Các loại thuốc chữa đầy hơi chướng bụng phổ biến nhất

Các loại thuốc chữa đầy hơi chướng bụng phổ biến hiện nay bao gồm nhóm thuốc kháng axit dạ dày, kháng histamin, ức chế bơm proton,…Người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Tránh tình trạng lạm dụng, sử dụng thuốc bừa bãi dễ gặp tác dụng phụ ảnh hưởng kết quả điều trị và gây hại cho sức khỏe.

Đầy hơi chướng bụng nên uống thuốc gì?

Đầy hơi chướng bụng là tình trạng tích tụ khí (gas) bên trong đường tiêu hóa, đặc biệt tại ruột và dạ dày. Nguyên nhân có thể là do người bệnh nuốt nhiều không khí khi ăn hoặc gặp một số vấn đề về tiêu hóa. Lúc này, cơ thể có biểu hiện thoát không khí dư thừa từ đường ruột thông qua miệng, bằng cách tạo ra hiện tượng ợ hơi.

Đầy hơi chướng bụng nên uống thuốc gì?
Người bệnh nên sử dụng thuốc tân dược theo hướng dẫn của bác sĩ

Một số triệu chứng khác đi kèm tình trạng đầy hơi chướng bụng như tức bụng, đau bụng âm ỉ, xì hơi, sôi bụng,…Để điều trị bạn nên tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này. Ngoài thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt, bạn có thể sử dụng thuốc chữa đầy hơi chướng bụng theo hướng dẫn của bác sĩ để nhanh chóng chấm dứt các triệu chứng khó chịu. Nhóm thuốc thường được dùng như:

  • Thuốc kháng axit dạ dày: Tác dụng trung hòa axit dạ dày. Thuốc thường chứa nhôm, magie, dùng điều trị các triệu chứng tức thời. Ngoài ra, thuốc còn giúp nhuận tràng, trị táo bón cho người bệnh.
  • Thuốc kháng histamin H2: Ức chế quá trình bài tiết dư thừa axit trong dạ dày. Thường được chỉ định cho trường hợp bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa.
  • Thuốc ức chế bơm proton PPI: Thuốc có công dụng ức chế enzyme trong dạ dày sản xuất axit quá mức, giảm axit dạ dày. Người bệnh khi dùng có thể gặp phải một vài tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, dị ứng,….Thuốc thường được chỉ định dùng trong thời gian ngắn, liều lượng thấp.
  • Thuốc điều hòa co bóp dạ dày: Chỉ định cho đối tượng gặp vấn đề trong quá trình di chuyển thức ăn từ dạ dày xuống ruột do co bóp kém. Thuốc giúp kích thích hoạt động của nhu động ruột, giảm triệu chứng đầy bụng chướng hơi. Tuy nhiên người dùng có thể bị tiêu chảy, buồn ngủ, mệt mỏi,…khi sử dụng loại thuốc này.
  • Men tiêu hóa: Được chỉ định cho đối tượng tiêu hóa kém. Men tiêu hóa giúp bổ sung men hỗ trợ hoạt động tiêu hóa trong dạ dày.

Sử dụng thuốc theo hướng dẫn được ghi trên bao bì hoặc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị. Không lạm dụng, việc sử dụng quá liều có thể làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe.

Các loại thuốc chữa đầy hơi chướng bụng phổ biến hiện nay

Thuốc chữa đầy hơi chướng bụng thường có tác dụng nhanh chóng. Tuy nhiên người bệnh nên thận trọng trước khi dùng, tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ nhằm đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, bảo đảm an toàn sức khỏe. Tham khảo một số loại phổ biến như:

1. Thuốc chữa đầy hơi chướng bụng Simethicone

Simethicone là thuốc thường được chỉ định cho đối tượng bệnh nhân thừa khí trong ống tiêu hóa, gặp phải các triệu chứng như ợ hơi, đầy bụng, khó chịu dạ dày,…Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân mắc hội chứng dạ dày – tim, hỗ trợ xét nghiệm X quang và một số đối tượng khác.

Các loại thuốc chữa đầy hơi chướng bụng phổ biến hiện nay
Simethicone là thuốc thường được chỉ định cho đối tượng bệnh nhân thừa khí trong ống tiêu hóa

Công dụng chính của thuốc Simethicone là giúp giảm căng phồng niêm mạc bóng hơi bên trong ống tiêu hóa, xẹp các bóng khí. Nhờ đó, ống tiêu hóa có thể tống hơi thừa ra ngoài, giảm tình trạng đầy hơi chướng bụng khó chịu cho người bệnh. Thuốc có dạng dung dịch, viên nén, viên nhai, viên nhộng, nhũ dịch và thuốc nhỏ giọt dùng để uống.

Liều dùng:

  • Với thuốc dạng viên: Người lớn uống 1-2 viên/ngày, không sử dụng quá 12 viên mỗi ngày.
  • Với thuốc dạng lỏng: Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 2 tuổi sử dụng 0,3mg tương ứng với 6 giọt sau khi ăn, không dùng quá 240mg một ngày. Đối với trẻ trên 2 tuổi, dùng từ 0,6mg đến 1,2mg, tương ứng khoảng 12-24 giọt sau khi ăn, cách 6 tiếng dùng một lần, tối đa 480mg. Trẻ trên 12 tuổi và người lớn có thể dùng 40-360mg một ngày, cách mỗi 6 tiếng dùng một lần, tối đa không quá 500mg.

Chống chỉ định: Không dùng thuốc cho đối tượng bị dị ứng hoặc quá mẫn với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.

Tác dụng phụ: Người dùng có thể gặp phải một số phản ứng sau đây trong quá trình sử dụng thuốc Simethicone: Phát ban, ngứa, sưng lưỡi, mặt hoặc cổ họng, chóng mặt, khó thở, ngất xỉu. Thông báo ngay với bác sĩ nếu nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường.

2. Thuốc Kremil-s giảm chướng bụng đầy hơi

Thuốc Kremil-s được chỉ định sử dụng cho người đang bị chướng bụng đầy hơi do các bệnh tiêu hóa như loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày hoặc viêm thực quản. Tác dụng giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu, trong đó có tình trạng đầy hơi sau khi mổ hoặc liên quan đến tình trạng dư thừa axit dạ dày.

Các loại thuốc chữa đầy hơi chướng bụng phổ biến hiện nay
Thuốc Kremil-s được chỉ định sử dụng cho người đang bị chướng bụng đầy hơi

Liều dùng: Người lớn dùng 1-2 viên sau khi ăn khoảng 1 giờ và trước khi ngủ. Có thể dùng khi bị đau, tuy nhiên tối đa không dùng quá 8 viên/ngày. Nhai thuốc trước khi nuốt. Tham khảo ý kiến bác sĩ trong trường hợp dùng cho trẻ em.

Chống chỉ định: Không sử dụng thuốc cho người suy thận hoặc mẫn cảm với thành phần của thuốc. Ngoài ra, tránh dùng thuốc Kremil-s nếu bạn đang bị giảm phosphate huyết thanh, nhuyễn xương, tắc ruột hay hẹp môn vị.

Tác dụng phụ: Người dùng có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình sử dụng Kremil-s như: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón. Một số trường hợp hiếm gặp, người bệnh bị cứng phân, gặp vấn đề về não, sa sút trí tuệ, bị thiếu máu hồng cầu nhỏ,…

3. Pepsan thuốc chữa đầy hơi chướng bụng

Thuốc Pepsan dạng gel được sử dụng cho bệnh nhân gặp tình trạng đầy hơi, chướng bụng, ợ nóng, ợ chua hoặc nóng rát thượng vị. Thuốc có công dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm các triệu chứng khó chịu do các bệnh tiêu hóa gây ra. Thường được chỉ định cho bệnh nhân mắc chứng viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản.

Các loại thuốc chữa đầy hơi chướng bụng phổ biến hiện nay
Thuốc Pepsan dạng gel được sử dụng cho bệnh nhân gặp tình trạng đầy hơi, chướng bụng, ợ nóng, ợ chua,…

Liều dùng: Người lớn sử dụng 1-3 gói mỗi ngày, mỗi lần 1 gói, uống trước khi ăn hoặc khi bị đau. Tham khảo ý kiến bác sĩ về liều dùng phù hợp với tình trạng bệnh lý.

Chống chỉ định: Không sử dụng gel uống Pepsan cho đối tượng mẫn cảm với thành phần của thuốc, trẻ sơ sinh. Thông báo với bác sĩ về bệnh lý đang điều trị để tránh việc sử dụng Pepsan ảnh hưởng đến kết quả điều trị các bệnh khác.

Tác dụng phụ: Người dùng có thể bị phát ban, ngứa da,…trong quá trình sử dụng Pepsan. Khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, bạn nên thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn xử lý.

4. Cải thiện tiêu hóa với thuốc Maalox Plus

Maalox Plus là thuốc được sử dụng điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa. Thành phần chứa hoạt chất Aluminum hrdroxide và Magnesium hydroxide giúp điều trị ngắn hạn và dài hạn các vấn đề viêm loét đường tiêu hóa, giảm co thắt ruột và kích ứng. Bên cạnh đó, thuốc còn được chỉ định cho bệnh nhân bị đầy hơi, chướng bụng khó tiêu, người mắc viêm thực quản, viêm tá tràng,…

Các loại thuốc chữa đầy hơi chướng bụng phổ biến hiện nay
Maalox Plus là thuốc được sử dụng điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa

Liều dùng: Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Liều tham khảo:

  • Người trưởng thành: Uống 1-2 viên sau khi ăn, tối đa không quá 12 viên/ ngày.
  • Người cao tuổi và trẻ em: Dùng thuốc theo liều được bác sĩ chỉ định.

Chống chỉ định: Không dùng Maalox Plus cho người mẫn cảm với thành phần của thuốc, người đang bị suy thận nặng, bệnh nhân bị tắt ruột, hẹp môn vị.

Tác dụng phụ: Một số vấn đề có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc như: Đau đầu, buồn ngủ, phát ban, sưng mặt, môi, cổ họng, chóng mặt, khó thở. Thông báo với bác sĩ nếu nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường.

5. Thuốc Mylenfa II giảm nhanh đầy hơi

Mylenfa II được chỉ định sử dụng ngắn hạn hoặc dài hạn cho đối tượng bệnh nhân mắc viêm loét đường tiêu hóa, tác dụng giảm axit dạ dày. Đồng thời, thuốc còn giúp kích thích hoạt động của dạ dày, giảm co thắt và kích ứng ruột, hỗ trợ điều trị chướng bụng đầy hơi và các triệu chứng tiêu hóa khác.

Các loại thuốc chữa đầy hơi chướng bụng phổ biến hiện nay
Mylenfa II được chỉ định sử dụng ngắn hạn hoặc dài hạn cho đối tượng bệnh nhân mắc các vấn đề về dạ dày, đường ruột

Liều dùng: Người lớn trên 16 tuổi uống 1-2 viên cách 4 giờ một lần trị viêm loét đường tiêu hóa, dùng 1-2 viên sau khi ăn hoặc khi đau do tăng tiết axit dư thừa. Không dùng quá 6 lần mỗi ngày (12 viên). Nhai thuốc kỹ trước khi nuốt.

Chống chỉ định: Không dùng Mylenfa II cho trường hợp dị ứng với thành phần thuốc, người đang bị tắc ruột, hẹp môn vị hoặc suy thận nặng.

Tác dụng phụ: Người bệnh có thể bị rối loạn nhu động ruột, mấy phospho trong quá trình sử dụng thuốc dài ngày hoặc dùng với liều cao. Nguyên nhân là do thuốc Mylenfa II có chứa nhôm.

6. Thuốc Smecta chữa đầy hơi chướng bụng

Thuốc Smecta thường được dùng cho trường hợp người lớn, trẻ em hoặc trẻ nhũ nhi bị tiêu chảy cấp, kết hợp dùng các chất điện giải và bổ sung nước bằng đường uống. Tác dụng điều trị tiêu chảy và một số triệu chứng liên quan đến rối loạn thực quản, dạ dày, tá tràng hoặc ruột. Trong đó có tình trạng đầy hơi chướng bụng.

Các loại thuốc chữa đầy hơi chướng bụng phổ biến hiện nay
Thuốc Smecta trị tiêu chảy và cải thiện các triệu chứng tiêu hóa khác

Liều dùng: Pha thuốc thành hỗn dịch trước khi dùng. Uống thuốc trước bữa ăn đối với trường hợp mắc bệnh liên quan đến thực quản, giữa bữa ăn đối với các bệnh lý khác.

  • Trẻ em dưới 1 tuổi: 3 ngày đầu dùng ngày 2 gói, sau đó giảm xuống 1 gói mỗi ngày.
  • Trẻ em trên 1 tuổi: 3 ngày đầu dùng 4 gói, sau đó giảm xuống 2 gói mỗi ngày.
  • Người lớn: Dùng trung bình 3 gói/ngày, những ngày đầu dùng liều gấp đôi.

Tuân thủ liều dùng của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý dùng hoặc thay đổi liều lượng.

Chống chỉ định: Không sử dụng thuốc Smecta cho đối tượng dị ứng Diosmectite hoặc bất kỳ thành phần nào có trong thuốc, bệnh nhân bị rối loạn dung nạp fructose. Thận trọng trước khi dùng đối với bệnh nhân có tiền sử táo bón nặng.

Tác dụng phụ: Táo bón khi dùng thuốc, điều chỉnh liều dùng hoặc ngưng sử dụng khi cần thiết.

7. Thuốc Metoclopramid cải thiện hệ tiêu hóa

Thuốc Metoclopramid có tác dụng tăng nhu động ruột tá tràng, hỗng tràng, hang vị. Thường bác sĩ chỉ định dùng thuốc cho bệnh nhân ung thư, sau phẫu thuật, đau nửa đầu, tác dụng chống nôn. Ngoài ra, thuốc còn được chỉ định điều trị trường hợp ứ đọng dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản,…gây ra tình trạng đầy hơi chướng bụng.

Các loại thuốc chữa đầy hơi chướng bụng phổ biến hiện nay
Thuốc Metoclopramid có tác dụng tăng nhu động ruột tá tràng, hỗng tràng, hang vị

Liều dùng: Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng:

  • Trẻ em thường được chỉ định dùng dưới dạng siro, uống dựa theo cân nặng 0.1mg/kg/lần, mỗi ngày uống 3 lần trước bữa ăn.
  • Người lớn dùng 10-15mg mỗi ngày, chia thành 3 lần uống, dùng trước khi ăn 30 phút. Dạng tiêm bắp dùng liều 10mg trước khi ăn.

Chống chỉ định: Không sử dụng thuốc Metoclopramid cho bệnh nhân dị ứng với thành phần của thuốc, người bị bệnh động kinh, tắc ruột cơ học, xuất huyết dạ dày, thủng ruột,…

Tác dụng phụ: Người bệnh có thể bị buồn ngủ, yếu có, tiêu chảy, mệt mỏi. Trường hợp ít gặp hơn, người bệnh bị phát ban, buồn nôn, đau đầu, táo bón, khô miệng, trầm cảm. Hoặc một sô tình trạng hiếm gặp khác như tăng, hạ huyết áp, mất bạch cầu hạt, bất ổn nhịp tim, nổi mề đay,…khi dùng thuốc.

8. Giảm triệu chứng khó chịu bằng thuốc Domperidon

Thuốc Domperidon được dùng điều trị các vấn đề đường tiêu hóa nhờ vào tác dụng kích thích nhu động ống tiêu hóa, tăng co thắt tâm vị, mở rộng cơ thắt môn vị sau khi ăn. Tuy nhiên thuốc sẽ không gây ảnh hưởng đến quá trình bài tiết axit trong dạ dày. Thường được chỉ định điều trị triệu chứng như buồn nôn, nôn hoặc các vấn đề tiêu hóa khác.

Các loại thuốc chữa đầy hơi chướng bụng phổ biến hiện nay
Thuốc Domperidon được dùng điều trị các vấn đề đường tiêu hóa

Bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân bị buồn nôn, nôn do viêm dạ dày, viêm đường tiêu hóa, viêm gan, người sau khi phẫu thuật, xạ trị hoặc tình trạng nôn mạn tính ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, thuốc Domperidon còn được dùng cho trường hợp bệnh nhân bị khó tiêu, chướng bụng đầy hơi sau khi ăn.

Liều dùng: Uống thuốc trước khi ăn 30 phút. Người lớn dùng khoảng 10-20mg tương đương 1-2 viên thuốc, uống 2-3 lần/ngày. Trẻ em và trẻ nhũ nhi uống với liều 0,2-0,4mg/kg, mỗi ngày dùng 2-3 lần theo hướng dẫn của bác sĩ.

Chống chỉ định: Không dùng thuốc trong trường hợp mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc. Không nên dùng khi cơ hiện thượng xuyết huyết tiêu hóa, tắc ruột, thủng ruột.

Tác dụng phụ: Người bệnh có thể bị khô miệng, đỏ da, đa đầu, tiêu chảy, bồn chồn, phản ứng ngoại tháp, vô linh, buồn ngủ,…sau khi dùng thuốc.

9. Dùng thuốc Cisaprid chữa đầy hơi chướng bụng

Thuốc Cisaprid là một trong các dạng thuốc kích thích vận động cơ trơn, có cấu trúc tương tự như Metoclopramid. Bác sĩ thường chỉ định thuốc cho trường hợp bệnh nhân bị ợ nóng vào ban đêm hoặc bệnh tiêu hóa như viêm thực quản, trào ngược thực quản, bệnh nhân bị táo món mạn tính, rối loạn tiêu hóa chức năng, đầy hơi chướng bụng.

Các loại thuốc chữa đầy hơi chướng bụng phổ biến hiện nay
Thuốc Cisaprid là một trong các dạng thuốc kích thích vận động cơ trơn

Liều dùng: 

  • Người lớn sử dụng khoảng 10-20mg mỗi ngày, chia thành 2-3 lần uống. Tùy vào bệnh lý đang gặp phải bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh sử dụng liều dùng phù hợp.
  • Thuốc có thể sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tuy nhiên bố mẹ chỉ nên cho trẻ dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Chống chỉ định: Không sử dụng thuốc cho người quá mẫn với thành phần của thuốc. Ngoài ra, Cisaprid không phù hợp cho bệnh nhân bị tắc cơ học đường tiêu hóa, xuất huyết tiêu hóa, suy đa tạng, bệnh phổi, tiền sử rối loạn nhịp thất, rối loạn điện giải,…và các vấn đề khác. Thông báo với bác sĩ các bệnh lý đang gặp phải để được cân nhắc trước khi dùng thuốc.

Tác dụng phụ: Người bệnh có thể gặp phải một vài tác dụng phụ không mong muốn như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Một số trường hợp hiếm gặp, người bệnh bị phản ứng đỏ da, ngứa, sưng, tăng men gan, tiểu thường xuyên,…Thông báo với bác sĩ khi nhận thấy các biểu hiện bất thường trong quá trình dùng thuốc để được hỗ trợ khắc phục sớm.

10. Sử dụng thuốc Alka-seltzer

Thuốc Alka-seltzer là một dạng thuốc kháng axit được sử dụng cho đối tượng bệnh nhân bị dư axit dạ dày gặp triệu chứng ợ hơi, khó tiêu, chướng bụng đầy hơi, rối loạn tiêu hóa,…Bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc cho đối tượng gặp các vấn đề về tiêu hóa, ổn định hoạt động dạ dày và đường ruột.

Các loại thuốc chữa đầy hơi chướng bụng phổ biến hiện nay
Thuốc Alka-seltzer kháng axit được sử dụng cho đối tượng bệnh nhân bị dư axit dạ dày

Liều dùng: Hòa tan thuốc trong nước lọc trước khi dùng, không dùng chung thuốc với sữa hoặc nước ép trái cây, cũng như bất kỳ thức uống nào khác.

  • Người lớn dùng 1-2 viên cách 4 tiếng một lần, không dùng quá 8 viên trong ngày.
  • Trẻ em 6-12 tuổi dùng 1 viên cách 6 tiếng một lần, không dùng quá 6 viên trong ngày.

Chống chỉ định: Không sử dụng cho người dị ứng với thành phần của thuốc, người có thể trạng dễ xuất huyết, đang bị loét dạ dày hoặc trẻ em dưới 1 tuổi. Thông báo trước với bác sĩ các bệnh lý đang gặp phải hoặc tiền sử bệnh lý, dị ứng để bác sĩ cân nhắc thuốc điều trị phù hợp.

Tác dụng phụ: Người bệnh có thể bị táo bón, ợ hơi, xuất huyết dạ dày, buồn nôn, chán ăn, khát nước, mệt mỏi,…sau khi dùng thuốc. Một số trường hợp hiếm gặp cần chăm sóc y tế khác như phát ban, sưng lưỡi, cổ họng, mặt, khó thở và chóng mặt.

11. Thuốc hỗ trợ trị đầy bụng Carbophos

Thuốc Carbophos được dùng trong điều trị chứng đầy hơi chướng bụng, rối loạn tiêu hóa,…Bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc cho trường hợp bệnh nhân mắc bệnh đường ruột, đại tràng và những người thường xuyên bị đầy bụng, khó tiêu, ợ chua,…

Các loại thuốc chữa đầy hơi chướng bụng phổ biến hiện nay
Thuốc Carbophos được dùng trong điều trị chứng đầy hơi chướng bụng, rối loạn tiêu hóa

Liều dùng:

  • Người lớn sử dụng mỗi ngày 4 lần, mỗi lần 1-2 viên.
  • Trẻ em dưới 15 tuổi uống ngày 3 lần, mỗi lần 1/2 viên.

Chống chỉ định: Không dùng Carbophos cho người quá mẫn với thành phần của thuốc, người bị bệnh tiểu đường, sỏi thận.

Tác dụng phụ: Người bệnh có thể bị chóng mặt, buồn nôn, canxi huyết,…hoặc một số phản ứng không mong muốn khác khi dùng thuốc. Thông báo với bác sĩ biểu hiện bất thường gặp phải để được hướng dẫn xử lý.

Trên đây là một số thuốc chữa đầy hơi chướng bụng, bạn đọc có thể tham khảo. Khuyến cáo người bệnh nên thăm khám trước khi dùng thuốc. Đồng thời, tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc chữa đầy hơi chướng bụng

Sử dụng thuốc chữa đầy hơi chướng bụng mang lại hiệu quả nhanh, tuy nhiên cũng tiềm ẩn rủi ro gây tác dụng phụ. Bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây để việc điều trị diễn ra thuận lợi, an toàn và hiệu quả:

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc chữa đầy hơi chướng bụng
Thăm khám bác sĩ và tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc về liều dùng và thời gian điều trị
  • Tuân thủ liều dùng được bác sĩ chỉ định, không tự ý ngưng, tăng liều lượng khi chưa được bác sĩ hướng dẫn. Việc dùng quá liều, sai thuốc có thể gây ra các phản ứng phụ ảnh hưởng sức khỏe và kết quả điều trị bệnh.
  • Thông báo với bác sĩ về tiểu sử dị ứng và các bệnh lý đã và đang mắc phải. Bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn thuốc điều trị phù hợp cho người bệnh. Phòng tránh nguy cơ gây tương tác thuốc hoặc các phản ứng quá mẫn ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
  • Kết hợp điều trị bằng thuốc và thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống để sớm phục hồi hoạt động tiêu hóa, tránh các biến chứng gây hại.
  • Thăm khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi mức độ phục hồi và diễn biến bệnh tiêu hóa. Người bệnh nên thông báo ngay khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường để được hỗ trợ xử lý sớm.

Thuốc chữa đầy hơi chướng bụng mang lại tác dụng nhanh, giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Tránh tình trạng tự ý mua và sử dụng thuốc bừa bãi có thể gặp tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

The post Các loại thuốc chữa đầy hơi chướng bụng phổ biến nhất appeared first on Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dược Liệu Đinh Hương - Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ Chữa Viêm: Hỗ Trợ Cân Bằng và Sức Khỏe Vùng Kín

Hướng Dẫn Sử Dụng Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ Đúng Cách và Hiệu Quả Nhất