Trào ngược dạ dày gây viêm họng hôi miệng: Nguyên nhân và Cách chữa
Trào ngược dạ dày gây viêm họng hôi miệng là vấn đề mà các bệnh nhân thường xuyên gặp phải nhưng đâu là nguyên nhân của tình trạng này và nên điều trị ra sao thì không phải ai cũng biết? Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả hiểu hơn về mối liên quan giữa viêm họng và trào ngược dạ dày cũng như cách chữa chứng bệnh này.
Trào ngược dạ dày gây viêm họng hôi miệng do đâu?
Trào ngược dạ dày có gây viêm họng không? Thống kê cho thấy 70% những người bị trào ngược dạ dày có các bệnh lý liên quan tới cổ họng. Để biết được tại sao trào ngược dạ dày lại gây viêm họng hôi miệng, trước hết chúng ta cần hiểu được bản chất của căn bệnh này.
Trào ngược dạ dày là tình trạng dịch vị dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản do cơ thắt thực quản dưới hoạt động không hiệu quả. Dịch vị đem theo axit, pepsin, các chất dịch và vi khuẩn có hại lên tới thực quản và xâm nhập vào miệng. Enzym pepsin lúc này sẽ phá hủy chất nhầy bảo vệ niêm mạc họng và thực quản, tạo điều kiện thuận lợi cho axit và các chất dịch tấn công lớp niêm mạc và gây ra viêm nhiễm.
Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày rất dễ gặp phải tình trạng viêm họng hôi miệng do môi trường ở vùng miệng và thực quản rất khác với môi trường dạ dày. Lớp niêm mạc của các cơ quan này vì thế dễ bị tổn thương hơn trước sự tấn công của axit và vi khuẩn có hại trong dịch vị. Trào ngược dạ dày gây viêm họng hạt, viêm họng hôi miệng, viêm phế quản, viêm thanh quản đều không hiếm gặp. Thậm chí trào ngược dạ dày kéo dài còn có thể gây ra viêm phổi và các biến chứng nguy hiểm khác cho thực quản.
Bằng những dấu hiệu bệnh lý, chúng ta có thể cơ bản xác định được trào ngược dạ dày có phải là nguyên nhân gây viêm họng không. Nếu bị viêm họng thông thường, người bệnh sẽ chỉ có các triệu chứng ho, sưng tấy, khô và đau rát cổ họng. Viêm họng do trào ngược dạ dày thì có các biểu hiện khác như nóng rát vùng ngực, cảm giác cổ họng bị thắt chặt, ho khan và thường đi kèm hôi miệng. Bệnh nhân tốt nhất nên đi khám để xác định chính xác nguyên gây bệnh. Nếu đau họng do trào ngược dạ dày thì cần điều trị tình trạng trào ngược để cải thiện đau họng.
Điều trị trào ngược dạ dày gây viêm họng hôi miệng như thế nào?
Có nhiều phương pháp mà người bệnh có thể sử dụng để điều trị trào ngược dạ dày. Nếu bệnh ở mức nhẹ thì có thể dùng các mẹo chữa dân gian để cải thiện, trong trường hợp bệnh nặng thì cần dùng thuốc đặc trị. Bất luận dùng phương pháp nào, điều trị bằng Đông y hay Tây y, người bệnh cũng cần kết hợp với một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh mới có thể chữa trị hiệu quả và triệt để trào ngược dạ dày đau họng.
Chữa trào ngược dạ dày gây viêm họng hôi miệng bằng thuốc Tây
Hiện nay, điều trị trào ngược dạ dày bằng thuốc Tây đang là biện pháp được sử dụng phổ biến nhất. Bệnh nhân cần dùng thuốc theo đơn kê của bác sĩ. Các loại thuốc chữa trào ngược dạ dày thông dụng bao gồm:
- Thuốc kháng axit: thuốc có tác dụng trung hòa axit dạ dày dư thừa, hiệu quả trong cắt cơn đau và điều trị triệu chứng.
- Thuốc có tác dụng giảm tiết axit dạ dày: bao gồm thuốc kháng histamin H2 và thuốc ức chế bơm proton.
- Thuốc điều hòa nhu động: thuốc này có tác dụng điều hòa hoạt động của hệ tiêu hóa, đồng thời tăng áp lực để cơ thắt thực quản dưới hoạt động hiệu quả, hạn chế tình trạng axit dạ dày trào ngược lên thực quản.
Dùng thuốc Tây có thể đem lại kết quả điều trị nhanh chóng, tuy nhiên hiệu quả không lâu dài vì không khắc phục được tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, điều trị bằng thuốc Tây thường có nhiều tác dụng phụ; sử dụng trong thời gian dài dễ gây nhờn thuốc, không tốt cho sức khỏe. Vì vậy mà rất nhiều người bệnh hiện nay đang chuyển hướng sang chữa bệnh bằng Đông y.
Dùng thuốc Đông y chữa trào ngược dạ dày
Mặc dù cho tác dụng chậm hơn, nhưng chữa trào ngược dạ dày bằng thuốc Đông y có rất nhiều ưu điểm so với điều trị bằng Tây y. Sử dụng thuốc Đông y trước hết an toàn cho sức khỏe, ít gây tác dụng phụ. Đây cũng là biện pháp có thể điều trị tận gốc bệnh trào ngược dạ dày thực quản, ngoài ra còn giúp bồi bổ sức khỏe và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Chính vì vậy mà mặc dù y học hiện đại ngày nay rất phát triển nhưng chữa bệnh bằng Đông y vẫn luôn có chỗ đứng riêng.
Thị trường thuốc Đông y chữa trào ngược dạ dày hiện nay rất sôi động, thật giả lẫn lộn nên gây nhiều khó khăn cho những người bệnh mong muốn chữa trị bằng Đông y. Tuy nhiên, các bệnh nhân bị trào ngược dạ dày cũng không nên quá hoang mang, vẫn có rất nhiều sản phẩm thuốc Đông y uy tín được phân phối rộng rãi trên thị trường mà điển hình là bài thuốc Sơ can Bình vị tán của Trung tâm Thuốc dân tộc.
Sơ can Bình vị tán là bài thuốc Đông y đặc trị bệnh dạ dày đã trải qua quá trình nghiên cứu lâu dài, được Bộ Y tế kiểm định và cấp phép lưu hành nên người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng sản phẩm. Bài thuốc Sơ can Bình vị tán có hiệu quả cao trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản nhờ các công dụng sau:
- Giải độc, sát trùng, thanh nhiệt cơ thể.
- Kiểm soát cơn trào ngược dạ dày và cải thiện các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, đầy bụng.
- Khôi phục tỳ và vị; làm lành những vết thương và tạo lớp màng bảo vệ cho niêm mạc dạ dày để phòng chống bệnh tái phát.
- Ức chế và tiêu diệt vi khuẩn Hp gây hại cho dạ dày.
- Bồi bổ cơ thể giúp người bệnh có sức khỏe và khả năng miễn dịch tốt hơn.
Chỉ mất từ 1-3 tháng với một liệu trình điều trị bằng Sơ can Bình vị tán, bệnh nhân có thể chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh trào ngược dạ dày. Dù không mất quá nhiều thời gian nhưng hiệu quả lại lâu dài và bền vững. Người bệnh sẽ không cần lo lắng về tình trạng trào ngược dạ dày dẫn đến viêm họng vô cùng phiền toái nữa.
Dùng mẹo dân gian để chữa trào ngược dạ dày gây viêm họng hôi miệng
Nếu bệnh ở mức nhẹ, sử dụng các mẹo dân gian có thể giúp bệnh nhân khắc phục tình trạng trào ngược dạ dày gây viêm họng hôi miệng hiệu quả.
Để cải thiện nhanh vấn đề hôi miệng do trào ngược dạ dày, người bệnh có thể sử dụng một số loại thảo mộc tự nhiên sau:
- Lá bạc hà: nhai và nuốt lá bạc hà tươi có tác dụng thông họng, giúp hơi thở thơm mát hơn.
- Gừng: dùng nước gừng súc miệng là một cách làm khác để giảm hôi miệng. Người bệnh chỉ cần đun sôi nước với gừng thái lát mỏng, sau đó để nguội và dùng súc miệng 3-4 lần/ngày.
- Chanh: súc miệng bằng nước muối pha với chanh 2 lần mỗi ngày giúp khắc phục hôi miệng hiệu quả. Ngoài ra, nhai và nuốt vỏ chanh trực tiếp còn có tác dụng làm sạch vi khuẩn gây hại trong khoang miệng và đường ruột.
- Cam thảo: bệnh nhân có thể nhai và nuốt cam thảo trực tiếp hoặc đun nước uống. Sử dụng cam thảo không chỉ giúp giảm hôi miệng mà còn tốt cho việc cải thiện chứng trào ngược dạ dày.
Một số mẹo dân gian chữa trào ngược dạ dày:
- Sử dụng nghệ mật ong: pha tinh bột nghệ và mật ong với nước ấm hoặc chế biến nghệ mật ong thành viên hoàn rồi bảo quản dùng dần. Hai cách này đều đem lại hiệu quả rất cao trong điều trị trào ngược dạ dày.
- Sử dụng lá mơ lông: lá mơ lông cũng là một loại thảo dược tự nhiên hỗ trợ tốt cho việc điều trị trào ngược dạ dày. Hai cách sử dụng lá mơ lông đơn giản nhất là rửa sạch, ăn trực tiếp hoặc giã nát rồi vắt lấy nước uống.
- Sử dụng lá trầu không: dùng lá trầu không có tác dụng tốt trong việc cải thiện chứng trào ngược dạ dày. Bệnh nhân có thể sử dụng lá trầu bằng cách ăn sống hoặc đun lấy nước uống đều hiệu quả.
Điều chỉnh chế độ ăn và lối sống
Một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng trào ngược dạ dày là do thói quen ăn uống và sinh hoạt không điều độ. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn và lối sống luôn có ý nghĩa quan trọng giúp bệnh nhân nhanh chóng chữa khỏi căn bệnh phiền toái này.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý:
- Tăng cường các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa nói chung và hoạt động của dạ dày nói riêng. Chế độ ăn của người bị trào ngược dạ dày nên thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm như thịt nạc, cá, trứng, quả bơ, chuối, táo, khoai lang, cà rốt, rau mồng tơi, súp lơ…
- Hạn chế các loại thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa, bao gồm thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm chua cay và thực phẩm có chứa chất kích thích.
- Uống nhiều nước (2-3 lít mỗi ngày) để hỗ trợ trung hòa axit dạ dày, đồng thời cải thiện tình trạng hôi miệng.
- Không dùng thức ăn hoặc đồ uống quá nóng hay quá lạnh gây kích thích cổ họng và niêm mạc dạ dày thực quản.
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt:
- Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày (khoảng 4 bữa) để giảm gánh nặng cho dạ dày. Đồng thời, tạo thói quen ăn đúng bữa, đúng giờ để hệ tiêu hoá hoạt động hiệu quả nhất.
- Ăn chậm, nhai kỹ và tuyệt đối không nên đi nằm ngay sau khi ăn, đây là thói quen xấu khiến tình trạng trào ngược dạ dày tăng nặng.
- Nên đi ngủ sớm, đúng giờ và kê cao gối đầu để tránh bị trào ngược dạ dày khi ngủ.
- Tạo thói quen tập luyện thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe.
- Sắp xếp thời gian vui chơi và thư giãn với các hoạt động yêu thích để giữ cân bằng và giải tỏa những áp lực và căng thẳng trong cuộc sống.
Trào ngược dạ dày gây viêm họng hôi miệng là tình trạng khá phổ biến. Không quá khó để khắc phục vấn đề này nhưng người bệnh không nên coi thường. Tốt nhất nên đi khám ngay từ khi bệnh mới khởi phát để xác định nguyên nhân và áp dụng biện pháp điều trị phù hợp. Điều này sẽ giúp chứng viêm họng hôi miệng và cả căn bệnh trào ngược dạ dày nhanh chóng được đẩy lùi.
The post Trào ngược dạ dày gây viêm họng hôi miệng: Nguyên nhân và Cách chữa appeared first on Viện Y Dược cổ truyền dân tộc.
Nhận xét
Đăng nhận xét