Cách dùng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày theo dân gian
Dùng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày là một trong những mẹo dân gian được nhiều người áp dụng và mang lại kết quả tích cực. Các dược tính có trong cây nhọ nồi khá đa dạng và có công dụng cải thiện các triệu chứng bệnh đau dạ dày ở mức độ nhẹ như nóng rát vùng thượng vị, ợ chua, nôn mửa, chướng bụng,…
Công dụng cây nhọ nồi trong chữa đau dạ dày
Đau dạ dày hay đau bao tử là một trong những bệnh tiêu hóa phổ biến ở nhiều đối tượng và nhiều độ tuổi khác nhau. Các triệu chứng bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng đau vùng thượng vị, ợ hơi, ợ nóng, chướng bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa,… Đau dạ dày có thể khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây ra những biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của người bệnh.
Bên cạnh tuân thủ các biện pháp y tế theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, nhiều người bệnh còn tìm đến những bài thuốc dân gian giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh lý gây ra, đồng thời hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc Tây. Trong đó, chữa đau dạ dày bằng cây nhọ nồi là mẹo dân gian được lưu truyền và đánh giá khá cao.
Cây nhọ nồi còn có tên gọi khác là cỏ mức, loài cây này thường mọc hoang tự nhiên. Cây nhọ nồi được ứng dụng nhiều trong nền Y học cổ truyền Trung Quốc và Ấn Độ. Theo đó, nhọ nồi có tính hàn, công dụng cầm máu, thanh nhiệt giải độc, bổ tỳ,… Do đó, thảo dược thường được tận dụng trong điều trị những vấn đề tiêu hóa như đau dạ dày, đại tiện ra máu, xuất huyết dạ dày,…
Trong khi đó, một số nghiên cứu Y học hiện đại cũng nhận thấy, cây nhọ nồi chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng cải thiện các triệu chứng đau dạ dày cùng những biểu hiện khác đi kèm như carotene, vitamin K, flavonozit và tanin. Tác dụng chính của những hoạt chất này trong chữa bệnh đau dạ dày bao gồm:
- Vitamin K: Vitamin này hỗ trợ cầm máu, hỗ trợ phục hồi những vùng niêm mạc dạ dày, tá tràng bị tổn thương và phòng ngừa viêm nhiễm hiệu quả.
- Carotene và Flavonozit: Các hoạt chất này giúp trung hòa lượng axit dạ dày, từ đó cải thiện tình trạng ợ chua, buồn nôn và nôn mửa do bệnh lý gây ra.
- Tanin: Hoạt chất này có trong cây nhọ nồi có tác dụng kháng viêm tự nhiên, bảo vệ vùng niêm mạc dày dày, từ đó ngăn ngừa bệnh lý tiến triển nặng nề.
Cải thiện các triệu chứng đau dạ dày là một trong những mẹo dân gian được áp dụng phổ biến và nhận được phản hồi tích cực. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ phù hợp với những người bị đau dạ dày ở mức độ nhẹ, mới khởi phát. Bên cạnh đó, người bệnh cần áp dụng đồng thời với biện pháp y tế theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa và chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.
Cách dùng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày theo dân gian
Khi cơn đau dạ dày bùng phát kèm theo một số biểu hiện khó chịu do tình trạng tiết axit dạ dày quá mức. Người bệnh có thể tận dụng dược liệu để cải thiện các triệu chứng bệnh lý. Dưới đây là một số cách dùng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày theo dân gian hiệu quả:
1. Dùng nước cốt nhọ nồi chữa đau dạ dày
Dùng nước cốt cây nhọ nồi uống trực tiếp được xem là một trong những mẹo cải thiện các triệu chứng bệnh đau dạ dày đơn giản và mang lại hiệu quả tốt. Với cách này, cơ thể sẽ hấp thu các dược tính có trong dược liệu dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nước cốt của cây nhọ nồi có vị đắng và khá khó uống. Để đảm bảo đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần sử dụng đều đặn mỗi ngày.
Người bị đau dạ dày kèm theo các biểu hiện ợ hơi, khó tiêu, chướng bụng, buồn nôn và nôn mửa có thể dùng lá nhọ nồi để cải thiện như sau:
- Chuẩn bị khoảng 1 nắm lá nhọ nồi, mang đi ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng để loại bỏ các tạp chất, bụi bẩn rồi để ráo.
- Cho dược liệu vào cối giã nát hoặc cho vào cối xay nhuyễn rồi lọc lấy phần nước cốt và bỏ bã
- Chia lượng nước thu được thành 2 phần và uống hết trong ngày
- Áp dụng đều đặn đến khi các triệu chứng bệnh lý thuyên giảm
2. Kết hợp cây nhọ nồi với những dược liệu khác
Bên cạnh cách dùng độc vị, người bệnh cũng có thể kết hợp cây nhọ nồi với một số dược liệu khác. Biện pháp này sẽ giúp tăng hiệu quả cải thiện các triệu chứng bệnh đau dạ dày, hỗ trợ phục hồi tổn thương niêm mạc dạ dày. Những mẹo chữa này có độ lành tính, an toàn cao và dễ thực hiện, bạn có thể áp dụng tại nhà.
Dưới đây là một số bài thuốc kết hợp nhọ nồi và những dược liệu khác cải thiện bệnh lý:
Bài thuốc số 1:
- Chuẩn bị các dược liệu nhọ nồi 50 gam, bạch cập 20 gam, 15 gam cam thảo, 4 quả đại táo
- Các dược liệu sau khi rửa sạch thì cho vào ấm sắc với 1 lít nước
- Đun trên lửa nhỏ đến khi sắc lại còn 300ml thì tắt bếp, lọc lấy phần nước thuốc và bỏ bã
- Chia nước thuốc thành 2 phần và sau bữa ăn trưa và ăn tối khoảng 30 phút
Bài thuốc số 2:
- Chuẩn bị một số vị thuốc cây nhọ nồi, hoa hòe, lá trắc bá, gạo nếp, hương phụ một lượng vừa đủ
- Các dược liệu sau khi rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút để loại bỏ các tạp chất, vi khuẩn thì để ráo
- Cho toàn bộ dược liệu vào ấm cùng với lượng nước phù hợp và đun trên lửa nhỏ
- Đến khi nước thuốc sắc còn 1/3 thì tắt bếp và lọc lấy phần nước, bỏ bã
- Chia lượng nước thu được thành 2 lần uống vào buổi sáng và tối
- Áp dụng đều đặn đến khi các triệu chứng đau bao tử thuyên giảm.
Bài thuốc 3:
- Chuẩn bị một số dược liệu cây nhọ nồi, rễ cây đậu ván, kinh giới, bột sừng trâu, hương phụ một lượng vừa đủ
- Các vị thuốc sau khi ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng thì vớt ra để ráo
- Sau đó cho hương phụ vào chảo sao đến khi có mùi thơm thì tắt bếp
- Cho tất cả dược liệu ấm sắc với 1 lít nước, đun trên nhỏ lửa
- Sau đó lọc lấy phần nước thuốc thu được và chia thành 2 lần uống vào buổi sáng và tối.
Một số lưu ý khi chữa đau dạ dày bằng cây nhọ nồi
Dùng cây nhọ nồi chữa bệnh đau dạ dày theo dân gian được đánh giá có độ an toàn, lành tính, có thể áp dụng tại nhà và hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc Tây. Tuy nhiên, không phải mọi đối tượng đều có thể áp dụng mẹo chữa này. Bên cạnh đó, việc thực hiện không đúng phương pháp có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị và sức khỏe tổng thể.
Để đảm bảo hiệu quả cải thiện bệnh lý cũng như tránh phát sinh rủi ro, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau trong quá trình thực hiện cách chữa này:
- Chữa bệnh đau dạ dày với cây nhọ nồi nói riêng và những bài thuốc dân gian thường phát huy tác dụng chậm hơn so với thuốc tân dược. Đòi hỏi người bệnh áp dụng thường xuyên và đều đặn để cảm nhận hiệu quả cải thiện.
- Dùng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh lý tiến triển ở mức độ nhẹ, mới khởi phát. Nếu tổn thương niêm mạc dạ dày tiến triển ở mức độ nặng, người bệnh cần tiến hành điều trị y tế. Bởi các mẹo chữa dân gian lúc này gần như không mang lại kết quả.
- Cách chữa này không áp dụng với những trường hợp bị đau dạ dày đi kèm với tình trạng sôi bụng, tiêu chảy, viêm đại tràng mãn tính, phụ nữ có thai và đang cho con bú, người quá mãn với các thành phần có trong dược liệu.
- Hiệu quả của mẹo chữa thường không mang tính đồng nhất như các loại thuốc Tây chữa đau dạ dày. Thay vào đó, phụ thuộc nhiều vào yếu tố cơ địa, mức độ các triệu chứng của bệnh lý. Nếu áp dụng đều đặn trong thời gian dài nhưng không nhận thấy chuyển biến tích cực. Người bệnh cần tiến hành thăm khám để được điều trị đúng cách.
- Không dùng cây nhọ nồi chữa bệnh lý nếu đang dùng những loại thuốc chống đồng máu. Bởi dược tính có trong dược liệu có thể làm giảm hiệu quả của thuốc. Đồng thời, người bệnh nên cẩn trọng khi kết hợp với những loại thuốc Tây để hạn chế tình trạng tương tác thuốc.
- Bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị đau dạ, người bệnh cần chú ý xây dựng chế ăn uống hợp lý, khoa học. Tránh dùng những loại thực phẩm tái sống, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, trái cây nhiều acid, chất kích thích, nước có gas,…
- Tuân thủ nguyên tắc ăn chín, uống sôi, ăn đủ bữa, đúng giờ, tránh để bụng quá đói hoặc quá no, ăn chậm nhai kỹ và ưu tiên những món ăn dễ tiêu hóa,…
- Thiết lập chế độ sinh hoạt lành mạnh, tăng cường tập luyện thể dục thể thao, không thức quá khuya sau 11 giờ đêm, tránh căng thẳng thần kinh, áp lực trong thời gian dài,…
Bài viết tổng hợp một số cách dùng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày theo dân gian và một số lưu ý trong quá trình thực hiện. Mẹo chữa này hiện vẫn chưa được kiểm chứng khoa học về độ an toàn cũng như hiệu quả cải thiện các triệu chứng bệnh lý. Để đảm bảo đạt kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.
Có thể bạn quan tâm:
The post Cách dùng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày theo dân gian appeared first on Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc.
Nhận xét
Đăng nhận xét