảm.

Tuy nhiên, nồng độ hormone cần khoảng 3 – 6 tháng hoặc 1 năm để hồi phục. Tình trạng này khiến bệnh lý dễ tái phát, kéo dài dai dẳng nếu không áp dụng các biện pháp xử lý, chăm sóc đúng cách.

Nổi mề đay sau sinh nguy hiểm không?

Nổi mề đay mẩn ngứa là tình trạng da liễu phổ biến và lành tính. Thông thường, các triệu chứng bệnh lý có thể thuyên giảm sau 1 – 2 ngày mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, với đối tượng phụ nữ sau sinh, bệnh lý có thể tiến triển dai dẳng, kéo dài từ vài tuần đến vài tháng do nguyên nhân khởi phát từ hiện tượng rối loạn nội tiết tố.

Nổi mề đay sau sinh nguy hiểm không?
Nổi mề đay mẩn ngứa thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể của người mẹ và trẻ sơ sinh

Tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể của người mẹ và trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh lý thường ngứa ngáy dữ dội và dai dẳng. Đặc biệt, những triệu chứng ngứa ngáy do bệnh lý gây ra thường phát mạnh dữ dội vào đêm khiến mẹ bỉm mất ngủ, khó ngủ, rơi dần vào trạng thái uể oải, thiếu ngủ, suy nhược.

Sức khỏe của người mẹ bị suy giảm sẽ dẫn đến suy giảm về chất lượng cũng như số lượng sữa cung cấp cho trẻ. Do đó, phụ nữ sau khi sinh cần chủ động điều trị bệnh mề đay mẩn ngứa nhằm kiểm soát cơn ngứa ngáy, tránh ảnh hưởng của bệnh lý.

Trường hợp chủ động và tích cực điều trị, tình trạng nổi mề đay sau sinh có thể thuyên giảm sau vài ngày đến vài tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh lý có thể phát triển thành mãn tính (kéo dài trên 6 tuần) ngay khi được điều trị và chăm sóc đúng các. Bởi thời gian điều trị bệnh lý phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Thể trạng và thời gian phục hồi sức khỏe sau sinh
  • Cơ địa
  • Các phương pháp điều trị
  • Chế độ ăn uống và sinh hoạt
  • Mức độ tuân thủ điều trị
  • Nguyên nhân khởi phát (mề đay do tiếp xúc với hóa chất, mề đay do dị ứng,… sẽ dễ thuyên giảm hơn so với mề đay do căng thẳng quá mức và những yếu tố nội sinh)

Nổi mề đay mẩn ngứa ở phụ nữ sau sinh ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, nhất là yếu tố thẩm mỹ và giấc ngủ. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến sức khỏe của người mẹ bị suy giảm và ảnh hưởng đến nguồn sữa cung cấp cho trẻ. Do đó, ngay khi nhận thấy các triệu chứng bệnh lý bùng phát, người bệnh cần chủ động đến bệnh viện để được khám và áp dụng các biện pháp điều trị và chăm sóc phù hợp.

Các phương pháp điều trị mề đay sau sinh an toàn

Cũng giống với mẹ bầu, phụ nữ sau khi là đối tượng nhạy cảm nên có nguy cơ phát sinh tác dụng phụ khi dùng thuốc điều trị. Do đó, người bệnh nên áp dụng một số mẹo chữa mề đay tại nhà bằng các thảo dược tự nhiên, đồng thời kết hợp chế độ chăm sóc hợp lý trước khi sử dụng thuốc.

1. Áp dụng các mẹo chữa tại nhà

Trên thực tế, các triệu chứng bệnh mề đay có thể tự thuyên giảm sau một thời gian. Do đó, việc điều trị nhằm làm giảm tình trạng ngứa ngáy, cải thiện chất lượng giấc ngủ cũng như sức khỏe tổng thể của người mẹ.

Áp dụng các mẹo chữa tại nhà
Việc tận dụng một số thảo dược tự nhiên như nha đam, lá trầu không, lá khế, đinh lăng sẽ giúp cải thiện các triệu chứng bệnh lý ở mẹ bỉm nhanh chóng

Để đảm bảo an toàn cho cả bé và mẹ, bạn có thể áp dụng một số mẹo cải thiện các triệu chứng nổi mề đay tại nhà như:

  • Chườm khăn lạnh: Trong trường hợp mề đay xuất hiện thành những mảng lớn. nổi cộm, phù nề, người bệnh có thể chườm lạnh trực tiếp đến vùng da bị tổn thương để cải thiện. Với nhiệt độ lạnh sẽ giúp làm dịu cảm giác nóng rát, làm co mạch máu, từ đó giúp giảm tình trạng viêm đáng kể. Áp dụng mẹo chữa từ 2 – 3 lần/ ngày nhằm làm dịu các triệu chứng khó chịu do bệnh lý gây ra.
  • Tắm nước mát: Đây là một trong những mẹo chữa mề đay tại nhà an toàn và hiệu quả rõ rệt. Tăm nước mát sẽ giúp loại bỏ mồ hôi trên da, dị nguyên tích tụ trên da, bụi bẩn. Đồng thời cải thiện tình trạng viêm đỏ, làm dịu vùng da phù nề, ngứa ngáy khó chịu. Khi tắm, bạn tránh sử dụng những sản phẩm làm sạch chứa nhiều hương liệu, xà phòng, paraben và các chất kích ứng khác.
  • Tận dụng các thảo dược tự nhiên: Ngoài ra, mẹ bỉm khi bị nổi mề đay mẩn ngứa có thể tận dụng một số thảo dược tự nhiên như lá hẹ, lá trầu không, sài đất, đinh lăng, ngải cứu,… nấu nước tắm và ngâm rửa vùng da cần điều trị. Những bài thuốc chữa từ thảo dược thường lành tính, có độ an toàn cao và hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và trẻ sơ sinh.

Việc áp dụng các mẹo chữa nổi mề đay tại nhà sẽ giúp cải thiện các triệu chứng do bệnh lý gây ra, đồng thời ngăn ngừa tổn thương da lan rộng. Tuy nhiên, những mẹo chữa này thường có tác dụng chậm và phù hợp với những trường bệnh ở mức độ nhẹ. Do đó, bạn cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài để đạt hiệu quả cải thiện như mong muốn. Bên cạnh đó, cần kết hợp với chế độ chăm sóc khoa học nhằm kiểm soát các triệu chứng mề đay hoàn toàn.

2. Xây dựng chế độ chăm sóc khoa học

Bên cạnh áp dụng những mẹo chữa tại nhà, mẹ bỉm có thể phối hợp chế độ chăm sóc đúng cách nhằm cải thiện tình trạng ngứa ngáy, phòng ngừa mề đay tiến triển dai dẳng và ngăn ngừa tái đi tái lại.

Xây dựng chế độ chăm sóc khoa học
Để ngăn ngừa các triệu chứng nổi mề đay lan rộng, cải thiện viêm đỏ da và ngứa ngáy, người bệnh cần chú ý vệ sinh cơ thể mỗi ngày

Dưới đây là cách chăm sóc giúp kiểm soát các triệu chứng nổi mề đay mẩn ngứa ở phụ nữ sau sinh:

  • Cách ly với yếu tố kích thích: Nổi mề đay có xu hướng bùng phát và lan rộng khi bị tác động bởi các yếu tố kích thích. Do đó, trong thời gian điều trị, người bệnh cần chủ động cách ly với những yếu tố kích thích như hóa mỹ phẩm, phấn hoa, ánh nắng mặt trời cường độ cao, dị ứng thức ăn, nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao, tác động cơ học,…
  • Nghỉ ngơi: Hệ miễn dịch kém và thể trạng suy nhược được xem là điều kiện để các triệu chứng nổi mề đay bùng phát mạnh sau khi sinh. Do đó, mẹ bỉm cần tập cho con sinh hoạt theo thời gian biểu cụ thể để có nhiều thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ từ 7 – 8 tiếng/ ngày. Khi sức khỏe được cải thiện, bệnh lý sẽ thuyên giảm nhanh sau vài ngày. Với những trường hợp nổi mề đay mãn tính, việc tăng cường sức khỏe, nâng cao thể trạng sẽ hạn chế tình trạng nổi mề đay lan rộng, giảm ngứa ngáy đáng kể.
  • Vệ sinh cơ thể đúng cách: Thói quen ở cữ kém khoa học là nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi, nóng bức và nổi mề đay. Để ngăn ngừa các triệu chứng nổi mề đay lan rộng, cải thiện viêm đỏ da và ngứa ngáy, người bệnh cần chú ý vệ sinh cơ thể mỗi ngày. Tuy nhiên, sau khi sinh, cần tắm với nước ấm để tránh tình trạng nhiễm lạnh và hạn chế tình trạng đau nhức xương khớp.
  • Giữ tâm lý thoải mái: Căng thẳng thần kinh quá mức, stress có thể làm tăng khởi phát mề đay mẩn ngứa sau sinh. Do đó, mẹ bỉm cần chia sẻ những lo lắng, vấn đề khúc mắc với người thân trong gia đình. Bên cạnh đó, có thể cân nhắc trị liệu tâm lý nếu tình trạng này kéo dài và có xu hướng tiến triển nghiêm trọng.
  • Thay đổi một số thói quen xấu: Bên cạnh đó, bạn cần thay đổi một số thói quen xấu khiến các triệu chứng bệnh nổi mề đay trở nên nặng nề hơn như mặc quần áo bó sát, dày cứng, khó thẩm hút, thức khuya, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cường độ cao, tránh để cơ thể quá lạnh/ quá nóng, điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ phù hợp,…

Hầu hết trường hợp nổi mề đay sau sinh sẽ thuyên giảm nhanh sau khi áp dụng những biện pháp cải thiện tại nhà với chế độ chăm sóc khoa học. Trong một số trường hợp bệnh lý tiến triển ở mức độ nặng, cần phải dùng thuốc, việc kết hợp những biện pháp này có thể cải thiện những triệu chứng của bệnh lý, đồng thời hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc.

3. Sử dụng thuốc điều trị

Với những trường hợp bệnh lý không thuyên giảm sau khi áp dụng các biện pháp trên, mẹ bỉm nên tham khảo ý kiến bác sĩ/ dược sĩ sử dụng một số loại thuốc Tây giúp cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy và kiểm soát vùng da bị tổn thương.

Sử dụng thuốc điều trị
Một số loại kem bôi chứa Menthol có thể sử dụng cho phụ nữ sau sinh bị mề đay mẩn ngứa

Dưới đây là một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị mề đay sau sinh:

  • Kem bôi Menthol: Một số loại kem bôi chứa Menthol có thể sử dụng cho phụ nữ sau sinh bị mề đay mẩn ngứa. Hoạt chất này có tác dụng làm giảm ngứa ngáy, làm mát da và nóng rát đáng kể. Loại thuốc này được chỉ định dùng cho da và không hấp thu vào cơ thể nên có độ an toàn cao đối với mẹ bỉm và trẻ sơ sinh.
  • Các loại thuốc kháng histamine H1: Nhóm thuốc kháng histamine H1 đường uống được chỉ định với những trường hợp nổi mề đay và những bệnh ngoài da gây ngứa ngáy, khó chịu. Tuy nhiên, một số thành phần hoạt chất trong thuốc có thể bài tiết qua đường sữa mẹ và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. do đó, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thuốc chữa bệnh lý. Trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu ngưng cho trẻ bú trong quá trình sử dụng thuốc nhằm đảm bảo an toàn.

Cần thận trọng khi sử dụng các loại thuốc chữa nổi mề đay ở phụ nữ sau sinh, nhất là thuốc uống. Để hạn chế phát sinh rủi ro, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

Nổi mề đay sau sinh ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng, tác động trực tiếp đến mề đay, nhất là nổi mề đay sau sinh. Để cải thiện các triệu chứng bệnh lý nhưng vẫn đảm bảo nguồn sữa dồi dào cho trẻ, mẹ bỉm nên bổ sung những thực phẩm sau:

  • Bổ sung các loại rau xanh và trái cây tươi
  • Cung cấp protein cho cơ thể bằng cách bổ sung các loại đậu, hạt và trứng. Tránh tình trạng phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn protein có trong các loại thịt đỏ.
  • Mỗi tuần dùng 3 – 4 bữa ăn có cá, nhất là những loại cá béo chứa hàm lượng Omega 3 và protein dồi dào.
  • Uống từ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày
  • Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa, sữa chua, kháng viêm tự nhiên như nha đam, nghệ, chè xanh, chè vằng,… để cải thiện triệu chứng ngứa ngáy và viêm da tự nhiên.
  • Cân bằng giá trị dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày, tránh dung nạp quá nhiều thịt đỏ và những thực phẩm giàu đạm.

Bên cạnh đó, trường hợp nổi mề đay sau sinh nên hạn chế những thực phẩm và đồ uống như:

  • Hạn chế ăn quá nhiều thịt đỏ , nhất là thịt bò, giò heo, thịt dê, thịt cừu,… Lượng đạm không thể chuyển hóa đóng vai trò như chất kích thích các biểu hiện nổi mề đay bùng phát mạnh mẽ.
  • Không sử dụng bia rượu và những thức uống chứa cồn khác.
  • Tránh dùng các loại trà đặc và cà phê chứa nhiều caffeine
  • Kiêng những thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao như đậu phộng, mè (vừng), cua, tôm, sò, nghêu, sò,…
  • Hạn chế dùng những các món ăn chứa nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng, đường, muối,…
  • Tránh dùng những thực phẩm đóng gói chứa hương liệu, chất bảo quản vì có thể khiến cơ thể nhạy cảm hơn. Từ đó, kích thích các triệu chứng mề đay mẩn trở nên nghiêm trọng và chuyển biến sang giai đoạn mãn tính.

Cách phòng ngừa nổi mề đay sau sinh hiệu quả

Như đã đề cập, phụ nữ sau khi sinh nở cần ít nhất 3 – 6 tháng để ổn định lại nội tiết tố và phục hồi thể trạng. Do đó, tình trạng nổi mề đay có thể bùng phát nhiều đợt trong thời gian này. Bên cạnh áp dụng các biện pháp chữa trị, mẹ bỉm cần chủ động trong việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh lý tái phát lâu dài.

Cách phòng ngừa nổi mề đay sau sinh hiệu quả
Phụ nữ sau sinh bị nổi mề đay cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để giúp phục hồi thể trạng, ổn định nội tiết tố, từ đó kiểm soát bệnh lý hiệu quả

Dưới đây là một số các giúp phòng ngừa nổi mề đay sau sinh hiệu quả được áp dụng phổ biến:

  • Mỗi ngày tắm từ 1 – 2 lần với những sản phẩm dịu nhẹ. Đồng thời mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát với chất liệu thấm hút tốt và mềm mại.
  • Phụ nữ sau sinh thường xuyên bị đổ mồ hôi về đêm. Do đó, trước khi ngủ bạn nên tắm với nước mát, chọn mặc trang phục rộng rãi, mỏng và điều chỉnh nhiệt độ trong phòng ở mức vừa phải (26 – 28 độ C).
  • Hạn chế những bộ môn tập luyện gây tiết nhiều mồ hôi trong vòng 3 – 5 tháng sau sinh. Thay vào đó, nên tập các bài yoga nhẹ nhàng để hạn chế nổi mề đay Cholinergic – Đây là một trường hợp của mề đay vật lý và bùng phát khi thân nhiệt tăng cao, cơ thể đổ nhiều mồ hôi.
  • Không dùng những thực phẩm gây dị ứng, đồng thời cần ăn uống khoa học, tránh tình trạng kiêng khem quá mức hoặc dung nạp nhiều thực phẩm giàu đạm.
  • Thường xuyên vệ sinh không gian sống.
  • Chú ý giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, khô hanh và mang khẩu trang khi hoạt động ngoài trời.
  • Tránh để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có cường độ cao.
  • Lựa chọn những sản phẩm chăm sóc da và làm sạch có thành phần dịu nhẹ, an toàn và độ pH cân bằng.
  • Tránh tắm với nước quá lạnh hoặc quá nóng.
  • Cần giữ tâm lý vui vẻ, lạc quan, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc cơ thể để giúp phục hồi thể trạng nhanh chóng và ổn định nồng độ nội tiết tố.

Nổi mề đay sau sinh là tình trạng da liễu phổ biến ở cả mẹ bỉm sinh mổ và sinh thường. Tình trạng này thường không quá nghiêm trọng và đáp ứng tốt các biện pháp chữa trị tại nhà kết hợp chăm sóc đúng cách. Trường hợp các triệu chứng mề đay tiến triển nặng nề, kéo dài dai dẳng, bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

The post Nổi mề đay sau sinh: Dấu hiệu, Cách điều trị và phòng ngừa appeared first on Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Lác Đồng Tiền Ở Trẻ Em: Nguy Hiểm, Nguyên Nhân và Cách Chữa

6 Cách Sử Dụng Ngải Cứu Trị Tràn Dịch Khớp Gối

7 Loại Siro Ho Hiệu Quả Cho Người Lớn